Sunday, January 12, 2025

Thứ Tư, 6 tháng 10, 2021

Tranh cãi tiêm vaccine cho người từng nhiễm nCoV

 Nhiều người cho rằng không cần tiêm vaccine nếu từng nhiễm nCoV, nhưng một số chuyên gia tin khả năng miễn dịch hậu nhiễm khó thay thế được vaccine.


Cathy Cloud, cư dân Galveston, bang Texas, Mỹ, muốn làm xét nghiệm kháng thể để chứng minh cô đã được bảo vệ khỏi nCoV. Cloud mong bằng chứng này đủ khiến các thành viên trong gia đình không còn xa lánh chỉ vì cô chưa tiêm vaccine.


Cloud cho biết cô mắc Covid-19 vào đầu tháng 8. Dù bị ốm rất nặng, phải vào phòng cấp cứu, điều trị bằng phương pháp kháng thể đơn dòng, sụt gần 5 kg trong hơn 15 ngày, cô vẫn cảm thấy "rất tuyệt vời" sau khi bình phục và không có hứng thú với tiêm vaccine.


"Đó không phải là điều tệ nhất tôi trải qua trong đời", Cloud nói, tự tin rằng khả năng miễn dịch tự nhiên hậu nhiễm đủ giúp bảo vệ cô trước Covid-19 trong tương lai.


Cloud không phải là người duy nhất có quan điểm này. Tuần trước, cầu thủ bóng rổ Mỹ Jonathan Isaac nói trong một cuộc họp báo rằng anh không tiêm vaccine Covid-19, với lý do là đã có miễn dịch tự nhiên sau khi nhiễm virus.


Gần hai năm kể từ khi Covid-19 bùng phát, câu trả lời chính xác về khả năng miễn dịch tự nhiên hậu nhiễm vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Tiến sĩ Minica Gandhi, chuyên gia bệnh truyền nhiễm kiêm giáo sư Y khoa tại Đại học California, nói một số dữ liệu chỉ ra rằng miễn dịch tự nhiên có hiệu quả tương tự vaccine, trong khi một số nghiên cứu khác cho thấy điều ngược lại.



Nhân viên y tế chuẩn bị ống tiêm vaccine Covid-19 tại El Paso, bang Texas hôm 6/5. Ảnh: Reuters.

Nhân viên y tế chuẩn bị ống tiêm vaccine Covid-19 tại El Paso, bang Texas hôm 6/5. Ảnh: Reuters.


Theo một nghiên cứu chưa được bình duyệt của Israel được thực hiện trên gần 780.000 người, những ca phục hồi sau nhiễm và chưa tiêm chủng có nguy cơ tái nhiễm thấp hơn 27 lần so với người chưa nhiễm và đã tiêm hai liều Pfizer. Nghiên cứu cũng chỉ ra những người có khả năng miễn dịch tự nhiên sẽ tăng cường khả năng bảo vệ trước biến chủng Delta, sau khi tiêm một liều vaccine.


Nhiều người ủng hộ khả năng miễn dịch tự nhiên thêm rằng bằng chứng về khả năng bảo vệ hậu nhiễm đã được công nhận khi một số quốc gia xem đây là một trong những tiêu chí cấp "thẻ xanh Covid".


Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) và hầu hết chuyên gia y tế nước này khuyến cáo rộng rãi rằng tất cả người đủ điều kiện nên tiêm vaccine, dù từng bị nhiễm virus hay chưa. Lý do được đưa ra là các nghiên cứu chưa xác định được khả năng miễn dịch tự nhiên có thể kéo dài bao lâu sau khi nhiễm và phục hồi. Đồng thời, những nghiên cứu gần đây của Mỹ chỉ ra tiêm chủng mang lại khả năng bảo vệ cao hơn so với việc từng nhiễm.


Nghiên cứu đã bình duyệt được thực hiện với 246 cư dân ở Kentucky chỉ ra những người chưa tiêm vaccine có nguy cơ tái nhiễm cao hơn hai lần người đã tiêm chủng đầy đủ. Tiến sĩ Peter Hotez, đồng giám đốc Trung tâm Phát triển Vaccine tại Bệnh viện Nhi Texas, nói không phải ai cũng có khả năng miễn dịch mạnh mẽ sau khi nhiễm và phục hồi.


"Nếu bạn nhìn vào những kết quả nghiên cứu sơ bộ, những người từng nhiễm và phục hồi có phản ứng với virus không giống nhau. Một số có phản ứng rất mạnh mẽ, nhưng một số khác hầu như không có kháng thể trung hòa và rất dễ bị tái nhiễm", ông nói.


Vì rất khó xác định mức độ miễn dịch tự nhiên của từng người, Hotez cho rằng điều tốt nhất nên làm là tiêm chủng cho cả những người từng mắc Covid-19.


"Hệ thống miễn dịch của chúng ta đã phát triển qua hàng triệu năm để cung cấp khả năng miễn dịch lâu dài trước các bệnh nhiễm trùng từng gặp phải trước đó", tiến sĩ Matthew Miller, phó khoa Hóa sinh và Khoa học Y sinh thuộc Đại học McMaster ở Canada, nói.


Tiến sĩ Miller thêm rằng khi con người nhiễm nCoV, hệ miễn dịch cũng có phản ứng tương tự, nhưng với mức độ khác nhau ở từng người. Trong khi đó, vaccine Covid-19 đem lại hiệu quả bảo vệ cao và phản ứng nhất quán hơn.


Một nghiên cứu được công bố ngày 30/6 trên tạp chí Science Translational Medicine chỉ ra những người tiêm đủ hai liều Moderna có mức độ kháng thể chống lại biến chủng nCoV cao hơn so với những kháng thể tự nhiên được cơ thể sản xuất sau khi nhiễm virus.


Một nghiên cứu khác của Đại học Oxford công bố hồi tháng 6 cho biết mắc Covid-19 có thể làm suy yếu phản ứng của hệ miễn dịch, khiến người từng nhiễm virus có khả năng nhiễm biến chủng nCoV khác cao hơn.


Giới chuyên gia thêm rằng con đường đạt khả năng miễn dịch thông qua bình phục sau nhiễm cũng tiềm ẩn rủi ro cao hơn.


"Để có khả năng miễn dịch, bạn phải nhiễm virus. Và với virus mới như nCoV, người nhiễm có thể đối mặt nguy cơ bệnh nặng và thậm chí tử vong", Miller nói.


Do đó, những chuyên gia trên nhận định tiêm chủng vẫn nên là lựa chọn hàng đầu để đạt miễn dịch, bởi biện pháp này dễ thực hiện, có thể dự đoán được khả năng bảo vệ và đáng tin cậy.


"Điểm mấu chốt là ngay cả khi từng nhiễm và khỏi bệnh, bạn vẫn có nguy cơ tái nhiễm, đặc biệt là trước biến chủng như Delta. Do đó, hãy tiêm chủng ngay nếu chưa tiêm, kể cả bạn từng nhiễm và đã phục hồi", Hotez nói.


Loại thuốc có thể thay đổi cuộc chơi trước Covid-19 61

Châu Á bứt tốc trong cuộc đua tiêm chủng

Kỳ tích tiêm chủng châu Âu đối mặt phép thử mùa đông 22

Tương lai Covid-19 thành bệnh thông thường 73

Thanh Tâm (Theo Global News, Yahoo News)

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng




0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2025. TiNa-Sữa non - Posts · Comments
Theme Template by BTDesigner · Powered by Blogger