Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021

Lỗ hổng lớn bí ẩn trong ‘cây gia đình’ của biến thể Omicron

- 0 nhận xét

 THU HẰNG ,   THEO BÁO TIN TỨC 19 PHÚT TRƯỚC

Làm thế nào Omicron lại tạo ra rất nhiều đột biến trên các protein gai của nó, mà không có bất kỳ bước tiến hóa trung gian nào thông qua các biến thể khác?

Vắc-xin Sputnik V có hiệu quả tích cực với biến thể Omicron 

Hủy gần hết các buổi tụ tập cuối năm vì nhiều bạn thân thành F0, Bill Gates dự đoán: Omicron sẽ sớm “có mặt ở mọi quốc gia”! 

Tổng thống Nga tuyên bố Sputnik-V hiệu quả chống lại chủng Omicron 

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, biến thể Omicron hiện là biến chủng COVID-19 chiếm ưu thế ở Mỹ. Gần 3/4 trường hợp nhiễm mới là do biến chủng này - tăng gấp 6 lần so với mức nhiễm Omicron vào tuần trước, trong chỉ mới một tháng trước nước Mỹ ghi nhận ca Omicron đầu tiên.


Các nhà khoa học đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc tìm hiểu nguồn gốc và sự lây lan của COVID-19, nhưng đó lại là một phần nguyên nhân khiến biến thể Omicron gây bất ngờ: nguồn gốc của nó rất khó hiểu, vì nó không bắt nguồn từ các chủng nổi bật khác gần đây như biến thể Delta. Sự nhầm lẫn xung quanh nguồn gốc của biến thể mới này tạo ra nhiều rào cản hơn trong việc điều trị nó.


Ngoài khả năng lây truyền cực kỳ nhanh, biến thể Omicron còn đáng sợ là bởi nó có 30 đột biến nằm gần protein gai, là những phần lồi giống như cái gai trên hình cầu trung tâm của virus SARS-CoV-2. Do các vaccine công nghệ mRNA hiện có được thiết kế để huấn luyện hệ miễn dịch nhận ra những gai đó là kẻ xâm nhập, các đột biến trên các protein gai có thể giúp virus biến thể Omicron tránh được nỗ lực tự vệ của cơ thể và có thể tránh được một phần khả năng miễn dịch dựa trên vaccine hiện có.


Vậy làm thế nào mà Omicron lại tạo ra rất nhiều đột biến trên các protein gai của nó, mà không có bất kỳ bước tiến hóa trung gian nào thông qua các biến thể khác? Các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết về việc điều đó đã xảy ra như thế nào, mặc dù không có giả thuyết nào có thể giúp trấn an.


Đầu tiên, cần lưu ý rằng chúng ta đều biết trước các đột biến sẽ xảy ra với một loại virus, ở mức độ nào đó. Khi SARS-CoV-2 bị đánh bại bởi hệ miễn dịch của con người và tấm khiên vaccine do chúng ta tạo ra, các virus sống sót có xu hướng trở thành những virus đột biến để ngăn chặn nỗ lực miễn dịch của con người. Những kẻ sống sót sau đó sẽ truyền những đặc điểm đó cho các virus con cái mà nó tạo ra thông qua quá trình sao chép. Nhờ công nghệ di truyền, các nhà nghiên cứu đã có thể nghiên cứu những chủng đột biến đó và tìm hiểu về "cây gia đình" của SARS-CoV-2, hay mối quan hệ giữa tất cả các biến thể có nguồn gốc liên quan đến nhau.



- Ảnh 1.


Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại Mỹ. Ảnh: AP


Và đây là nơi chuyện kỳ lạ xảy ra. Có một lỗ hổng lớn trên dòng thời gian tiến triển của biến thể Omicron.


Thông thường các đặc điểm trình tự trong bộ gien của bất kỳ virus nào cũng có thể được khớp trong cơ sở dữ liệu với các chủng khác để các chuyên gia có thể suy ra nguồn gốc của chúng. Các nhà khoa học lần theo những “cây gia đình” này để tìm hiểu thêm về nguồn gốc của một loại virus, và với hy vọng rằng thông tin này sẽ giúp họ đánh bại nó. Tuy nhiên, các trình tự nhận dạng gần đây nhất trên bộ gien của biến thể Omicron lại bắt nguồn từ hơn một năm trước, từ giữa năm 2020. Điều này có nghĩa là các nhà khoa học không thể liên kết nó với các chủng hiện đang hoạt động. Tuy nhiên, họ biết chắc chắn rằng chủng Omicron rất khác với chủng SARS-CoV-2 ban đầu đã càn quét cả thế giới vào đầu năm 2020.


Vậy điều gì giải thích cho lỗ hổng đó? Biến thể Omicron đến từ đâu?


Một giả thuyết cho rằng Omicron đã phát triển ở một bệnh nhân COVID-19 bị suy giảm miễn dịch. Mặc dù không có bằng chứng trực tiếp cho thấy điều này đã xảy ra, nhưng các nhà khoa học biết rằng virú có thể trở nên mạnh hơn trong cơ thể của một người có hệ miễn dịch kém, bởi vì chúng lưu hành lâu hơn - tiếp tục biến đổi khi chúng trốn tránh hệ miễn dịch suy yếu của bệnh nhân. Một loại virus lưu hành nhiều tháng trong cơ thể của một bệnh nhân suy giảm miễn dịch có thể phát triển các kỹ năng sống sót vượt trội bằng cách tạo dựng khả năng phòng thủ chống lại các kháng thể của con người.


Tất nhiên, đây chỉ là những lý thuyết - người ta chưa chứng minh được rằng omicron có nguồn gốc từ một bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Những nghiên cứu và lý thuyết này chỉ đơn thuần chứng minh rằng một sự phát triển như vậy có thể đã xảy ra.


Tiến sĩ William Haseltine - một nhà sinh vật học nổi tiếng với trong cuộc chiến chống đại dịch HIV / AIDS và hiện là Chủ tịch Tổ chức y tế toàn cầu Access Health International Haseltine, đề cập đến khả năng được thảo luận nhiều tiếp theo. Đó là biến thể Omicron xuất hiện từ một quá trình được gọi là chứng nhảy ngược từ động vật - tức là một tình huống trong đó một loại virus có nguồn gốc từ động vật khác nhảy sang người, sau đó quay trở lại động vật, và sau đó nhảy trở lại con người một lần nữa. Đại dịch COVID-19 bắt nguồn từ bước đầu tiên của quá trình đó (nhảy từ động vật, có thể là dơi hoặc tê tê sang người), và giả thuyết cho rằng virus này bằng cách nào đó đã nhảy từ người sang động vật và sau đó lây trở lại con người.


- Ảnh 2.


Hình ảnh virus SARS-CoV-2 dưới kính hiển vi.


Tuy nhiên, Trevor Bedford, một nhà virus học, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle, nói rằng ông nghi ngờ biến thể Omicron bắt nguồn ở động vật vì ông không thấy vật liệu di truyền còn sót lại từ những con vật đó trong bộ gien của nó, mà thay vào đó là sự chèn RNA của con người. Điều này "cho thấy rằng nó đã tiến hóa ở người."


Đáp lại, Tiến sĩ Haseltine đã viết cho tờ Forbes rằng giả thuyết này "hoàn toàn hợp lý và thực sự có thể xảy ra”. Chỉ ra số lượng đa dạng các loài động vật đã bị nhiễm COVID-19, ông lưu ý rằng sự chuyển giao kép như vậy giữa các loài đã được quan sát trước đây, dẫn đến một đột biến mới trong protein gai.


Giáo sư Bedford lại suy đoán rằng nguồn gốc bí ẩn của biến thể Omicron có thể được giải thích đơn giản bằng nguồn gốc không rõ của nó. Nhiều nơi trên hành tinh nơi COVID-19 được giám sát không đầy đủ, đặc biệt là ở Nam Phi (nơi Omicron lần đầu tiên được phát hiện), do đó, một chủng tràn lan có thể đã phát triển nhiều lần ở một trong những khu vực đó mà không bị phát hiện - ít nhất cho đến khi nó chưa lan ra ngoài khu vực.


Mặc dù biến thể Omicron dễ lây truyền hơn các chủng SARS-CoV-2 khác, nhưng dường như nó vẫn chưa gây tử vong nhiều hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng nó sẽ áp đảo hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ vì lây nhiễm cho rất nhiều người, trong đó có một số người chắc chắn sẽ bị bệnh nặng.

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2021

Những điều cần biết về liều vaccine Covid-19 tăng cường

- 0 nhận xét

Liều vaccine Covid-19 tăng cường phát huy tác dụng ngay sau tiêm, có thể bảo vệ người dùng trước biến chủng, phản ứng phụ không nghiêm trọng và hiệu quả hơn khi tiêm trộn.


Trong bối cảnh Omicron lay lan nhanh chóng, giới chức y tế nhiều nước hối thúc người dân tiêm liều tăng cường để nâng cao khả năng phòng vệ. Nghiên cứu của Israel và Mỹ cho thấy khả năng miễn dịch từ vaccine sẽ suy yếu sau 6 đến 8 tháng. Điều này đặc biệt đáng lo ngại khi Omicron lây lan ngày càng rộng.


Liều tăng cường có hiệu quả trước biến chủng Omicron?


Dù còn nhiều tranh luận, các nhà khoa học hầu hết đồng ý liều tăng cường đủ sức bảo vệ người dùng trước các biến chủng.


Omicron mang hơn 50 đột biến gene, khoảng 30 trong đó là ở protein gai nằm trên bề mặt virus. Những thay đổi này giúp virus vượt qua kháng thể, song chúng không né được vaccine hoàn toàn.


Hệ miễn dịch của con người có nhiều tuyến phòng thủ. Sau các tế bào bạch cầu và kháng thể trung hòa, virus đối mặt tế bào B và tế bào T. Những chiến binh này tìm kiếm, ghi nhớ và tiêu diệt những tế bào nhiễm bệnh.


Các thử nghiệm sơ bộ từ Pfizer và Moderna đều hứa hẹn. Liều tăng cường cung cấp nhiều kháng thể trung hòa hơn để chống lại virus. Liều ba vaccine Pfizer giúp tăng lượng kháng thể lên 25 lần, nâng mức bảo vệ chống biến chủng lên 95%, hiệu quả tương đương hai liều đầu tiên trước chủng virus gốc.


Liều tăng cường vaccine Moderna cũng cải thiện khả năng trung hòa biến chủng Omicron so với hai mũi trước đó. Nghiên cứu của hãng cho thấy kháng thể trong máu các tình nguyện viên được tiêm liều tăng cường có thể ngăn ngừa cả Omicron và Delta. Mũi vaccine tăng cường có công thức giống với hai mũi đầu tiên. Song vaccine Moderna mũi nhắc lại chỉ được tiêm nửa liều.


Không có loại vaccine nào hiệu quả 100%. Nhiều người vẫn nhiễm nCoV sau khi tiêm chủng. Nếu điều này xảy ra, hệ miễn dịch của bệnh nhân tiếp tục hoạt động để loại bỏ virus. Đây là lý do tại sao người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc tiêm mũi tăng cường có nguy cơ chuyển nặng, nhập viện thấp hơn.


Có vaccine tăng cường dành riêng cho Omicron?


Kể từ khi Omicron xuất hiện, các hãng dược nhanh chóng nghiên cứu điều chỉnh vaccine hiện có hoặc phát triển loại vaccine dành cho biến chủng. Song còn quá sớm để biết liệu nó có cần thiết hay không.


Các báo cáo sơ bộ cho thấy Omicron lây lan nhanh, nhưng triệu chứng ít nghiêm trọng. Dù vậy, biến chủng mới được phát hiện vài tuần. Các nhà khoa học sẽ cần từ ba đến 4 tháng để phát triển loại vaccine cho biến chủng và xác định thời gian tiêm. Theo các chuyên gia, chiến lược tốt nhất là tiêm liều tăng cường sẵn có.



Một người phụ nữ được tiêm liều thứ ba vaccine Pfizer tại hiệu thuốc ở Schwenksville, Pennsylvania, Mỹ, ngày 14/8. Ảnh: Reuters

Một người phụ nữ được tiêm liều thứ ba vaccine Pfizer tại hiệu thuốc ở Schwenksville, Pennsylvania, Mỹ, ngày 14/8. Ảnh: Reuters


Người đã nhiễm nCoV có cần tiêm liều tăng cường?


Các chuyên gia thế giới khuyến nghị tiêm liều vaccine tăng cường với cả người từng mắc Covid-19. Dữ liệu ban đầu của Nam Phi cho thấy các kháng thể từ nhiễm bệnh tự nhiên không đủ để ngăn chặn biến chủng Omicron một cách nhất quán.


Các nhà khoa học Nam Phi ngày 3/12 cho biết nguy cơ tái nhiễm biến chủng Omicron cao gấp ba lần so với Delta hoặc Beta.


Theo khuyến nghị của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), người nhiễm nCoV gần đây nên chờ khoảng 4 tuần sau khi âm tính mới tiêm liều tăng cường. Người đã điều trị kháng thể đơn dòng cần đợi 90 ngày.


Thời điểm tiêm liều tăng cường


CDC Mỹ hôm 30/11 nâng cao khuyến nghị về liều vaccine tăng cường, khẳng định "người dân từ 18 tuổi trở lên nên tiêm mũi nhắc lại" 6 tháng sau khi tiêm vaccine Moderna, Pfizer/BioNTech, hoặc hai tháng đối với vaccine Johnson & Johnson.


Sau tiêm bao lâu liều tăng cường phát huy tác dụng?


Cơ thể người sinh miễn dịch trong khoảng một tuần đến 10 ngày sau khi tiêm liều vaccine đầu tiên. Song liều vaccine tăng cường sẽ phát huy tác dụng chỉ sau vài ngày.


Ở người đã tiêm đủ hai liều vaccine, hệ miễn dịch hoạt động mạnh ngay sau khi phát hiện virus. Quá trình này tương tự khi tiêm liều tăng cường. Vì đã làm quen với mầm bệnh trước đó, cơ thể sản sinh kháng thể nhanh hơn nhiều trong liều thứ ba (với vaccine Pfizer, Moderna) và liều thứ hai (với vaccine Johnson & Johnson). Sau khi tiêm nhắc lại, hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ từ 10 đến 14 ngày tiếp theo. Vì vậy, chuyên gia khuyến nghị cộng đồng tiêm chủng càng sớm càng tốt.


Tác dụng phụ khi tiêm vaccine tăng cường


Phản ứng phụ sau tiêm vaccine tăng cường giống với hai liều đầu tiên. Người dùng chủ yếu bị đau nhức vùng tiêm, triệu chứng nhẹ đến trung bình, CDC cho biết.


Một khảo sát từ Israel cho thấy 88% người tiêm liều thứ ba vaccine Pfizer có cảm giác "tương tự hoặc tốt hơn" so với liều hai. Khoảng một phần ba trong đó báo cáo tác dụng phụ, phổ biến nhất là đau bắp tay. Chỉ 1% phải đến gặp bác sĩ vì các biểu hiện nghiêm trọng hơn.


Tiêm trộn vaccine trong liều tăng cường


Cơ quan quản lý và hầu hết chuyên gia trên thế giới ủng hộ tiêm trộn vaccine Covid-19. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) gần đây cho phép kết hợp một trong ba loại vaccine Covid-19 là Pfizer, Moderna hoặc Johnson & Johnson bất kể hai liều đầu tiên là gì.


Một nghiên cứu gần đây ở Anh đăng trên tạp chí Lancet cho thấy với những người tiêm mũi cơ bản bằng vaccine AstraZeneca hay Pfizer, mũi tăng cường sau mũi 2 (từ 10 đến 12 tuần) bằng loại vaccine nào cũng đều hiệu quả, nhưng mũi ba bằng vaccine mRNA (Pfizer/Moderna) giúp tạo miễn dịch tế bào T tốt nhất.


Thục Linh (Theo NY Times, Houston Methodist)

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2021

Những thói quen gây hại cho bộ não

- 0 nhận xét

 

Nhiều người đang mắc phải những thói quen về lâu dài sẽ gây hại cho não bộ, một số thói quen thậm chí liên quan đến chứng sa sút trí tuệ.


Sự cô đơn


Nhiều người có thói quen dành tối thứ Sáu một mình với ly rượu vang và Netflix. Với nhiều người đây thực sự như giấc mơ. Nhưng nếu bạn làm vậy vì cô đơn, hoặc cảm thấy cô lập với thế giới, việc này có thể gây hại cho sức khỏe. Thường xuyên cảm thấy cô đơn có liên quan đếm suy giảm chức năng nhận thức và bệnh Alzheimer.



Ảnh: Womenworking

Ở một mình vì cô đơn và cảm thấy cô lập với thế giới lâu ngày có thể dẫn đến sa sút trí tuệ. Ảnh minh họa: Womenworking


Các nhà khoa học Samia Akhter-Khan và Qiushan Tao tại Trường Y Harvard, Mỹ đã nghiên cứu não của những người trưởng thành khỏe mạnh. Kết quả công bố tháng 3/2021 cho thấy, những người cô đơn có mức amyloid trong vỏ não cao gấp 7,5 lần người bình thường. Amyloid là một dấu hiệu được sử dụng để chẩn đoán chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.


Một nghiên cứu khác của Cao đẳng King London, Anh, cũng cho thấy những người đơn độc dễ mệt mỏi và khó tập trung hơn 24% người bình thường.


2. Không có chí hướng


Theo một nghiên cứu kéo dài bốn năm trên 900 người vào năm 2010 của nhóm tiến sĩ Patricia A. Boyle và bác sĩ y khoa Aron S. Buchman ở Chicago, Mỹ, những người có mục đích sống rõ ràng, ít có nguy cơ mắc bệnh Alzheimier hơn người khác.


Mục đích sống đề cập đến việc một người tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống, có ý thức rõ ràng mình muốn gì và ý thức đó hướng dẫn hành vi của họ.


Tương tự, một số nghiên cứu khác chỉ ra người lớn tuổi có đam mê, sở thích và cố gắng tham gia các hoạt động xã hội có tác dụng làm chậm quá trình già hóa.


3. Thiếu ngủ


Giống như sự cô đơn, thiếu ngủ có liên quan đến cả chứng sa sút trí tuệ trong cuộc sống sau này và chắn chắn đêm ngủ không ngon, ngày làm việc sẽ không hiệu quả.


"Số lượng và chất lượng giấc ngủ có những tác động lớn đến suy nghĩ, trí nhớ và tâm trạng hàng ngày của chúng ta, cũng như nguy cơ suy giảm nhận thức lâu dài", tiến sĩ Scott Kaiser, giám đốc của Viện Khoa học Thần kinh Thái Bình Dương, nói.


Hiệp hội Alzheimer nói rằng các vấn đề như khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ hoặc chỉ chợp mắt có liên quan đến nhiều dạng sa sút trí tuệ. Có thể là do không được nghỉ ngơi đầy đủ khiến lượng amyloid trong não nhiều hơn.


Bằng cách cải thiện giấc ngủ, đã giúp phòng tránh bệnh Alzheimer.


Ảnh: Rb

Đeo tai nghe ảnh hưởng tới thính lực, là nguồn gốc gây ra teo não. Ảnh: Rb


4. Không tập thể dục


Hãy nhớ tập luyện thường xuyên không chỉ vì cơ thể của bạn mà còn cho não bộ. Một nghiên cứu tại Đại học British Columbia, Canada cho thấy tập thể dục nhịp điệu thường xuyên giúp tăng kích thước của hồi hải mã - vùng não liên quan đến khả năng học tập và ghi nhớ của con người. Lý do vì thể dục nhịp điệu giúp bơm máu đến tim, đổ mồ hôi, trái ngược với tập cơ bắp hay tạ.


Tương tự, các nhà nghiên cứu tại Đại học Queensland, Australia đã phát hiện việc tập luyện thể dục cường độ cao giúp máu lưu thông đến não. Duy trì hoạt động là một trong nhiều mẹo được các chuyên gia củng cố để ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ.


5. Chế độ ăn không lành mạnh


Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và quản lý cân nặng có thể gián tiếp giúp ích cho não, ví như ngăn huyết áp cao.


"Ăn những thực phẩm chất lượng cao có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa sẽ nuôi dưỡng não và bảo vệ não khỏi stress oxy hóa (là nguyên nhân gây nhiều bệnh như tiểu đường, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, ung thư, Parkinson và bệnh Alzheimer). Bộ não của bạn có thể bị tổn thương nếu bạn ăn phải bất cứ thứ gì không đảm bảo", tạp chí Harvard Health, Trường Y Harvard cảnh báo.


Hãy ăn nhiều các thực phẩm có ích cho não bộ, ví như cá hồi chứa omega -3, chocolate đen, quả mọng (mâm xôi, việt quất, dâu tây, nho), các loại hạt, trứng...


Các nghiên cứu chỉ ra chế độ ăn phương Tây với thực phẩm chế biến sẵn có liên quan đến trầm cảm cao hơn so với chế độ ăn Địa Trung Hải và Nhật Bản.


6. Nghe nhạc lớn


Tất cả chúng ta đều thích bùng nổ âm nhạc. Nhưng lặp đi lặp lại hành động này có thể gây hại cho màng nhĩ, đặc biệt nếu bạn đeo tai nghe.


Theo nghiên cứu của ĐH Johns Hopkins, nếu điều này chưa đủ tồi tệ, thì việc mất thính giác có liên quan đến chứng mất trí. "Hình ảnh quét não cho chúng ta thấy rằng mất thính lực có thể góp phần làm cho tốc độ teo não nhanh hơn", tiến sĩ Frank Lin, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.


Mất thính lực cũng góp phần vào sự cô lập xã hội. Bạn có thể không thích nơi đông người, không thích nói chuyện - những yếu tố có thể góp phần vào chứng sa sút trí tuệ.


Dịch vụ Y tế Quốc gia Mỹ khuyên, để bảo vệ thính giác, không nghe nhạc quá 60 phần trăm âm lượng tối đa. Không sử dụng tai nghe trong hoặc tai nghe ngoài hơn một giờ mỗi lần và hãy nghỉ giải lao ít nhất năm phút mỗi giờ.


Bảo Nhiên (Theo Nypost)

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Hai, 6 tháng 12, 2021

Đây là lý do tại sao hiện tại không phải thời điểm để hoảng sợ về Omicron

- 0 nhận xét

 MINH PHƯƠNG,   THEO DOANH NGHIỆP VÀ TIẾP THỊ 21 GIỜ TRƯỚC

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, chúng ta sẽ mất từ hai đến bốn tuần nữa để tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra. Đây là điều mà các nhà khoa học trên khắp thế giới đang chạy đua để tìm hiểu.



Đây là lý do tại sao hiện tại không phải thời điểm để hoảng sợ về Omicron - Ảnh 1.



Các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đang cố gắng tìm hiểu xem liệu các loại vắc-xin Covid-19 hiện nay có thể bảo vệ chúng ta khỏi biến thể Omicron hay không? Kịch bản xấu nhất là những phần quan trọng trong bộ gen của vi rút đã đột biến quá nhiều đến mức có thể tránh được vắc-xin Covid-19.


Tại sao phải quan tâm về biến chủng mới?


Sở dĩ, Omicron gây báo động toàn cầu là do số lượng đột biến mới trong bộ gen của Sars-CoV-2, loại vi rút gây ra bệnh Covid-19.


Dữ liệu này cùng với thực tế các trường hợp mắc biến thể Omicron đang gia tăng nhanh chóng ở Nam Phi đã khiến WHO cảnh báo Omicron là "biến thể cần được lưu tâm" vào ngày 26/11 vừa qua. Ngoài Nam Phi, Omicron đã được phát hiện ở một vài quốc gia khác trên thế giới.


Về mặt cá thể, số đột biến này liên quan đến khả năng chống lại các kháng thể trung hòa. Nói cách khác, những đột biến này giúp vi rút tránh được sự nhận diện của hệ thống miễn dịch đã được sản sinh từ vắc-xin Covid-19. Một số đột biến riêng lẻ này cũng liên quan đến việc tăng khả năng lây truyền của vi rút từ người này sang người khác.


Tuy nhiên, Omicron có nhiều đột biến khác lạ. Ví dụ, đối với protein đột biến, loại protein được sử dụng trong nhiều loại vắc xin hiện tại, Omicron có khoảng 30 đột biến so với loại vi rút xuất hiện lần đầu ở Vũ Hán, trong khi chủng Delta chỉ có 10 đột biến. Điều đó cho thấy có sự thay đổi lớn về số lượng đột biến.


Nghiên cứu cách các đột biến này tương tác với nhau thay vì riêng rẽ sẽ là chìa khóa để hiểu Omicron hoạt động như thế nào so với các biến thể khác, cũng như khả năng lây nhiễm tế bào, gây bệnh và khả năng tránh được vắc-xin của Omicron.


Moderna cho biết vắc-xin của họ sẽ kém hiệu quả hơn với biến chủng Omicron khi so sánh tác dụng của nó trên biến chủng Delta. Trong khi đó, Pfizer/BioNTech cho hay, vắc-xin của họ vẫn sẽ bảo vệ người mắc tránh được các triệu chứng nặng. Cả hai công ty đều cho biết họ có thể sản xuất vắc-xin tăng cường đã được điều chỉnh nếu cần thiết.


Tại sao phải mất hàng tuần mới có câu trả lời?


Dưới đây là những gì các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đang làm và lý do tại sao chúng ta sẽ không có ngay câu trả lời trong một vài tuần tới.


Các nhà nghiên cứu đang lấy mẫu Omicron từ những người bị nhiễm bệnh và nuôi cấy vi rút trong các phòng thí nghiệm. Điều đó giúp họ có được nguồn dự trữ vi rút sống để tiến hành các thí nghiệm. Việc này sẽ mất nhiều thời gian vì thường chỉ lấy được một lượng nhỏ vi rút từ miếng gạc y tế.


Quá trình này còn phụ thuộc vào việc lấy đúng loại tế bào nuôi cấy vi rút. Cuối cùng, công việc này cần được thực hiện trong các phòng thí nghiệm có mức độ an toàn sinh học cao để ngăn chặn vi rút. Không phải tất cả các nhà nghiên cứu đều có thể tiếp cận với các phương tiện này.


Các nhà nghiên cứu cũng có thể sử dụng các công cụ di truyền để tạo ra vi rút trong phòng thí nghiệm. Chỉ cần có trình tự bộ gen của Sars-CoV-2 để bắt đầu việc sản xuất vi rút. Điều này loại bỏ sự phụ thuộc vào các mẫu bệnh phẩm.


Họ cũng có thể tạo ra vi rút biến đổi gen, được gọi là vi rút giả mẫu trong phòng thí nghiệm. Chúng chỉ mang protein đột biến của Sars-CoV-2. Các nhà nghiên cứu cũng có thể làm cho các phần nhỏ của protein tăng đột biến trên bề mặt của các sinh vật khác, chẳng hạn như nấm men.


Các nghiên cứu về mức độ hiệu quả của vắc xin Covid-19 đối với các biến thể khác cho thấy chúng thường ít có khả năng tạo ra loại phản ứng kháng thể mà chúng ta muốn thấy (kháng thể trung hòa). Tuy nhiên, khi các biến thể trước đó đã xuất hiện, vắc-xin vẫn tiếp tục bảo vệ chống bệnh trở nặng.


Hiện tại có chưa đến 200 mẫu trình tự di truyền của Omicron đã được tổng hợp so với hơn 2,8 triệu trình tự Delta. Delta vẫn là biến thể chiếm số lượng lớn nhất. Vì vậy, chúng ta nên tiếp tục sử dụng vắc-xin và các liệu pháp mà chúng ta đã biết là có tác dụng chống lại chủng Delta.


Điều cần thiết là chúng ta tiếp tục thực hiện các biện pháp y tế công cộng, chẳng hạn như đeo khẩu trang và cách ly xã hội, cùng với tiếp tục tiêm chủng, để chống lại sự lây lan của Sars-CoV-2 và sự xuất hiện của các biến thể khác.

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

Nói thêm về Phương pháp Thở Bụng

- 0 nhận xét

 Ghi chú:  Một bạn trẻ vừa có thư hỏi trong Thiền tập có phải thở bụng không? Có chứ. Vì thở bụng là cách thở sinh lý tự nhiên mà. Không chỉ con người mà con ếch, con cóc, thằn lằn, rắn mối… gì cũng thở bằng bụng cả. Do đó, trong Thiền tập cũng phải thở bụng chứ. Lúc đầu dõi theo từng nhịp thở vào thở ra, thậm chí đếm… (chánh niệm), khi đã điều hòa thì không còn cần dõi theo hơi thở nữa, mà bắt đầu “quán sát”; ở giai đoạn thiền sâu hơn thì không còn cảm nhận có hơi thở nữa…   (ĐHN)


 


Nói thêm về Phương pháp Thở Bụng


(Abdominal -or diaphragmatic- breathing)


Nguyễn Khắc Viện là một bác sĩ, sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học Đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ Nhi khoa năm 1941. Năm 1942, ông bị lao phồi nặng, điều trị ở bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó bệnh lao chưa có thuốc chữa như bây giờ. Từ năm 1943 đến năm 1948 ông phải chịu mổ 7 lần, cắt bỏ 8 cái xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái.  Các bác sĩ Pháp bảo ông chỉ có thể sống chừng hai năm nữa thôi. Trong thời gian nằm chờ chết, ông đã tìm ra một phương pháp… thở để tự chữa bệnh cho mình, và kết quả là ông đã sống đến tuổi 84 mới chết (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa, họat động tích cực, năng nổ trong nhiều lãnh vực! Chuyện khó tin nhưng có thật!


Tôi may mắn được quen biết  ông trong nhiều năm. Với tôi, ông vừa là đồng nghiệp, là đàn anh mà cũng là người thầy.  Ông là bác sĩ đồng thời là một nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội rất nhiệt tâm.  Ông là cố vấn của bộ môn Tâm lý-Xã hội học do tôi phụ trách tại Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ Y tế Thành phố (nay là Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) ngay từ hồi mới thành lập (1989).  Ông thường trao đổi với tôi điều này điều khác, về công việc viết lách, giảng dạy, và nhiều lần về phương pháp thở dưỡng sinh của ông. Trao đổi không chỉ về cơ thể học, sinh lý học mà cả về tâm lý học, đạo học.  Có lần ông mở áo cho tôi xem mấy vết mổ vẫn chưa hoàn toàn liền lạc trên ngực ông. Tôi phục ông ốm nhom ốm nhách mà làm việc thật dẻo dai, bền bĩ, gần như không biết mệt mỏi. Trong lúc nhiều người giảng bài, nói chuyện, hội họp, làm việc… thấy uể oải, hụt hơi, thì một người chỉ còn hai phần ba lá phổi, chỉ còn gần một nửa “dung tích sống” như ông lại vẫn ung dung, thư thái. Ong cười “tiết lộ” với tôi, những buổi hội họp dông dài, vô bổ, ông chỉ ngồi… thở bụng, nhờ vậy mà ông không bị stress, không bị mệt.  Ông nói sau này khi ông mất đi, điều quan trọng ông để lại không phải là những tác phẩm văn học, triết học này nọ mà chính là bài vè dạy thở chỉ với 12 câu của ông. Trước kia tôi cũng chỉ nghe để mà nghe chớ chẳng thực hành. Cho đến khi tôi bị cơn tai biến nặng (1997),  phải nằm viện dài ngay, lúc đó tôi mới thử đem ra áp dụng. Quả có điều kỳ diệu! Nó làm cho tôi thảnh thơi hơn, ít  nhọc mệt hơn và sức khỏe tốt hơn.  Trong thời gian dưỡng bệnh, các bạn đồng nghiệp thương tình, cho rất nhiều thuốc nhưng tôi chỉ chọn một vài món thực sự cần thiết còn thì chỉ… dùng phương pháp thở bụng để tự chữa bệnh cho mình! Phương pháp thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thực ra không phải là cái gì hoàn toàn mới. Nó chỉ là một sự tổng hợp của khí công, thiền, yoga, tài chí, dưỡng sinh…  của Đông phương từ ngàn xưa, được nhìn bằng sinh lý học hô hấp hiện đại của một người thầy thuốc.


Dưới đây là bài vè 12 câu dạy thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện:


Thót bụng thở ra

Phình bụng thở vào

Hai vai bất động

Chân tay thả lỏng

Êm chậm sâu đều

Tập trung theo dõi

Luồng ra luồng vào

Bình thường qua mũi

Khi gấp qua mồm

Đứng ngồi hay nằm

Ở đâu cũng được

Lúc nào cũng được!


Nhiều độc giả viết thư, gởi email, điện thọai hỏi thêm về Phương pháp Thở Bụng này. Có người bảo sau 2 tháng “tập luyện” đã  thấy có kết quả tốt, dễ ăn, dễ ngủ, bớt căng thẳng và sảng khoái hơn, sức khỏe có tốt hơn, ít bệnh vặt hơn; có người hỏi cụ thể phải tập ngày mấy lần, mỗi lần mấy phút; có người hỏi phải ngồi ở tư thế nào v.v..  Một độc giả ở tận Hà Tiên, nói nhờ đã thử tập thở 2 tháng nay thấy khỏe hơn, nhưng sao mỗi lần tập chừng nửa giờ thì thấy choáng váng, tê rần, phải nghỉ 5 phút mới hết…

Trước hết cần nhớ rằng thở là chuyện bình thường. Ai cũng phải thở, lúc nào cũng phải thở và ở đâu cũng phải thở, nên đâu có cần phải có giờ giấc, tư thế nọ kia? Thực ra, thở bụng là cách thở sinh lý, tự nhiên nhất, trời sinh ra đã vậy rồi, không cần phải tập luyện gì cả!


Cứ quan sát  một bé đang ngủ ngon lành thì biết: Nó thở đều đều, nhẹ nhàng, và… thở bằng cái bụng! Chỉ có cái bụng nó là phình lên xẹp xuống thôi. Thở bụng là cách thở tự nhiên  không chỉ của người mà của…mọi loài. Thử quan sát con thằn lằn, con cắc kè., con ễnh ương… thì biết. Nó thở bằng bụng. Chỉ có cái bụng nó là phình ra xẹp vào đều đều thôi. Ấy là do cơ hoành (hoành cách mô) là cơ chính của hệ hô hấp. Chỉ cần cơ hoành nhích lên nhích xuống chút xíu là đã đủ cung cấp khí cho cơ thể rồi. Khi mệt, cần nhiều oxy hơn thì cơ hoành sẽ “thụt” mạnh hơn, nhanh hơn thế thôi. Tóm lại, nhớ rằng thở bụng là thở theo sinh lý, tự nhiên, không cần phải “tập luyện” vất vả gì cả, không cần phải giờ giấc, tư thế gì cả! “Ở đâu cũng đựơc/ Lúc nào cũng đựơc” là vậy.


Thứ hai là không nên ráng sức, gắng sức. Chỉ cần chuyên cần, kiên nhẫn để tạo thành thói quen tốt thế thôi. Ráng sức, muốn cho mau thành công thì sẽ dẫn đến … thất bại vì choáng váng, chóng mặt, tê rần… Tại sao vậy? Tại vì đã ráng sức, cố ép, thì sẽ gây rối lọan sự điều hoà tự nhiên của cơ thể. Cho nên người “ham” quá, ráng “luyện công” quá, dễ bị “tẩu hỏa nhập ma”! Ta thở bụng là để có sức khỏe, không phải để luyện nội công, để trở thành “chưởng môn” của một phái võ nào đâu! Người có tuổi, người bệnh mạn tính càng không nên ráng.  Nhưng phải kiên trì,  như đã nói, phải chừng sáu tháng mới quen, mới thấy hiệu quả. Nếu đang chữa bệnh nào đó ( tăng huyết áp, tiểu đừơng…) thì vẫn phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.. Thở bụng cũng như ăn uống, vận động đúng cách sẽ giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn.


Thứ ba, nếu luôn nhớ mình đang thở, thì theo dõi luồng hơi thở ra, hơi thở vào sẽ rất tốt. Chưa quen thì đặt bàn tay lên bụng, thấy bàn tay mình nhích lên nhích xuống theo từng nhịp thở là đựọc. Lâu nay ta thở một cách phản xạ, vô thức, nếu ta thở mà có ý thức, biết mình đang thở, dõi theo nó thì sẽ giúp ta… quên các thứ chuyện lăng xăng bên ngoài, giúp tâm ta được tĩnh lặng. Tâm mà lăng xăng, dao động, nhiều ưu phiền, giận dữ… sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng, làm ta kiệt sức, “thở không ra hơi”!


Câu “êm, chậm, sâu, đều” trong bài vè chưa cần phải tập. Còn lâu mới “êm chậm sâu đều” được! Cứ thở tự nhiên, vì không phải “luyện công” mà! Có người hỏi nên thở bằng mũi hay bằng miệng, vì có người khuyên phải hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng? Mũi dùng để thở. Không khí qua mũi sẽ được sưởi ấm, bụi bậm… sẽ bị lông mũi chặn lại. Do vậy nên thở bằng mũi tốt hơn, trừ phi quá mệt (leo leo cầu thang, chạy bộ…) hoặc bệnh, hoặc luyện khí công…


«Thót bụng thở ra» được nói đến đầu tiên vì thở ra quan trọng hơn ta tưởng. Thở ra giúp làm sạch các hốc phổi, đáy phổi, nơi khí dơ dễ đọng lại. Đặc biệt, với những người bị suyễn, bị bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính (COPD) càng cần tập luyện thì thở ra.


Khi thai nhi còn trong bụng mẹ, hai lá phổi là một khối đặc, im lìm, không hoạt động, như chiếc dù xếp chặt trên lưng vận động viên. Khi người nhảy dù tung mình ra khỏi phi cơ thì dù mới tự động bung ra, bọc gió. Đứa bé “tung mình” ra khỏi lòng mẹ, hai lá phổi cũng bung ra như vậy do không khí tự động lùa vào, đó chính là hơi thở vào đầu tiên. Tiếng khóc chào đời lúc đó chính là hơi thở ra đầu tiên của bé chứng tỏ hệ hô hấp đã được “lắp đặt” xong, đã khởi động tốt…


Sự hô hấp thực chất xảy ra trên từng tế bào của cơ thể chớ không phải ở hai lá phổi. Phổi chỉ là một cái máy bơm, bơm khí vào-ra, “phình xẹp” vậy thôi. Để cho cái máy bơm đó làm việc tốt thì cần biết một chút về “cơ chế” của nó. Lồng ngực là cái xy-lanh (cylindre), còn pít-tông (piston) chính là cơ hoành – một bắp cơ lớn, nằm vắt ngang giữa bụng và ngực. Khi cơ hoành thụt lên thụt xuống (như cái bễ lò rèn) thì khí được hút vào đẩy ra ở phổi. Cơ hoành nhích lên nhích xuống 1cm đã hút hoặc đẩy được 250ml không khí. Cơ hoành có khả năng nhích lên xuống đến 7cm! Tóm lại, chính cơ hoành ở bụng mới là cơ hô hấp chính, đảm trách hơn 80% sự thông khí (Các cơ hô hấp khác chỉ chịu tránh nhiệm 20%). Do đó, thở bụng là cách thở sinh lý nhất, tự nhiên nhất!


Bác sĩ Dean Ornish, tác giả cuốn sách nổi tiếng Program for Reversing Heart Disease (Chương trình phục hồi bệnh tim) hướng dẫn cách thở bụng đơn giản, dễ làm: đặt một bàn tay lên bụng, khi thở vào thở ra, ta thấy bàn tay mình nhích lên nhích xuống nhịp nhàng là được.


Ngày nay, ở phương Tây, rất nhiều trung tâm dạy thiền, khí công, yoga… để chữa bệnh cũng chủ yếu là dạy cách thở bụng. Các phương pháp trị liệu nổi tiếng của các bác sĩ như Dean Ornish, Deepak Chopra v.v… căn bản cũng không ngoài cách… thở bụng, phối hợp với dinh dưỡng, vận động thể lực.


Phương pháp thở bụng (Abdominal -or diaphragmatic- breathing) không chỉ giúp để chữa một số bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa… mà còn làm cho tâm được an, giảm stress trong cuộc sống hiện tại. Phải luyện tập chừng sáu tháng trở lên mới thành thói quen và thấy hiệu quả.


BS Đỗ Hồng Ngọc.

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

Covid-19 tại Nhật Bản suy yếu có thể do virus 'tự hủy diệt'

- 0 nhận xét

 Các chuyên gia giả thuyết Covid-19 tại Nhật Bản suy yếu do virus vật lộn tự sửa chữa các lỗi sai một thời gian dài, cuối cùng dẫn đến “tự hủy diệt".


Sau Thế vận hội Olympic, số ca nhiễm nCoV tại Nhật Bản vẫn cao chóng mặt, đẩy hệ thống y tế đến bờ vực. Cuối tháng 8, số bệnh nhân theo ngày thường chạm ngưỡng hơn 26.000, chính phủ phải áp đặt một số biện pháp hạn chế để giảm lây truyền. Song những tuần gần đây, số ca mắc mới giảm xuống dưới 200. Ngày 7/11, lần đầu tiên trong 15 tháng, nước này không ghi nhận ca tử vong nào.


Hồi tháng 10, các chuyên gia "không thể hiểu nổi" nguyên nhân Covid-19 tại Nhật suy yếu nhanh chóng. Lần này, họ đưa ra giả thuyết khác nhau để lý giải tình hình. Nhiều người cho rằng nguyên nhân là Nhật Bản có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất trong số những nước phát triển. Đến nay, 75% dân số Nhật Bản đã tiêm đủ hai liều vaccine.


Tuy nhiên, theo giáo sư Mike Toole, chuyên gia dịch tễ tại Viện Burnet, tiêm chủng không phải lý do duy nhất khiến số ca nhiễm nước này giảm đột ngột. "Không thể lấy mỗi vaccine để giải thích tình hình tại Nhật Bản. Còn 30% trong số 100 triệu dân chưa tiêm chủng, tức là vẫn còn chỗ cho virus lây lan", ông cho biết.


nCoV tự hủy diệt trong quá trình đột biến


Nhiều chuyên gia nhận định lý do chính nằm ở những thay đổi về di truyền của nCoV trong quá trình nhân lên, tốc độ là khoảng hai đột biến mỗi tháng.


Ituro Inoue, giáo sư tại Viện Di truyền Quốc gia, đưa ra một lý thuyết tiềm năng mang tính cách mạng: Biến thể Delta tại Nhật Bản đã tích lũy quá nhiều đột biến với một protein không cấu trúc, có khả năng sửa lỗi di truyền của nCoV tên là nsp14. Kết quả, virus vật lộn tự sửa chữa các lỗi sai một thời gian dài, cuối cùng dẫn đến "tự hủy diệt".


Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều người châu Á có một loại enzym phòng vệ gọi là APOBEC3A, tấn công các virus RNA (trong đó có nCoV) hiệu quả hơn so với người châu Âu và châu Phi.


Vì vậy, chuyên gia tại Viện Di truyền Quốc gia và Đại học Niigata đã khám phá cách protein APOBEC3A ở người ảnh hưởng đến protein nsp14 của nCoV. Họ muốn tìm hiểu liệu nó có ức chế được hoạt động của virus nói chung hay không.


Giáo sư Inoue và các đồng nghiệp phân tích dữ liệu về đa dạng di truyền của biến thể Delta, Alpha trong mẫu bệnh phẩm người Nhật kể từ tháng 6 đến tháng 10. Sau đó, họ thiết lập mô hình quan hệ giữa các trình tự DNA của nCoV để thể hiện đa dạng di truyền trong sơ đồ, gọi là mạng lưới haplotype. Hiểu đơn giản, mạng lưới càng lớn thì ghi nhận càng nhiều ca dương tính.


Mạng lưới haplotype của biến chủng Alpha, vốn là yếu tố chính trong làn sóng lây nhiễm thứ 4 của Nhật Bản kể từ tháng 3 đến tháng 6, có 5 nhóm chính với nhiều đột biến phân nhánh. Từ đó khẳng định mức độ lây truyền cao.


Ban đầu, các nhà nghiên cứu cho rằng biến thể Delta có mức độ đa dạng di truyền lớn hơn nhiều. Trước đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) nhận định Delta lây lan nhanh gấp hai lần các biến thể trước đó, gây bệnh nặng ở những người chưa tiêm chủng. Song sau thời gian tìm hiểu, họ phát hiện điều ngược lại.


Mạng lưới haplotype của Delta chỉ có hai nhóm chính. Các đột biến bất ngờ dừng lại giữa quá trình phát triển. Khi tiếp tục kiểm tra enzyme sửa lỗi nsp14 của virus, họ nhận ra phần lớn mẫu nsp14 ở Nhật Bản dường như trải qua nhiều thay đổi về di truyền ở các vị trí đột biến tên là A394V.


Điều này có nghĩa biến thể Delta ở Nhật Bản dễ lây lan. Song khi đột biến chồng chất lên nhau, virus cuối cùng bị lỗi, không thể tự sao chép. Đối chiếu thực tế rằng số ca nhiễm nước này không tăng, các nhà khoa học phỏng đoán nCoV đã tuyệt chủng tự nhiên sau một thời gian đột biến.


"Chúng tôi thực sự bị sốc khi phát hiện ra điều này", giáo sư Inoue nói.



Người Nhật Bản đi bộ trong khu mua sắm Shibuya, thành phố Tokyo, vào ngày 7/8. Ảnh: Reuters

Người Nhật Bản đi bộ trong khu mua sắm Shibuya, thành phố Tokyo, vào ngày 7/8. Ảnh: Reuters


Tiền đề chấm dứt Covid-19


Giả thuyết của ông Inoue phần nào lý giải cho sự suy yếu bí ẩn của dịch bệnh tại Nhật Bản. Trong khi hầu hết các nước có tỷ lệ tiêm chủng cao tương tự (như Hàn Quốc) đang hứng chịu làn sóng Covid-19 kỷ lục, Nhật Bản dường như là trường hợp đặc biệt, ca nhiễm không tăng dù nhà hàng và ga tàu điện đông đúc đến đâu.


"Nếu virus còn hoạt động tốt, các ca mắc chắc chắn sẽ tăng vì tiêm chủng không thể ngăn ngừa lây nhiễm đột phá trong một số trường hợp", giáo sư Inoue cho biết.


Theo Takeshi Urano, giáo sư tại Khoa Y của Đại học Shimane, Covid-19 suy yếu bất ngờ là chủ đề thảo luận sôi nổi của nhiều chuyên gia.


Ông giải thích, nsp14 hoạt động với các protein virus khác và có chức năng quan trọng để bảo vệ RNA khỏi bị phá vỡ. Làm tê liệt nsp14 sẽ giúp giảm khả năng tái tạo của virus. Protein này có nguồn gốc từ virus, vì vậy, nhắm vào protein này, các nhà khoa học có thể bào chế loại thuốc đầy hứa hẹn đẩy lùi Covid-19.


Điểm khác biệt tại Nhật Bản là Delta gần như lấn át Alpha và các biến thể còn lại kể từ tháng 8. Tại những nước như Ấn Độ và Indonesia, các biến thể vẫn lưu hành đồng thời.


Giả thuyết của giáo sư Inoue cũng có thể giải thích vì sao dịch SARS đột ngột chấm dứt vào năm 2003 mà không cần đến bất cứ loại vaccine hay thuốc nào. Trong một thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã khiến virus SARS có đột biến nsp14. Cuối cùng virus không thể tự tái tạo vì các đột biến chồng chất lên nhau.


"Đây chỉ là giả thuyết, chúng tôi không có dữ liệu bộ gene. Nhưng virus đã biến mất và không bao giờ trở lại nữa", ông nói.


Câu hỏi đặt ra là liệu Covid-19 có kết thúc tự nhiên giống SARS, khi virus tự hủy diệt, không thể nhân lên được nữa?


"Không phải không có khả năng, nhưng mong đợi điều đó lúc này là hơi sớm. Chúng tôi chưa có bằng chứng khoa học, dù đã xem xét dữ liệu ở các quốc gia khác nhau", ông Inoue cho biết.


Sau khi đạt đỉnh vào giữa tháng 8, các ca Covid-19 hàng ngày ở Nhật Bản giảm xuống dưới 5.000 vào giữa tháng 9 và dưới 200 vào cuối tháng 10. Theo ông Inoue, nước này nằm trong nhóm có tỷ lệ lây nhiễm thấp nhất trong những quốc gia phát triển, nhưng không hề "miễn nhiễm" với làn sóng Covid-19 tiếp theo. Ông cho rằng Delta đã vô tình đẩy lùi các biến thể khác ở Nhật Bản, song không thể ngăn chặn hoàn toàn những biến thể mới. Chỉ riêng vaccine không đủ sức giải quyết đại dịch.


Một số người thắc mắc liệu người dân Nhật Bản có sở hữu loại gene đặc biệt giúp tiêu diệt Delta và nCoV nói chung. Giáo sư Inoue phản bác giả thuyết này.


"Người Đông Á như Hàn Quốc cũng có đặc điểm giống Nhật Bản. Nhưng tình hình của họ lại khác hẳn. Tôi cũng không rõ vì sao hiện tượng virus tự biến mất chỉ có ở Nhật Bản", ông Inoue nói.


Thục Linh (Theo ABC, Japan Times)

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng




[Continue reading...]

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2021

Ai cần tiêm liều vaccine Covid-19 thứ ba?

- 0 nhận xét


Mũi vaccine thứ ba được xem là liều tăng cường, ưu tiên tiêm cho đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao như người già, người có bệnh nền và lực lượng tuyến đầu, theo chuyên gia.


Chiến lược tiêm vaccine Covid-19 liều thứ ba hiện được nhiều quốc gia triển khai như Israel, Mỹ, Trung Quốc, Đức,... ưu tiên người lớn tuổi, người có bệnh nền, lực lượng tuyến đầu chống dịch. Việt Nam cũng lên kế hoạch tiêm vào cuối năm 2021, đầu năm 2022.


Trả lời VnExpress gần đây, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ Y tế tính tới việc tiêm mũi tăng cường cho người bệnh lý nền, người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch... Quyết định tiêm liều tăng cường dựa trên khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ công tác tiêm chủng quốc tế.


"Trong điều kiện hiện tại nên ưu tiên tiêm mũi tăng cường cho nhóm nguy cơ cao, đầu tiên là lực lượng tuyến đầu chống dịch thường xuyên tiếp xúc với F0", PGS TS Nguyễn Huy Nga (nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế), nói. Nhóm này đã tiêm từ tháng 3, tháng 4 và vẫn đang thực hiện nhiệm vụ điều trị bệnh nhân nên cần tiêm tăng cường để có đủ kháng thể, giảm nguy cơ trở nặng khi nhiễm, theo PGS Nga.


Nhóm ưu tiên thứ hai là người cao tuổi, người già, người suy giảm miễn dịch cần tiêm thêm mũi ba để đáp ứng miễn dịch phòng bệnh.


Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng (Trưởng khoa Y tế cộng đồng, Đại học Y Dược TP HCM), cho biết sau khi tiêm vaccine khoảng 4-6 tháng, kháng thể giảm dần và nếu bị phơi nhiễm với nCoV có thể mắc bệnh dù không bị bệnh nặng. Nhiều nghiên cứu cho thấy các tế bào miễn dịch không bị sút giảm sau thời gian này (thậm chí tế bào B còn hơi tăng theo thời gian trong vòng 6 tháng đầu). Vì vậy, ngoại trừ những người cao tuổi hoặc bị bệnh nền khiến hệ miễn dịch rất kém, hiệu quả chính của vaccine (chống bệnh nặng, chống tử vong do mắc Covid-19) không giảm, ít nhất trong vòng 6 tháng đầu tiên.


"Do đó, xem xét tiêm mũi tăng cường cho người cao tuổi, người có bệnh nền hoặc người làm việc ở môi trường nguy cơ vào thời gian 6 tháng sau khi hoàn thành các mũi tiêm cơ bản (2 mũi đầu) là hợp lý, nếu có đủ vaccine", phó giáo sư Dũng phân tích.


Người bình thường ở trong môi trường có ít virus nên ít nguy cơ mắc bệnh, hoặc nếu mắc bệnh cũng ít nguy cơ trở nặng.


Giới khoa học thế giới hiện khuyến cáo không nên tiêm liều tăng cường cho tất cả mọi người. Tổng thống Mỹ Joe Biden từng muốn tiêm mũi tăng cường cho toàn dân nhưng Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) không đồng ý, sau khi xem xét về những lợi ích của việc tiêm tăng cường so với những tốn kém về chi phí, biến cố bất lợi.


Ngày 11/10, nhóm chuyên gia Cố vấn Chiến lược (SAGE) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người suy giảm miễn dịch cần được tiêm vaccine Covid-19 tăng cường vì nhóm này ít có khả năng đáp ứng đầy đủ với vaccine nếu chỉ tiêm theo liều tiêu chuẩn và có nguy cơ cao trở thành ca bệnh nặng.


Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) quy định nhóm đủ điều kiện tiêm vaccine tăng cường, gồm: Người từ 65 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn như ung thư, tiểu đường hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu. Người làm việc trong môi trường có nguy cơ cao như lực lượng tuyến đầu, cơ sở giáo dục hay nhân viên bán hàng,...



Tiêm vaccine Pfizer cho trẻ trên 12 tuổi tại trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1), ngày 27/10/2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Tiêm vaccine Pfizer cho trẻ trên 12 tuổi tại trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1), ngày 27/10. Ảnh: Quỳnh Trần


Việt Nam hiện chưa công bố chi tiết kế hoạch tiêm mũi ba. Theo các chuyên gia, hiện ngành y tế vẫn nên ưu tiên vaccine để phủ đủ hai mũi trên diện rộng, sau đó mới tính đến việc tiêm mũi ba cho những người nguy cơ như miễn dịch kém, người cao tuổi... Nhiều địa phương còn nhiều người cao tuổi chưa được tiêm mũi hai, nên ưu tiên phân bổ vaccine cho những người này trước khi tiêm mũi ba.


Tính đến 13/11, cả nước đã tiêm được hơn 97 triệu liều, trong đó tiêm 1 mũi là 64 triệu liều, tiêm mũi 2 là 33,7 triệu liều, mục tiêu cuối năm 2021 bao phủ vaccine cho 70-80% dân số.


Thùy An - Lê Phương

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Hai, 8 tháng 11, 2021

4 loại cây vị thuốc nên trồng trong nhà bếp

- 0 nhận xét

 Nha đam, ngò rí, hành lá, hương thảo là những loại cây quen thuộc, dễ trồng trong nhà bếp, tác dụng thanh lọc không khí và là vị thuốc tốt cho sức khỏe.


Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cơ sở 3, chia sẻ: Trồng cây trong nhà bếp mang lại nhiều lợi ích, vừa có tác dụng trang trí, vừa làm gia vị và là vị thuốc khi cần. Màu xanh của cây lá còn giúp gia chủ cảm thấy thư giãn, nâng cao tinh thần, tăng cường khả năng sáng tạo.


Khu vực nhà bếp có những đặc trưng bởi khói, độ ẩm, nhiệt và dầu mỡ được tạo ra trong lúc nấu nướng. Không nên chọn các loại cây quá mỏng manh, sức sống kém, cây trồng cần chịu được sự thay đổi của nhiệt độ. Nên đặt cây trên bệ cửa sổ, hoặc nếu nhà bếp hạn chế nhiều về ánh sáng, có thể luân phiên mang cây ra ngoài trời vài ngày rồi mang vào bếp.


Theo bác sĩ Vũ, khu vực nhà bếp không nên trồng các loại cây có độc như vạn niên thanh, đỗ quyên, trúc đào, xương rồng bát tiên. Tránh trồng các loại cây thân bụi to hoặc leo rủ phát triển nhanh vì có thể là chỗ ẩn nấp cho côn trùng như muỗi.


Dưới đây là một số loại cây trồng phù hợp với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ trong nhà bếp, dễ chăm sóc, sức sống tốt và có lợi ích với sức khỏe.


Nha đam


Nha đam là loại cây có sức sống mãnh liệt, thích nghi khá tốt với môi trường khắc nghiệt, không cần tưới nước nhiều. Nha đam có hình dáng đẹp, lá cây căng tràn mọng nước đầy sức sống. Nha đam có nhiều công dụng cho sức khỏe và sắc đẹp. Lá nha đam là nguyên liệu nấu ăn cho các món chè, thạch.


"Lá nha đam có ba lớp, trong đó, lớp thịt được gọi là gel nha đam chứa rất nhiều dưỡng chất như canxi, kali, magie, crom, natri, đồng, kẽm, selen, cung cấp nước cho cơ thể, là vị thuốc nhuận tràng tự nhiên, giúp chống táo bón, phát triển lợi khuẩn đường ruột", bác sĩ Vũ phân tích.


Gel nha đam còn làm dịu làn da cháy nắng, làm trắng và sáng da, sơ cứu cho vết bỏng nhẹ trong nhà bếp.



Nha đam giúp lọc không khí và là vị thuốc hữu ích với sức khỏe và làm đẹp. Ảnh. Nouveauraw

Nha đam giúp lọc không khí và là vị thuốc hữu ích với sức khỏe và làm đẹp. Ảnh. Nouveauraw


Ngò rí (rau mùi)


Đây là loại rau quen thuộc trong ẩm thực của người Việt Nam, không chỉ giúp tạo ra hương vị thơm ngon hấp dẫn cho món ăn mà còn có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.


Ngò rí có tên khoa học là Coriandrum Sativum L., thuộc họ Hoa tán - Apiaceae. Toàn thân cây có mùi thơm nên được thu hái làm rau thơm và gia vị. Thành phần dinh dưỡng của ngò rí chứa hàm lượng cao axit béo omega 3 và omega 6, nhiều chất chống oxy hóa, và các vitamin như A, B1, B2, C...


Theo bác sĩ Vũ, y học cổ truyền còn dùng cả quả, rễ và lá ngò rí làm thuốc chữa bệnh. Rau có vị cay, tính ấm, nó tác dụng mạnh vào vùng phổi, tiêu hóa, hỗ trợ tiêu hóa, chữa đầy bụng, khó tiêu; giúp chữa hôi miệng, sâu răng, đau răng do trong ngò rí có Citronelol và một số chất có tác dụng kháng khuẩn mạnh.


Lá và hạt rau mùi có tinh dầu giúp khử mùi hôi, chữa sâu răng, viêm nhiễm răng miệng. Có thể lấy lá ngò rí giã nát lấy nước súc miệng. Ngò rí còn chứa vitamin và các chất chống lão hóa sẽ giúp cải thiện thị lực, giảm tình trạng thoái hóa điểm vàng, làm dịu mắt cho những ai thường phải ngồi máy tính nhiều. Nước cốt rau ngò rí giúp giảm viêm với các vết mụn bọc, mụn trứng cá.


Ngò rí là gia vị phổ biến trong các món ăn của người Việt, có tính ấm, kháng viêm. Ảnh. krishijagran

Ngò rí là gia vị phổ biến trong các món ăn của người Việt, có tính ấm, kháng viêm. Ảnh. krishijagran


Hành lá


Tên khác của hành lá là hành ta, hành hoa, hành xanh, hành non. Tên khoa học: Onion/Allium fistulo-sum.


"Hành lá cũng là loại gia vị rất quen thuộc và vị thuốc lâu đời của y học cổ truyền với tác dụng giải cảm tuyệt vời. Hành chứa một lượng đáng kể calci, phosphor và kali, carotene và chất sắt, rất tốt cho cơ thể", bác sĩ Vũ nói.


Hành chứa rất nhiều thành phần hóa học có tác dụng phòng chữa bệnh như acid malic, phytin và alylsulfid, tinh dầu, đặc biệt là chất kháng sinh allicin hòa tan trong nước. Allicin có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh đối với một số bệnh như thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn, bệnh bạch hầu. Hành cũng chứa chất kháng khuẩn Fitoncidi, giúp tăng quá trình tạo ra dịch nhầy, phát huy hiệu quả với màng niêm mạc.


Theo y học cổ truyền hành có vị cay, tính nóng, tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, trợ tiêu hóa, sát trùng, an thai. Thường dùng chữa cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ăn uống không tiêu, đầy bụng, bụng lạnh. Người ta vẫn nấu cháo hành để chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu ăn cháo hành nóng, chữa đau lưng, kiết lỵ. Dùng ngoài giã nát, đun sôi để rửa các vết thương, vết loét, chàm(eczema), viêm da, chữa mụn nhọt mưng mủ.


Hành lá chứa allcin, có tác dụng diệt khuẩn. Ảnh. Betterindia

Hành lá chứa allcin, có tác dụng diệt khuẩn. Ảnh. Betterindia


Hương thảo


Hương thảo có mùi rất thơm, cũng là loại gia vị trong nhiều món ăn. Cây hương thảo (romarin - rosemary) còn gọi là cây tây dương chổi, tên khoa học Rosmarinus officinalis L., thuộc họ Hoa môi – Laminaceae.


Tinh dầu hương thảo có những tác dụng như chống co thắt, làm ra mồ hôi, hạ nhiệt, giảm đau đầu, hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, giải độc, chống viêm, gia tăng bài tiết mật.


Theo bác sĩ Vũ, trong Đông y, hương thảo có vị chát, mùi thơm nồng, tính ấm nóng, tác dụng bổ dưỡng, tăng cường sinh lực, hoạt huyết, tẩy uế trọc, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, lợi mật, lợi tiểu, nhuận trường, chống viêm sưng, chống oxy hóa, kích thích tuần hoàn máu lên não, giúp tăng cường trí nhớ và sự tập trung, giúp chống rụng tóc, khử trùng đường hô hấp và làm long đàm, dễ khạc đàm.


Hương thảo có mùi thơm nồng, tính ấm nóng. Ảnh. kuaibao

Hương thảo có mùi thơm nồng, tính ấm nóng. Ảnh. Kuaibao


Lê Cầm

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng




[Continue reading...]

Thứ Hai, 1 tháng 11, 2021

Chữa rối loạn nuốt sau đột quỵ

- 0 nhận xét

Xin hỏi bác sĩ có thể cải thiện chứng rối loạn nuốt sau đột quỵ không, hay người bệnh phải ăn qua sonde dạ dày suốt đời? (Văn Hùng, 56 tuổi, Bình Dương)


Trả lời:


Rối loạn nuốt cũng giống như yếu liệt tay chân, là hậu quả của một phần não bị hư hại do đột quỵ. Do đó khả năng cải thiện, hồi phục sẽ tùy thuộc vào vị trí và độ nặng của phần não bị tổn thương này.


Những người tổn thương nhẹ, nhỏ hoàn toàn có thể hồi phục, ăn uống trở lại bình thường. Nhưng những người tổn thương nặng, không được cấp cứu ban đầu kịp thời, có thể không hồi phục và phải ăn bằng ống lâu dài, khi đó bác sĩ sẽ chỉ định mở thông dạ dày để nuôi ăn thuận tiện và lâu dài hơn.


Thân mến!


Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Thắng

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng




[Continue reading...]

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2021

Cách cấp cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim tại nhà

- 0 nhận xét

 Tình hình dịch, giãn cách, khó tiếp cận nhanh dịch vụ y tế cấp cứu, bác sĩ hướng dẫn cách sơ cứu nhanh bệnh nhân nhồi máu cơ tim tại nhà trong “thời gian vàng”.


Nhồi máu cơ tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tim mạch và các biến chứng nặng về sau. Bệnh thường xảy ra đột ngột, khó biết trước và dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. Nắm vững kiến thức sơ cứu nhồi máu cơ tim có thể giúp người bệnh vượt qua cơn nguy kịch kịp thời.


Dấu hiệu nhận biết cơn nhồi máu cơ tim


Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Hoàng Trọng Hiếu - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, nhồi máu cơ tim cấp (đột quỵ tim) là tình trạng cơ tim bị thiếu máu nuôi và hoại tử do mạch vành (mạch máu nuôi cơ tim) bị tắc nghẽn đột ngột bởi cục huyết khối trong lòng mạch. Thời gian "vàng" để cứu cơ tim là trong giờ đầu sau khi xuất hiện cơn đau ngực. Nếu tình trạng tắc nghẽn kéo dài trên 3 giờ, cơ tim hầu như bị tổn thương khó hồi phục dù được điều trị tái thông mạch vành.



Cơn nhồi máu cơ tim thường khởi phát bằng triệu chứng đau ngực. Ảnh: Shutterstock.

Cơn nhồi máu cơ tim thường khởi phát bằng triệu chứng đau ngực. Ảnh: Shutterstock.


Người dân cần chú ý các dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim sớm để sơ cứu kịp thời. Bao gồm:


Ðau ngực là triệu chứng thường gặp nhất với các tính chất như đau sau xương ức hoặc đau ngực trái; kiểu đau đè nặng, siết chặt, bóp nghẹt; lan lên cổ, hàm dưới, vai trái hoặc bờ trong tay trái. Một số trường hợp lan xuống thượng vị nhưng không bao giờ vượt quá rốn. Thời gian: thường kéo dài hơn 20 phút. Triệu chứng kèm theo: khó thở, vã mồ hôi.


Một số bệnh nhân không biểu hiện đau ngực mà có những triệu chứng không đặc hiệu là cảm giác mệt mỏi, cảm giác hồi hộp, khó thở, đau thượng vị, buồn nôn, nôn, rối loạn tri giác...


Bệnh nhân hậu phẫu, lớn tuổi, đái tháo đường có thể không biểu hiện đau ngực mà xuất hiện triệu chứng rối loạn tri giác hoặc dấu hiệu sinh tồn xấu đi khi bị nhồi máu cơ tim cấp.


Cách sơ cứu nhồi máu cơ tim


Bác sĩ Trọng Hiếu chia sẻ thêm, khi những triệu chứng ban đầu của cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện, các tế bào cơ tim bắt đầu bị tổn thương. Tình trạng tổn thương khó hồi phục sau 30 phút và tỷ lệ tử vong cao nhất trong vòng một giờ đầu tiên xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim. Các phương pháp điều trị chỉ đạt hiệu quả trong 2-4h đầu tiên khởi phát cơn đột quỵ tim. Vì vậy, thời gian và việc sơ cứu ban đầu đúng cách ngay tại nhà là yếu tố then chốt tăng cơ hội sống còn, giảm di chứng cho người bệnh.


Nếu là bệnh nhân, bạn cần: Ngưng mọi hoạt động ngay lập tức, từ từ ngồi hoặc nằm ở tư thế nửa ngồi, nửa nằm tại nơi gần nhất có chỗ tựa lưng hoặc tựa đầu để thư giãn. Việc gắng sức lúc này sẽ làm cho cơ tim bị tổn thương nặng hơn. Cởi bỏ áo khoác, cà vạt hoặc khăn đang đeo trên người để giảm bớt cảm giác khó thở, mệt mỏi.


Cần giữ bình tĩnh khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện. Việc sợ hãi và mất bình tĩnh sẽ càng làm cho tình trạng thiếu máu cơ tim trở nên trầm trọng hơn. Sự bình tĩnh sẽ giúp cho bạn xử lý tình huống hiệu quả hơn.


Tiếp theo, cần liên lạc ngay với trạm vận chuyển cấp cứu (115). Nếu không có điều kiện, cần có người nhà trợ giúp. Đặc biệt, bệnh nhân không tự động đi xe đến bệnh viện.


Dùng thuốc cắt cơn đau thắt ngực: nếu được bác sĩ kê đơn Nitroglycerin hay Aspirin và mang thuốc theo bên người, bạn nên dùng ngay. Cách dùng Nitroglycerin là ngậm hoặc xịt dưới lưỡi. Với Aspirin, bạn nhai luôn một viên trong khi chờ đợi xe cấp cứu. Tuy nhiên, nếu trước đó, bác sĩ không kê đơn cho bạn hai thuốc này thì không nên tự ý uống.


Nếu là người xung quanh hoặc người nhà bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, bạn cần xem xét, đánh giá tình trạng bệnh nhân.


Trong trường hợp bệnh nhân còn tỉnh táo thì giúp đỡ người bệnh ngồi xuống hoặc nằm theo tư thế nghỉ ngơi. Đồng thời, trấn an người bệnh nhẹ nhàng, không hỏi quá nhiều và hướng dẫn họ hít thở sâu. Nếu bạn quá lo lắng hoặc kích động, tinh thần của người bệnh có thể bị ảnh hưởng, tình trạng bệnh diễn biến xấu đi.


Nếu người bệnh được bác sĩ cho uống Aspirin hoặc Nitroglycerin... trong đơn thuốc hàng ngày hoặc thuốc cấp cứu đã chỉ định trước, hãy cho họ dùng thuốc theo hướng dẫn.


Trong trường hợp bệnh nhân bất tỉnh, theo bác sĩ Trọng Hiếu, cách sơ cứu tốt nhất là hồi sinh tim phổi (CPR-Cardiopulmonary Resuscitation). Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên thực hiện cho bệnh nhân nếu đã được huấn luyện kỹ về phương pháp này hoặc có kinh nghiệm thực hành. Do đó, bạn hãy tìm đến nhân viên y tế đã được hướng dẫn hoặc chờ cấp cứu đến nếu không nắm rõ kỹ thuật.


Kiểm tra đường thở của bệnh nhân xem có dị vật hay chất nôn ói trong mũi miệng hay không và móc sạch ra; ngửa cổ để đường thở thông thoáng. Nếu bệnh nhân có ói thì nghiêng đầu sang một bên để tránh hít sặc vào phổi.


Cùng lúc, cần lập tức gọi dịch vụ cấp cứu (115).


Sơ cứu ban đầu đúng cách tăng cơ hội sống còn cho người bệnh nhồi máu cơ tim. Ảnh: Shutterstock.

Sơ cứu ban đầu đúng cách tăng cơ hội sống còn cho người bệnh nhồi máu cơ tim. Ảnh: Shutterstock.


Khi cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cần lưu ý:


- Đảm bảo khu vực xung quanh an toàn để thực hiện CPR.


- Đặt nạn nhân trên mặt phẳng vững chắc.


- Kiểm tra phản xạ của nạn nhân bằng cách vỗ vai nạn nhân.


- Kiểm tra mạch đập, cùng lúc đó kiểm tra hơi thở bằng cách quan sát lên xuống của lồng ngực nạn nhân. Thực hiện bước này trong vòng 10 giây.


- Thực hiện CPR, tốt nhất là làm theo hướng dẫn của tổng đài viên cấp cứu. Lưu ý liên tục thực hiện CPR.


- Đặt gót một bàn tay trên lồng ngực nạn nhân, ngang hai đầu vú, chồng bàn tay còn lại lên bàn tay thứ nhất và đan những ngón tay lại với nhau.


- Đè tay ép lồng ngực của nạn nhân xuống khoảng 5-6 cm, rồi buông ra cho lồng ngực trở lại như cũ trước khi ép. Lặp lại động tác này liên tục 100 lần/phút (khoảng 2 lần ép mỗi giây) để tăng co bóp tim, giúp đẩy máu lên não và các cơ quan quan trọng, làm liên tục cho đến khi xe cấp cứu tới hoặc bệnh nhân hồi tĩnh.


Bác sĩ Trọng Hiếu cũng lưu ý, mục đích của CPR là bơm một lượng máu nhỏ tới não và tim để "kéo dài thời gian" cho tới khi chức năng tim được phục hồi bình thường. Người thực hiện CPR có thể là nhân tố quan trọng để cứu sống nạn nhân.


"Thực hiện lối sống lành mạnh; ăn uống đủ chất, kiểm soát các yếu tố nguy cơ như thừa cân, béo phì; tránh hút thuốc lá, tập thể dục thường xuyên... là những cách để phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim", bác sĩ Trọng Hiếu khuyến cáo.


Ngọc An

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2021

Sau khi chích ngừa COVID-19, cần thu kết quả gì?

- 0 nhận xét

TTO – Vắc xin là chế phẩm sinh học (dùng mầm bệnh chết, sống hay một phần mầm bệnh, thậm chí là một đoạn DNA hay RNA) được đưa vào cơ thể để hệ miễn dịch tập luyện nhận diện, ghi nhớ hình dáng, tác động của “mầm bệnh”. Vắc xin tạo miễn dịch bảo vệ.


Cấu trúc hình hài của SARS-CoV-2, virus gây COVID-19, rất đơn giản, chỉ gồm lõi là bộ gene của acid nucleic là RNA, và bao quanh bộ gen là lớp vỏ glycoprotein. Lớp vỏ đặc trưng của SARS-CoV-2 có các gai glycoprotein có hình dạng tua tủa giống chiếc vương miện.


Dựa vào bộ gene của các loại coronavirus người ta thấy rằng phần lớn của các bộ gene này khá giống nhau, chỉ có phần vỏ bọc glycoprotein với các gai (spike) gọi chung là protein S, mà virus dùng để bám và chui vào tế bào phổi của người là khá chuyên biệt cho mỗi loại và gene tạo ra chúng là đặc hiệu. Vì vậy, phần nhiều các nhà khoa học dùng các gai của SARS-CoV-2 làm kháng nguyên sản xuất kháng thể tạo vắc xin dùng cho người.


Cách tạo các vắc xin phòng chống COVID-19 đang dùng hiện nay có 4 loại: vắc xin mRNA, vắc xin vector, vắc xin tiểu đơn vị tái tổ hợp và vắc xin chứa virus bất hoạt.


Tại sao lại là “có kháng thể”?


Vắc xin ngừa COVID-19 của Pfizer và Moderna là vắc xin mRNA. Vắc xin này dùng công nghệ di truyền trích mã di truyền của SARS-CoV-2 là RNA, cụ thể là mRNA (RNA thông tin, có chức năng truyền thông tin di truyền từ DNA đến ribôxôm để tổng hợp protein) của virus, để khi tiếp xúc cơ thể sẽ kích hoạt chức năng sinh kháng thể chống SARS-CoV-2 ở người được tiêm chủng.


Vắc xin của AstraZeneca và Johnson&Johnson có cơ chế gọi là vắc xin vector. Vắc xin loại này dùng mẫu protein là các gai của SARS-CoV-2 đưa vào vi sinh vật vô hại là virus adeno gây cảm lạnh thông thường ở loài tinh tinh, virus này gọi là vector mất khả năng sao chép nhưng có chứa vật chất di truyền là DNA có gene tạo protein S gai bề mặt của virus, rồi làm virus sinh sôi nảy nở thật nhiều để tạo vắc xin.


Sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca và Johnson&Johnson, vắc xin sẽ mang mã di truyền của virus cảm lạnh là DNA đã được quy định tạo protein S, cơ thể người được tiêm vắc xin bắt đầu tự tạo ra protein S. Các tế bào miễn dịch trong máu của bạn nhận diện protein S là “kẻ xâm nhập”, sẽ kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch tạo kháng thể chống protein S.


Vắc xin Covax do Hãng Nanogen (Việt Nam) nghiên cứu và phát triển được gọi là vắc xin tiểu đơn vị tái tổ hợp (recombinant subunit vaccine). Gọi là tái tổ hợp bởi vì thành phần SARS-CoV-2 được tạo ra trong phòng thí nghiệm chứ không phải được phân lập trực tiếp từ virus..


Hai vắc xin của hai công ty dược phẩm Sinopharm và Sinovac (Trung Quốc) thì sao? Vắc xin của Sinopharm và Sinovac được gọi là vắc xin bất hoạt, vì dùng chính virus SARS-CoV-2 còn sống làm cho bất hoạt (inactivated). Họ nuôi cấy virus SARS-CoV-2 với số lượng lớn trên tế bào thận khỉ và bất hoạt chúng bằng beta-propriolactone để tạo vắc xin.


Khi nào tạo được miễn dịch bảo vệ?


Miễn dịch bảo vệ do vắc xin tạo ra là sự đề kháng của chính cơ thể chống lại sự xâm nhập, sự nhân lên và khả năng sinh bệnh của những vi sinh vật gây bệnh. Cơ chế hoạt động của vắc xin ngừa COVID-19 là các protein S có trong vắc xin hoặc được tế bào cơ thể tạo ra do chích vắc xin (vắc xin vector DNA hay vắc xin mRNA), các protein S trở thành kháng nguyên, để từ đó cơ thể sinh ra kháng thể vô hiệu hóa các kháng nguyên này.


Khi tiêm chủng vắc xin, chúng ta được bảo vệ bởi không phải 1 mà 2 hệ thống phòng thủ rất mạnh và liên hệ chặt chẽ: các kháng thể và các tế bào bạch cầu gọi là tế bào trí nhớ (memory cells).


Khi virus là SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể, các tế bào bạch cầu đặc biệt là các tế bào B (B-cell hay còn gọi là B-lymphocytes) xung trận. Các tế bào B có khả năng phân biệt các tế bào của ta (trong cơ thể) và tế bào lạ là mầm bệnh xâm nhập. Các tế bào B sẽ bám lấy chất lạ là mầm bệnh, và có phản ứng bằng cách sản xuất thật nhiều chất gọi là kháng thể. Đó chính là các immunoglobin (Ig), đặc biệt IgM là các protein đặc biệt có tác dụng vô hiệu hóa các kháng nguyên tương ứng là mầm bệnh. Sau đó, với sự trợ giúp của tế bào T (cũng là một loại tế bào bạch cầu), tế bào B có thể chuyển sang sản xuất kháng thể IgG, IgA hoặc IgE. Và đây cũng là hệ thống phòng thủ thứ nhất.


Hệ thống phòng thủ thứ hai là các tế bào nhớ. Có một số tế bào B sau khi tiếp xúc với kháng nguyên là mầm bệnh biến dạng để trở thành “tế bào nhớ”. Các tế bào này sống rất lâu trong cơ thể và “nhớ” rất lâu những mầm bệnh mà chúng đã có lần tấn công, nên sau này có khả năng sản xuất nhanh chóng kháng thể chuyên biệt để chống lại mầm bệnh mà cơ thể đã bị nhiễm trước đây nay nhiễm lại.


Xét nghiệm kháng thể bằng 0 sau chích ngừa không đáng lo


Vắc xin có tác dụng bảo vệ lâu dài không phải chỉ giúp tạo ra kháng thể, mà là giúp tạo ra các tế bào có trí nhớ. Các tế bào nhớ này tồn tại lâu dài trong hệ tuần hoàn, trong các hạch bạch huyết, và tồn tại lâu hơn nhiều so với kháng thể.


Do có hai hệ thống phòng thủ tạo ra bởi chích vắc xin nên chúng ta sẽ không lo lắng nếu sau chích vắc xin ngừa COVID-19 mà xét nghiệm lại thấy cơ thể không có kháng thể (kháng thể bằng 0). Vì lý do nào đó, trong thời điểm xét nghiệm kháng thể cơ thể không có kháng thể nhưng đừng lo, chúng ta vẫn còn có các tế bào nhớ, chúng sẽ tạo ra kháng thể khi cần.


Sở Y tế TP.HCM gửi văn bản khẩn: Không xét nghiệm kháng thể không cần thiết, sai mục đích


TTO – Sở Y tế đề nghị các cơ sở y tế trên địa bàn TP.HCM không sử dụng xét nghiệm kháng thể COVID-19 sai mục đích, không cần thiết, gây tốn kém và có thể gây tâm lý chủ quan trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.


(NHĐ)

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng




[Continue reading...]

Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2021

Phương pháp điều trị ung thư mới: tiêm vi khuẩn chết vào khối u để giết tế bào ung thư

- 0 nhận xét


 

Các nhà khoa học đã "khám phá lại" một phương pháp điều trị ung thư đã từng xuất hiện hàng thế kỷ trước đây, đó là tiêm vi khuẩn đã chết vào các khối u để giúp hệ thống miễn dịch xác định mục tiêu và tiêu diệt các tế bào ung thư đó. Các xét nghiệm tiền lâm sàng và thử nghiệm ban đầu trên người cho thấy phương pháp điều trị này rất tiềm năng, an toàn và có hiệu quả tốt.


dr-william-coley.png


Vào cuối thế kỷ 19, một nhà khoa học tên là William Coley đã nghi ngờ mối quan hệ bất thường giữa sự nhiễm khuẩn và sự thuyên giảm bệnh ung thư. Coley bắt đầu thử nghiệm các công thức vi khuẩn khác nhau để điều trị ung thư. Những công thức này được biết đến với cái tên "Coley’s toxins" và một cách tình cờ, ông trở thành người tiên phong trong liệu pháp điều trị miễn dịch ung thư.


Trong phần lớn thời gian của thế kỷ 20, nghiên cứu của Coley đã được chuyển thành một chú thích trong lịch sử khoa học. Các thí nghiệm của ông có phần thất thường và thiếu tiêu chuẩn, vì vậy rất ít nhà nghiên cứu có thể lặp lại kết quả của ông.


mycobacterium.jpg

QUẢNG CÁO




Mãi cho đến gần đây, một hướng nghiên cứu mới tập trung vào những tương tác phức tạp giữa sức khỏe của con người và vi khuẩn sống bên trong chúng ta, đã dẫn đến việc một nhóm các nhà nghiên cứu người Úc tìm hiểu lại các ý tưởng của ông Coley. Aude Fahrer, trưởng nhóm nghiên cứu của dự án, đã mô tả phương pháp điều trị ung thư này là khá đơn giản và có chi phí thấp.


Fahrer giải thích: “Nó liên quan đến việc tiêm một dung dịch giải phóng chậm vi khuẩn Mycobacteria đã chết trực tiếp vào khối ung thư. Ý tưởng là việc này sẽ đưa các tế bào miễn dịch vào khối u để tấn công các vi khuẩn, mặc dù chúng đã chết, và do một tác dụng phụ khiến các tế bào miễn dịch đồng thời cũng tấn công các tế bào ung thư. Một khi các tế bào miễn dịch được nhân lên, chúng có thể đi khắp nơi trong cơ thể, vì vậy nó sẽ không chỉ tấn công tế bào ung thư tại vị trí tiêm, mà còn là bất kỳ chỗ di căn nào, nơi ung thư đã di căn sang phần khác của cơ thể."


Freunds-Adjuvant.jpg


Phương pháp điều trị này bao gồm ba thành phần: Một là dầu khoáng, thứ hai là một chất hoạt động bề mặt tạo nên chất bổ trợ được gọi là "Montanide ISA-51". Chất bổ trợ này đã được cấp phép sử dụng ở người và được sử dụng trong một số loại vắc-xin để tăng cường phản ứng miễn dịch. Thành phần thứ ba chỉ đơn giản là vi khuẩn Mycobacteria bị giết chết bằng nhiệt.


Công thức tổng thể này được gọi là "Complete Freund’s Adjuvant" (CFA), và nó không phải là mới. Trên thực tế, công thức này ban đầu được phát triển vào những năm 1950 bởi một nhà nghiên cứu tên là Jules T. Freund. Tuy nhiên, trong khi các thành phần riêng lẻ của nó đã được cấp phép dùng cho người bệnh, CFA vẫn chưa được phê duyệt cho bất kỳ phương pháp điều trị lâm sàng nào.


Complete-Freunds-Adjuvant.jpg


Nghiên cứu mới này được công bố trên Journal for Immunotherapy of Cancer, báo cáo tác động của CFA trên một số phương pháp điều trị tiền lâm sàng và một số lượng nhỏ bệnh nhân. Phương pháp điều trị được thử nghiệm bao gồm việc tiêm trực tiếp một loại nhũ tương giải phóng chậm của CFA vào khối u.


Các thí nghiệm tiền lâm sàng cho thấy CFA an toàn trên một số vật mẫu bao gồm chuột, chó và ngựa. Các phản ứng miễn dịch toàn thân nhắm vào các tế bào trong khối u đã được phát hiện trong tất cả các xét nghiệm tiền lâm sàng.

QUẢNG CÁO




Nghiên cứu cũng báo cáo dữ liệu ban đầu từ thử nghiệm trên người (giai đoạn 1) đang diễn ra để kiểm tra công thức CFA. Kết quả sơ bộ cho thấy phương pháp điều trị này là an toàn ở người. Tuy nhiên, dữ liệu về hiệu quả tại thời điểm này vẫn chưa rõ ràng. Điều này chủ yếu là do các thử nghiệm này đang được tiến hành ở những bệnh nhân ung thư giai đoạn rất muộn.


ANU_1.jpg


Fahrer nói: “Chúng tôi đã điều trị 8 bệnh nhân ung thư như một phần của thử nghiệm này. Họ đều là bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, nhưng trong một trường hợp cụ thể, chúng tôi có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Việc điều trị làm giảm lượng chất lỏng xung quanh phổi của họ và có thể thu nhỏ một trong những khối u ung thư của họ."


Cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa trước khi phương pháp điều trị ung thư này được cấp phép điều trị rộng rãi. Nhưng các nhà nghiên cứu cho biết những dấu hiệu ban đầu này là đầy hứa hẹn, cộng với việc liệu pháp này có chi phí thấp và dễ thực hiện hơn so với những liệu pháp điều trị miễn dịch hiện tại.


ANU.jpg


Fahrer cho biết thêm: “Những điều tốt nhất về phương pháp điều trị mới này là nó cần ít liều lượng, dễ sử dụng và ít tác dụng phụ. Chúng tôi đang xem xét khoảng 20 đô la cho một liều, trong khi chi phí của các liệu pháp miễn dịch khác có thể lên đến 40.000 đô la. Điều này giúp cho bệnh nhân ở các nước đang phát triển có thể tiếp cận được phương pháp điều trị ung thư dễ dàng hơn."



Nguồn: Australian National University

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Tư, 6 tháng 10, 2021

Tranh cãi tiêm vaccine cho người từng nhiễm nCoV

- 0 nhận xét

 Nhiều người cho rằng không cần tiêm vaccine nếu từng nhiễm nCoV, nhưng một số chuyên gia tin khả năng miễn dịch hậu nhiễm khó thay thế được vaccine.


Cathy Cloud, cư dân Galveston, bang Texas, Mỹ, muốn làm xét nghiệm kháng thể để chứng minh cô đã được bảo vệ khỏi nCoV. Cloud mong bằng chứng này đủ khiến các thành viên trong gia đình không còn xa lánh chỉ vì cô chưa tiêm vaccine.


Cloud cho biết cô mắc Covid-19 vào đầu tháng 8. Dù bị ốm rất nặng, phải vào phòng cấp cứu, điều trị bằng phương pháp kháng thể đơn dòng, sụt gần 5 kg trong hơn 15 ngày, cô vẫn cảm thấy "rất tuyệt vời" sau khi bình phục và không có hứng thú với tiêm vaccine.


"Đó không phải là điều tệ nhất tôi trải qua trong đời", Cloud nói, tự tin rằng khả năng miễn dịch tự nhiên hậu nhiễm đủ giúp bảo vệ cô trước Covid-19 trong tương lai.


Cloud không phải là người duy nhất có quan điểm này. Tuần trước, cầu thủ bóng rổ Mỹ Jonathan Isaac nói trong một cuộc họp báo rằng anh không tiêm vaccine Covid-19, với lý do là đã có miễn dịch tự nhiên sau khi nhiễm virus.


Gần hai năm kể từ khi Covid-19 bùng phát, câu trả lời chính xác về khả năng miễn dịch tự nhiên hậu nhiễm vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Tiến sĩ Minica Gandhi, chuyên gia bệnh truyền nhiễm kiêm giáo sư Y khoa tại Đại học California, nói một số dữ liệu chỉ ra rằng miễn dịch tự nhiên có hiệu quả tương tự vaccine, trong khi một số nghiên cứu khác cho thấy điều ngược lại.



Nhân viên y tế chuẩn bị ống tiêm vaccine Covid-19 tại El Paso, bang Texas hôm 6/5. Ảnh: Reuters.

Nhân viên y tế chuẩn bị ống tiêm vaccine Covid-19 tại El Paso, bang Texas hôm 6/5. Ảnh: Reuters.


Theo một nghiên cứu chưa được bình duyệt của Israel được thực hiện trên gần 780.000 người, những ca phục hồi sau nhiễm và chưa tiêm chủng có nguy cơ tái nhiễm thấp hơn 27 lần so với người chưa nhiễm và đã tiêm hai liều Pfizer. Nghiên cứu cũng chỉ ra những người có khả năng miễn dịch tự nhiên sẽ tăng cường khả năng bảo vệ trước biến chủng Delta, sau khi tiêm một liều vaccine.


Nhiều người ủng hộ khả năng miễn dịch tự nhiên thêm rằng bằng chứng về khả năng bảo vệ hậu nhiễm đã được công nhận khi một số quốc gia xem đây là một trong những tiêu chí cấp "thẻ xanh Covid".


Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) và hầu hết chuyên gia y tế nước này khuyến cáo rộng rãi rằng tất cả người đủ điều kiện nên tiêm vaccine, dù từng bị nhiễm virus hay chưa. Lý do được đưa ra là các nghiên cứu chưa xác định được khả năng miễn dịch tự nhiên có thể kéo dài bao lâu sau khi nhiễm và phục hồi. Đồng thời, những nghiên cứu gần đây của Mỹ chỉ ra tiêm chủng mang lại khả năng bảo vệ cao hơn so với việc từng nhiễm.


Nghiên cứu đã bình duyệt được thực hiện với 246 cư dân ở Kentucky chỉ ra những người chưa tiêm vaccine có nguy cơ tái nhiễm cao hơn hai lần người đã tiêm chủng đầy đủ. Tiến sĩ Peter Hotez, đồng giám đốc Trung tâm Phát triển Vaccine tại Bệnh viện Nhi Texas, nói không phải ai cũng có khả năng miễn dịch mạnh mẽ sau khi nhiễm và phục hồi.


"Nếu bạn nhìn vào những kết quả nghiên cứu sơ bộ, những người từng nhiễm và phục hồi có phản ứng với virus không giống nhau. Một số có phản ứng rất mạnh mẽ, nhưng một số khác hầu như không có kháng thể trung hòa và rất dễ bị tái nhiễm", ông nói.


Vì rất khó xác định mức độ miễn dịch tự nhiên của từng người, Hotez cho rằng điều tốt nhất nên làm là tiêm chủng cho cả những người từng mắc Covid-19.


"Hệ thống miễn dịch của chúng ta đã phát triển qua hàng triệu năm để cung cấp khả năng miễn dịch lâu dài trước các bệnh nhiễm trùng từng gặp phải trước đó", tiến sĩ Matthew Miller, phó khoa Hóa sinh và Khoa học Y sinh thuộc Đại học McMaster ở Canada, nói.


Tiến sĩ Miller thêm rằng khi con người nhiễm nCoV, hệ miễn dịch cũng có phản ứng tương tự, nhưng với mức độ khác nhau ở từng người. Trong khi đó, vaccine Covid-19 đem lại hiệu quả bảo vệ cao và phản ứng nhất quán hơn.


Một nghiên cứu được công bố ngày 30/6 trên tạp chí Science Translational Medicine chỉ ra những người tiêm đủ hai liều Moderna có mức độ kháng thể chống lại biến chủng nCoV cao hơn so với những kháng thể tự nhiên được cơ thể sản xuất sau khi nhiễm virus.


Một nghiên cứu khác của Đại học Oxford công bố hồi tháng 6 cho biết mắc Covid-19 có thể làm suy yếu phản ứng của hệ miễn dịch, khiến người từng nhiễm virus có khả năng nhiễm biến chủng nCoV khác cao hơn.


Giới chuyên gia thêm rằng con đường đạt khả năng miễn dịch thông qua bình phục sau nhiễm cũng tiềm ẩn rủi ro cao hơn.


"Để có khả năng miễn dịch, bạn phải nhiễm virus. Và với virus mới như nCoV, người nhiễm có thể đối mặt nguy cơ bệnh nặng và thậm chí tử vong", Miller nói.


Do đó, những chuyên gia trên nhận định tiêm chủng vẫn nên là lựa chọn hàng đầu để đạt miễn dịch, bởi biện pháp này dễ thực hiện, có thể dự đoán được khả năng bảo vệ và đáng tin cậy.


"Điểm mấu chốt là ngay cả khi từng nhiễm và khỏi bệnh, bạn vẫn có nguy cơ tái nhiễm, đặc biệt là trước biến chủng như Delta. Do đó, hãy tiêm chủng ngay nếu chưa tiêm, kể cả bạn từng nhiễm và đã phục hồi", Hotez nói.


Loại thuốc có thể thay đổi cuộc chơi trước Covid-19 61

Châu Á bứt tốc trong cuộc đua tiêm chủng

Kỳ tích tiêm chủng châu Âu đối mặt phép thử mùa đông 22

Tương lai Covid-19 thành bệnh thông thường 73

Thanh Tâm (Theo Global News, Yahoo News)

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng




[Continue reading...]

Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2021

Các nhà khoa học báo cáo hiệu quả của vắc-xin Sputnik V với biến chủng Delta

- 0 nhận xét

 Bộ trưởng Bộ Y tế Liên bang Nga Mikhail Murashko cho biết: "Sputnik V là vắc-xin phòng ngừa hiệu quả nhất trong cuộc chiến chống lại biến chủng Delta".

Ba chủng virus corona có họ hàng gần nhất với SARS-CoV-2 được tìm thấy tại Lào

Việt Nam tiếp nhận lô vắc xin Sputnik V đầu tiên sau chuyến thăm LB Nga của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Vắc-xin Sputnik V: Công nghệ, độ an toàn và hiệu quả, khả năng chống biến thể Delta

Được phát hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2020 tại Ấn Độ, biến thể Delta (B.1.617) hiện đã lây lan tới hơn 185 quốc gia và vùng lãnh thổ, chịu trách nhiệm cho làn sóng COVID-19 lớn nhất kể từ đầu đại dịch tới nay.


Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, Delta đã trở thành dòng chủ đạo của các ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu. Biến thể này thách thức độ hiệu quả và nỗ lực triển khai vắc-xin của con người. Vì vậy, các chỉ số chống Delta hiện đang trở thành tham chiếu quan trọng cho các hãng sản xuất cũng như cơ quan y tế các nước khi thực hiện kế hoạch tiêm chủng toàn dân ở quốc gia mình.


Vào khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8, cơ quan y tế nhà nước Nga cho biết 95% các ca nhiễm COVID-19 tại nước này là từ biến thể Delta. Cùng lúc, một nghiên cứu đang được thực hiện tại thành phố St.Petersburg trong chiến dịch tiêm chủng đại trà vắc-xin Sputnik V.


Nghiên cứu này có thể trở thành một cơ sở chứng minh độ hiệu quả của vắc-xin Sputnik V với biến chủng Delta mới.



Các nhà khoa học báo cáo hiệu quả của vắc-xin Sputnik V với biến chủng Delta - Ảnh 1.


Đăng tải trên nền tảng công bố bài báo trước xuất bản Medrxiv, nghiên cứu mới được thực hiện dưới sự dẫn dắt của nhà dịch tễ học Anton Barchuk đến từ Đại học European, thành phố St.Petersburg.


Trong đó, họ đã theo dõi dữ liệu từ 14.000 người được tiêm vắc-xin Sputnik V và ghi nhận độ hiệu quả bảo vệ chống các ca nhiễm COVID-19 bị viêm phổi lên tới 81%. Kết quả này được quan sát thấy trong nhóm những bệnh nhân đã tiêm đủ 2 mũi Sputnik V.


Điều đáng nói là nghiên cứu này bao gồm dữ liệu chụp cắt lớp CT phổi của cả bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhẹ và nặng, một điều mà các nghiên cứu phương tây ít khi làm được. Nó cho phép các bác sĩ đánh giá đúng mức độ viêm phổi của từng bệnh nhân.


Cùng thời gian này, hãng tin nhà nước RT của Nga dẫn nguồn từ Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF), đơn vị tài trợ cho vắc-xin Sputnik V cho biết hiệu quả dịch tễ học của vắc-xin này đối với biến thể Delta là 83,1%. Hai liều vắc-xin Sputnik V có khả năng chống lại 94,37% các ca nhiễm biến thể Delta nặng phải nhập viện. Con số được cho là cao hơn cả hai loại vắc-xin mRNA là Pfizer và Moderna.


Các nhà khoa học báo cáo hiệu quả của vắc-xin Sputnik V với biến chủng Delta - Ảnh 2.


Các nhà khoa học báo cáo hiệu quả của vắc-xin Sputnik V với biến chủng Delta - Ảnh 3.


Bộ trưởng Bộ Y tế Liên bang Nga Mikhail Murashko trong một bài báo đã cho biết: "Sputnik V là vắc-xin phòng ngừa hiệu quả nhất trong cuộc chiến chống lại biến chủng Delta. Vắc-xin có khả năng ngăn ngừa 95% số ca bệnh nghiêm trọng". Ông nhấn mạnh: "Quan trọng là nó ngăn ngừa được những trường hợp COVID-19 nặng cần phải nhập viện".


Hiệu quả của Sputnik V trước biến thể Delta có thể bắt nguồn từ công nghệ đặc biệt mà các nhà khoa học sử dụng để sản xuất loại vắc-xin này. Theo đó, vắc-xin Sputnik V được phát triển dựa trên vector virus, tương tự như vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca, Janssen của Johnson & Johnson, Convidecia của CanSino.


Vector là những virus vô hại đã được chỉnh sửa để vô hiệu hóa khả năng sao chép. Sau đó, các nhà khoa học tiếp tục thêm vào virus này một gen biểu hiện protein gai của virus SARS-CoV-2. Các vector virus tái tổ hợp cuối cùng được tiêm vào cơ thể.


Tuy nhiên, thay vì chỉ sử dụng một vector cho cả hai mũi tiêm như các loại vắc-xin khác (AstraZeneca sử dụng vector virus ChAdOx1, Janssen của Johnson & Johnson sử dụng Ad26, Convidecia của CanSino sử dụng Ad5), Sputnik V sử dụng tới hai: Ad26 cho thành phần hay mũi tiêm đầu tiên, và Ad5 cho thành phần hay mũi tiêm thứ hai.


Vào đầu tháng 8, một nghiên cứu đăng trên MedRxiv của các nhà khoa học Mỹ cho thấy biến thể Delta đã làm suy giảm hiệu quả của vắc-xin COVID-19 Moderna xuống 76%. Mức giảm của vắc-xin Pfizer thậm chí còn mạnh hơn, xuống tới 42%.


Các nhà khoa học báo cáo hiệu quả của vắc-xin Sputnik V với biến chủng Delta - Ảnh 4.


Các nhà khoa học báo cáo hiệu quả của vắc-xin Sputnik V với biến chủng Delta - Ảnh 5.

Hãng tin RT so sánh độ hiệu quả của vắc-xin Sputnik V, vắc-xin COVID-19 của Moderna và Pfizer trước biến thể Delta.



Kết quả tương tự được ghi nhận trong nghiên cứu tại Israel, khi các nhà khoa học nước này quan sát thấy tỷ lệ những người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin Pfizer nhưng vẫn nhiễm bệnh ngày một tăng.


Trước đó, một nghiên cứu thực hiện trên 309 tình nguyện viên Argentina lấy mẫu huyết thanh sau khi tiêm cũng cho thấy vắc-xin Sputnik V tạo ra hiệu giá trung hòa kháng thể với biến thể Delta lớn hơn so với các vắc-xin khác.

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng




[Continue reading...]
 
Copyright © . TiNa-Sữa non - Posts · Comments
Theme Template by BTDesigner · Powered by Blogger