Thứ Hai, 25 tháng 7, 2022

Việt Nam ứng phó đậu mùa khỉ thế nào

- 0 nhận xét

 Trước nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập, Việt Nam tăng giám sát ca bệnh tại cửa khẩu, chuẩn bị thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, vaccine phòng ngừa.


Chiều 24/7, Bộ Y tế đã họp khẩn cùng các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam về ứng phó đậu mùa khỉ, một ngày sau khi căn bệnh được coi là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu.


Tiến sĩ Nguyễn Lương Tâm, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ song có nguy cơ cao bệnh xâm nhập. Lý do là các quốc gia lân cận như Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Campuchia... đã ghi nhận các ca đậu mùa khỉ. Trong khi đó, nước ta đã bỏ tờ khai y tế dành cho người nhập cảnh từ tháng 4; hành khách từ những nước này vào Việt Nam thuận lợi hơn trước.



Buổi họp chuẩn bị ứng phó đậu mùa khỉ chiều 24/7 tại Bộ Y tế. Ảnh: Chi Lê

Buổi họp chuẩn bị ứng phó đậu mùa khỉ chiều 24/7 tại Bộ Y tế. Ảnh: Chi Lê


Trước nguy cơ đậu mùa khỉ có thể xâm nhập và lây lan, Cục Y tế Dự phòng cho rằng hoạt động trọng tâm trong thời gian tới là giám sát người đến từ các nước có dịch, đẩy mạnh việc giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu, tại cơ sở khám chữa bệnh và dựa vào sự kiện tại cộng đồng để phát hiện sớm, ngăn chặn virus bùng phát.


Về xét nghiệm chẩn đoán, giáo sư Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết đang phối hợp các viện; đề nghị WHO, CDC hỗ trợ sinh phẩm cũng như quy trình xét nghiệm. Hiện Việt Nam chưa có các sinh phẩm này.


"Bộ kit hoàn chỉnh hiện nay rất ít, giả sử nếu có cung cấp tại Việt Nam, chúng ta phải có giấy phép từ Bộ Y tế mới được sử dụng. Về năng lực xét nghiệm, chúng ta phải đợi nhận bộ mồi của WHO cung cấp", ông Đức Anh nói.


Trong lúc chờ sinh phẩm chuẩn, phó giáo sư Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM, đề xuất tạm thời dùng một số hóa chất sinh phẩm dùng trong phòng thí nghiệm nhằm xét nghiệm chẩn đoán, sàng lọc ca bệnh trong trường hợp khẩn cấp.


Về vaccine, giáo sư Đức Anh cho biết thế giới hiện chỉ có hai loại vaccine được Mỹ cấp phép sử dụng, đều là vaccine virus sống. Vaccine có lộ trình hai liều, tiêm cách nhau 4 tuần, dành cho người trên 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, WHO khuyến cáo không tiêm đại trà vaccine này, chỉ dùng cho nhóm nguy cơ cao như người đồng tính, lưỡng tính nam...


Tiến sĩ Sorroco Escalante, quyền Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam, khuyến nghị nên sử dụng vaccine đậu mùa để dự phòng. Tuy nhiên, Việt Nam không dự trữ loại vaccine này, do đó các chuyên gia đề nghị WHO hỗ trợ.


Hình ảnh hiển vi điện tử một chủng đậu mùa khỉ. Ảnh: Smith Collection

Hình ảnh hiển vi điện tử một chủng đậu mùa khỉ. Ảnh: Smith Collection


Thạc sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, cho biết cơ quan này đã soạn thảo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, sẽ họp thông qua trong tuần tới. Theo nghiên cứu của cơ quan này, đa số trường hợp mắc đậu mùa khỉ có biểu hiện nhẹ, một số ca tăng nặng như nhiễm khuẩn huyết, biến chứng phổi, não.


"Chúng tôi phân ra tuyến xã, huyện điều trị ca nhẹ, tuyến tỉnh và tuyến cuối điều trị ca biến chứng", ông Khoa nói.


Về phương thức lây truyền căn bệnh, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhận định đậu mùa khỉ khó lây, chỉ lây qua tiếp xúc trực tiếp, giọt bắn lớn; không lây qua không khí như nCoV.


Để chủ động ứng phó dịch bệnh, Thứ trưởng đề nghị các địa phương cần tăng cường giám sát và phát hiện bệnh tại tất cả cửa khẩu. Thứ trưởng đồng ý sử dụng sinh phẩm trong phòng thí nghiệm để chẩn đoán bệnh trong trường hợp khẩn, giao Cục Y tế dự phòng làm đầu mối nghiên cứu.


Bà Liên Hương cũng đề nghị nhanh chóng hoàn thiện quy trình xét nghiệm chẩn đoán đậu mùa khỉ vì không có hướng dẫn, không thể chẩn đoán ca mắc, chậm nhất trong tuần tới hoàn thành. Giao các đơn vị nghiên cứu phân loại bệnh đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm nhóm A hay B; xem xét cấp phép khẩn cấp thuốc kháng virus nếu có

Đậu mùa khỉ hiện lây nhiễm cho hơn 70 nước, thế giới ghi nhận hơn 16.000 ca bệnh, 5 ca tử vong. Bệnh có triệu chứng sốt, nhức đầu, nổi hạch lưng, đau cơ, suy nhược cơ thể, phát ban trên da.

[Continue reading...]

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2022

Có nên cho trẻ uống vitamin tổng hợp hay không?

- 0 nhận xét

👨Hoàng Ngân

Vitamin là những hợp chất có phân tử lượng tương đối nhỏ, nhưng đặc biệt cần thiết cho hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Bộ sung vitamin đầy đủ sẽ giúp bạn có được 1 tinh thần sảng khoái, tăng cường hệ miễn dịch và nhiều lợi ích khác nữa. Đối với trẻ nhỏ, việc cung cấp đủ vitamin là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, cho bé uống vitamin có thật sự cần thiết và như thế nào là cung cấp đủ vitamin cho bé?





Bé có cần bổ sung vitamin không?

Có nhiều mẹ thường xuyên tự bổ sung vitamin và khoáng chất (canxi, sắt..) cho bé một cách khá tùy tiện. Nghĩa là cảm thấy con cần phải bổ sung hoặc thấy ai đó nói con cần bổ sung thì liền cho bé uống mà không cần bác sĩ tư vấn xem liệu bé có thực sự cần không. Thậm chí, một số mẹ còn cho rằng chỉ ăn rau củ thôi không đảm bảo đủ tất cả các loại vitamin, khoáng chất cần thiết. Sự thật có phải như vậy không?




Vitamin và khoáng chất không nên bổ sung tùy tiện vì cũng có mặt trái của nó. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin đầy đủ cho bé cũng rất quan trọng để trẻ có thể phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí não. Trong bài viết này, Quantrimang sẽ cung cấp cho các mẹ những thông tin cần thiết để giúp bé yêu nhà mình luôn khỏe mạnh.


Khi nào cần bổ sung vitamin cho bé?

Thông thường, sữa mẹ hoặc sữa công thức sẽ cung cấp đủ lượng vitamin, khoáng chất mà bé cần cho đến khoảng 4 hoặc 6 tháng ngoại trừ vitamin D. Tuy nhiên, mẹ bé nên ăn uống lành mạnh, đầy đủ và nếu mẹ có vấn đề về sức khỏe hoặc ăn chay, bé cũng có thể phải bổ sung vitamin.




Xem thêm: Vitamin A có tác dụng gì? Vitamin A có trong thực phẩm nào?


Sau 4 đến 6 tháng, khi bé bắt đầu ăn dặm, bác sĩ có thể khuyên bạn bổ sung vitamin cho bé. Những bé ăn đa dạng thức ăn thường sẽ không cần đến vitamin nhưng bác sĩ có thể khuyến cáo bổ sung vitamin hàng ngày nếu như bé sinh non, bé sinh ra bị nhẹ cân, bé bị vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến khả năng ăn, bé không ăn đa dạng thức ăn, chỉ ăn một số loại đồ ăn nhất định (ví dụ như ăn chay, không dùng bất kì chế phẩm nào từ sữa).


Theo Tổ chức Y tế Health Canada và Today’s Parents, trẻ em khỏe mạnh, phát triển bình thường không cần dùng vitamin tổng hợp. Trong thực tế, mặc dù cha mẹ luôn tiếp nhận những kiến thức, lời khuyên cần thiết về chế độ dinh dưỡng tốt cho thế hệ tương lai. Nhưng khó có thể đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Bác sĩ nhi khoa thường khuyên cha mẹ bổ sung vitamin tổng hợp cho bé trong những trường hợp sau:


Trẻ không ăn đủ chất

Trẻ kén ăn, biếng ăn

Trẻ mắc bệnh mãn tính như hen suyễn, gặp vấn đề tiêu hóa

Trẻ thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh

Trẻ có chế độ ăn đặc biệt, như ăn chay

Trẻ vận động nhiều, chơi những môn thể thao cường độ cao



1 số vitamin tổng hợp dành cho bé biếng ăn

Trước khi quyết định dùng vitamin tổng hợp cho bé, cha mẹ cần biết 6 loại vitamin thiết yếu cần cho cơ thể trẻ nhỏ:


Vitamin A giúp trẻ tăng cường thị giác, giúp trẻ phát triển bình thường, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ và làm lành các biểu mô và xương. Thiếu vitamin A gây ra bệnh quáng gà - giảm khả năng nhìn khi trời tối, nếu thiếu trầm trọng có thể gây khô giác mạc và bị mù.

Nhóm vitamin B (B2, B3, B6, B12) có tác dụng tăng sức đề kháng, duy trì quá trình trao đổi chất, góp phần vào quá trình sản sinh năng lượng, ngăn ngừa suy nhược thần kinh.

Vitamin C làm lành vết thương, giúp cơ bắp và da khỏe mạnh.

Tham khảo thêm: Thiếu vitamin C gây bệnh gì? Triệu chứng và cách bổ sung




Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và giúp cho xương và răng chắc khỏe. Hiệp hội dinh dưỡng Canada cho rằng vitamin D còn có tác dụng chống nhiễm trùng, giảm nguy cơ mắc những bệnh về tim, tiểu đường, bệnh xơ cứng và thậm chí một số loại ung thư (cụ thể là ung thư đại tràng).

Có thể mẹ quan tâm: Tắm nắng đúng cách để tổng hợp Vitamin D hiệu quả


Canxi giúp cho xương bé chắc khỏe.

Sắt kết hợp với protein đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên huyết sắc tố vận chuyển ô-xy. Thiếu chất sắt dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng, không cung cấp đủ ô-xy cho các bộ phận cơ thể, đặc biệt là tim, cơ bắp, não.

Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe của bé mà cha mẹ quyết định loại vitamin cần bổ sung.




Uống vitamin tổng hợp cho bé lúc nào trong ngày tốt nhất?

Thời gian tốt nhất trong ngày để uống vitamin B là sau khi thức dậy. Uống vitamin B trong khi đói sẽ giúp hấp thu vitamin. Uống vitamin B cũng có xu hướng làm tăng năng lượng. Do đó, uống quá muộn trong ngày có thể gây khó ngủ.


Cơ thể không dự trữ vitamin C. Vì vậy, chúng ta nên đưa nó vào cơ thể hàng ngày, lý tưởng với liều nhỏ trong suốt cả ngày. Vitamin C nên được uống vào cùng bữa ăn sẽ hấp thu tốt nhất. Do vitamin C chỉ tồn tại trong máu vài giờ nên không sử dụng toàn bộ liều uống vào 1 thời điểm/bữa ăn mà nên chia nhỏ làm 3 lần tương ứng với 3 bữa trong ngày. Trường hợp người bị đau dạ dày thì nên uống vitamin C sau bữa ăn. Không nên uống vitamin C quá muộn vào buổi tối, vì vitamin C có tính kích thích cao, gây khó ngủ.


Do vitamin E tan trong chất béo, dễ dàng lưu trữ trong cơ thể, đặc biệt là ở mô gan và mô mỡ. Uống vitamin E vào buổi sáng và nên uống cùng với các thực phẩm có chứa chất béo như sữa, các loại hạt, bơ, sữa chua hoặc uống cùng bữa ăn.


Cũng giống như vitamin E, vitamin D cũng là một vitamin tan trong chất béo, cần được uống với bữa ăn. Vitamin D hấp thụ tốt nhất khi bạn tiêu thụ cùng thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như dầu ôliu, quả bơ hoặc bơ. Không uống vitamin D vào ban đêm hay buổi tối muộn vì có ảnh hưởng tiêu cự đến giấc ngủ.


Lưu ý khi bổ sung vitamin cho bé



Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng sử dụng vitamin bổ sung khá an toàn, không gây ra những hậu quả nghiêm trọng trừ khi uống quá lượng cần thiết trong một thời gian dài.


Tuy nhiên, nếu bạn muốn bổ sung vitamin và khoáng chất cho bé, bạn nên lưu ý đến những vấn đề sau:


Một số loại thức ăn chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất nhất định: ví dụ như cam rất giàu vitamin C. Nguồn vitamin và khoáng chất từ thực phẩm dễ hấp thụ hơn loại bổ sung, vì thế hãy thử cho bé ăn các loại thức ăn giàu vitamin và khoáng chất mà bé thiếu trước khi bổ sung vitamin và khoáng chất cho bé.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung bất kì loại vitamin nào cho bé.

Không nên uống bất kì loại vitamin và khoáng chất nào vượt quá liều lượng cần thiết hàng ngày so với độ tuổi, nhất là vitamin A, D, E và K vì có thể gây hại. Uống quá nhiều vitamin C khi bạn bị cảm có thể gây đau đầu, tiêu chảy, đau và buồn nôn.

Hãy xem bổ sung vitamin như một loại thuốc và dùng cẩn trọng. Nên cho bé uống theo đúng liều lượng quy định, không nên để vitamin ở nơi bé có thể tự lấy và uống thoải mái.

Nếu bé dưới 4 tuổi, bạn nên cho bé uống bổ sung vitamin và khoáng chất dạng nước để ngăn ngừa nguy cơ hóc.

Tất cả các loại bổ sung vitamin và khoáng chất không chứa đủ 100% các loại vitamin và khoáng chất mà cơ thể cần nên không thể thay thế thức ăn, bạn vẫn cần duy trì một chế độ ăn lành mạnh để bé nhận được những loại vitamin và khoáng chất không có trong nguồn bổ sung.

Bên cạnh việc bổ sung, hãy dần dần cải thiện thói quen ăn uống của trẻ để không phải bổ sung vitamin và khoáng chất trong thời gian dài.

Khi chọn vitamin cho bé hãy đọc kĩ nhãn, một số loại vitamin chứa lượng vitamin A, axit folic và kẽm nhiều hơn mức khuyến cáo mà trẻ cần hàng ngày. Cục quản lí thực phẩm và dược phẩm Hoa Kì không đưa ra tiêu chuẩn chung cho các sản phẩm bổ sung này nên chất lượng của chúng không đồng đều, và có những loại chất lượng rất thấp.

Loại bổ sung vitamin dạng uống thường chứa caffeine và đường nên không nên dùng loại này cho trẻ.

Không bao giờ cho trẻ uống nhiều hơn số lượng quy định, kể cả khi bé bỏ ăn, chỉ uống viên bổ sung trong 1 tuần liền.

Hi vọng với những thông tin trên đây, các mẹ sẽ có đủ kiến thức để bổ sung vitamin và khoảng chất cho bé 1 cách thông minh nhất. Chúc bé yêu nhà bạn sẽ luôn khỏe mạnh mỗi ngày.

[Continue reading...]

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2022

Loài người đã làm gì để xóa tan cơn đau: Từ paracetamol đến morphine, đây là cách các loại thuốc giảm đau hoạt động

- 0 nhận xét

 THANH LONG,   

Những viên thuốc giảm đau được ví như thần dược, không có chúng, các bác sĩ sẽ không dám thực hiện nhiều cuộc phẫu thuật phức tạp.

Thế giới ngày càng đau đầu: Hơn 1 tỷ người thấy ngày nào cũng là ngày đau đầu với họ 

Dân văn phòng mách nhau 3 kiểu đồ dùng 10 phút đảm bảo tạm biệt đau lưng, mỏi cổ, nhức mắt 

Bác sĩ Mỹ mách bạn chế độ ăn 3 bước giúp đánh bay cơn đau đầu, dù kinh niên cũng có thể khỏi hoàn toàn 

Ngồi chơi game hay làm việc trước máy tính nhiều thì đừng bỏ qua những chiếc ghế này vừa thoải mái lại giảm đau nhức xương khớp 

Khoa học chỉ ra 2 cốc bia có tác dụng giảm đau tốt hơn paracetamol 

Khi một con thỏ bị thương, nó sẽ ghì tai của mình xuống, nheo mắt và chịu đựng cơn đau đó cho đến khi nó biến mất. Con thỏ không thường thể hiện nỗi đau của mình ra ngoài, vì nếu giãy giụa trên mặt đất, nó có thể lọt vào tầm ngắm của một loài động vật ăn thịt.


Nhưng những loài gia súc lớn, chẳng hạn như ngựa thì không che giấu nỗi đau của mình. Nó sẽ hý vang và đôi khi giãy nảy lên như một đứa trẻ la hét. Khoa học cho biết cách này đôi khi cũng giúp cơn đau giảm xuống một chút.


Các loài động vật săn mồi như sói và sư tử thường được bắt gặp khi chúng liếm vết thương của mình. Hành động này có thể giúp xoa dịu các đầu dây thần kinh vừa mới bị cắt đứt, làm giảm kích ứng, giảm viêm và thậm chí có thể giúp vết thương của chúng hồi phục nhanh hơn.



Loài người đã làm gì để xóa tan cơn đau: Từ paracetamol đến morphine, đây là cách các loại thuốc giảm đau hoạt động - Ảnh 1.


Trên thực tế, không chỉ có động vật có vú, mà cả các loài chim, bò sát, cá và động vật thân mềm như ốc cũng biết đau. Mỗi sinh vật trên Trái Đất đều có cách riêng để kiểm soát cơn đau của mình, nhưng tuyệt nhiên, chẳng có loài nào biết ra hiệu thuốc và mua một vỉ paracetamol - ngoại trừ con người.


Những viên thuốc giảm đau của loài người được ví như thần dược độc quyền. Nó cho phép chúng ta quản lý tất cả những nỗi thống khổ trong đời mình, từ một cái răng đau, một đợt viêm họng cấp cho tới khi phải vào phòng phẫu thuật.


Và còn cả những cơn đau cuối cùng của một bệnh nhân ung thư trên giường bệnh khi được chăm sóc giảm nhẹ nữa. Có thuốc giảm đau, mọi thứ đều trở nên nhẹ nhàng hơn.


Ví dụ như anh chàng Youtuber này sẽ không bao giờ có thể thực hiện được một ca phẫu thuật kéo dài chân nếu không có thuốc giảm đau: "Đau mà la lên cái là họ chuẩn bị thuốc gì đó, họ bấm 10 giây là chân mình không còn đau gì luôn. Công nhận quá hay luôn, thật sự!".


Vậy rốt cuộc, thuốc giảm đau đã hoạt động như thế nào? Tại sao chúng lại có công dụng kỳ diệu như vậy?


Loài người đã làm gì để xóa tan cơn đau: Từ paracetamol đến morphine, đây là cách các loại thuốc giảm đau hoạt động - Ảnh 2.


Trước hết, hãy nói về những cơn đau

Trên thực tế, đau là một phản ứng có lợi cho cơ thể. Nó báo hiệu cho chúng ta biết nên làm gì để tránh làm tổn thương đến cơ thể mình. Cơn đau mách bảo chúng ta sử dụng búa cẩn thận hơn, chỉ ăn món canh sau khi đã nguội và đừng bao giờ chạm vào lửa.


Trên thế giới có một số người không có khả năng cảm nhận cơn đau. Nghe có vẻ như đó là một siêu năng lực, những đứa trẻ nhổ răng, những bà mẹ mổ đẻ mà không cần tiêm thuốc tê. Tuy nhiên, không biết đau lại được các bác sĩ phân loại là một khuyết tật, một căn bệnh hơn là một khả năng mà ai cũng muốn có.


Jo Cameron, một người phụ nữ Scotland mắc bệnh không biết đau cho biết bà đã phải khổ sở với cuộc sống của mình như thế nào. Năm 8 tuổi, Cameron bị gãy tay mà không hề hay biết. Bà cũng thường xuyên bị bỏng và chỉ nhận ra vết bỏng của mình khi đã ngửi thấy mùi thịt cháy.


Theo logic của tiến hóa, những người không biết đau đều có tuổi thọ ngắn hơn người bình thường. Đó là bởi họ không thể nhận ra hoặc biết cách tự bảo vệ mình khỏi các mối đe dọa từ môi trường. Vì vậy, tiến hóa sẽ làm nhiệm vụ chọn lọc của mình, nó không cho phép các gen ngăn chặn cơn đau được di truyền rộng rãi.


Loài người đã làm gì để xóa tan cơn đau: Từ paracetamol đến morphine, đây là cách các loại thuốc giảm đau hoạt động - Ảnh 3.

Jo Cameron, một người phụ nữ Scotland mắc bệnh không biết đau.



Nhưng hệ quả của việc giữ lại "tính năng đau" là đôi khi, chúng ta sẽ phải chịu đựng những cơn đau dữ dội, hoặc chứng đau mạn tính kéo dài, dẫn tới suy nhược cả cơ thể.


Vì vậy, một mặt, các bác sĩ đang phải tìm ra cách chữa trị cho những bệnh nhân không biết đau. Mặt khác, họ cũng phải có những loại thuốc giúp những người bình thường kiểm soát cơn đau của mình khi cần thiết.


Để làm được cả 2 điều này, chúng ta đều phải biết cơn đau đã được sinh ra như thế nào?


Con đường tín hiệu của cơn đau

Hãy lấy một ví dụ, khi bạn chạm vào một vật nóng, gần như ngay lập tức, tay bạn sẽ rụt lại. Đó là bởi trên toàn bộ bề mặt da của chúng ta có hàng hà sa số các thụ thể đau được gọi là "nociceptor".


Thụ thể đau cũng có trong các cơ, khớp, răng và một số cơ quan nội tạng. Cũng giống như các tế bào thần kinh khác, chúng tạo ra các tín hiệu điện, gửi thông tin từ nơi mà chúng được kích thích về não.


Loài người đã làm gì để xóa tan cơn đau: Từ paracetamol đến morphine, đây là cách các loại thuốc giảm đau hoạt động - Ảnh 4.

Các thụ thể dưới da cảm nhận nhiệt độ, áp lực và cảm nhận đau.



Nhưng không giống tế bào thần kinh khác, nociception chỉ phát tín hiệu khi một sự kiện bên ngoài tạo ra được một tổn thương vượt ngưỡng kích hoạt của nó. Lấy ví dụ:


Khi bạn sờ vào một đầu kim, trên tay bạn cũng có các thụ thể xúc giác khác cho bạn cảm giác được độ lạnh của kim loại và bề mặt nhẵn nhụi của nó. Các thụ thể xúc giác này truyền tín hiệu liên tục về não bộ của bạn.


Nhưng thụ thể nociceptor thì chưa được kích hoạt, do sự kiện bạn sờ vào đầu kim chưa vượt ngưỡng của nó. Chỉ khi bạn nhấn ngón tay của mình dần dần vào mũi kim, đến một mức nào đó, ngưỡng sẽ bị phá vỡ và nociceptor sẽ "bật lên".


Nó bắn ra các tín hiệu, các tín hiệu điện này được dây thần kinh bắt lấy và truyền về hệ thống thần kinh trung ương ở tủy sống. Sau đó, quá trình chia ra thành 2 đường, một đường, tín hiệu điện từ tủy sống sẽ bắn ngược trở lại các cơ ở ngón tay và chỉ đạo nó rụt lại.


Đường khác, tín hiệu sẽ chạy dọc tủy sống về não để não phân tích cơn đau mà bạn nhận được. Và bởi con đường từ tủy sống đến ngón tay luôn ngắn hơn đường từ tủy sống lên não, bạn sẽ rụt tay của mình lại trước khi cảm thấy đau.


Loài người đã làm gì để xóa tan cơn đau: Từ paracetamol đến morphine, đây là cách các loại thuốc giảm đau hoạt động - Ảnh 5.


Bây giờ, chúng ta bắt đầu nói đến tín hiệu đau. Tín hiệu điện này được gói trong cùng một gói tín hiệu chạy từ ngón tay bạn tới tủy sống. Chúng được sinh ra bởi các tế bào tiếp xúc với đầu mũi kim đã bị tổn thương.


Sự tổn thương tế bào giải phóng ra axit arachidonic. Axit arachidonic sau đó kết hợp với 2 enzyme có trong cơ thể là COX-1 và COX-2 để chuyển hóa thành prostaglandin H2.


Chất này sau đó tiếp tục được chuyển hóa thành nhiều chất hóa học khác như TXA2, PGD2, PGE2 và PGF2. Những chất hóa học này tạo ra tín hiệu điện nói với não bộ cần tăng nhiệt độ cơ thể (hậu quả là bạn sẽ sốt), tạo phản ứng viêm (khiến vết thương sưng tấy) và hạ ngưỡng đau của các thụ thể nociceptor.


Một khi ngưỡng đau đã bị hạ xuống, thụ thể nociceptor sẽ trở nên rất nhạy cảm. Bạn chỉ cần khẽ chạm vào vết sưng hoặc vết thương là đau rồi. Hoặc có những người bị những cơn đau mạn tính hành hạ, khi nociceptor liên tục bị kích hoạt.


Các loại thuốc giảm đau làm việc như thế nào?

Khi bạn đã biết được con đường tín hiệu của cơn đau và cách mà nó được sinh ra, nhiệm vụ của các loại thuốc lúc này chỉ là chọn vị trí để chặn các con đường đó lại, thì bạn sẽ không còn cảm thấy đau nữa.


Hãy điểm qua cách mà một số loại thuốc giảm đau làm điều đó. Đầu tiên là các loại thuốc giảm đau kháng viêm như ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Aleve) và aspirin. Cả ba loại thuốc này đều chặn sự kết hợp giữa axit arachidonic với COX-1 và COX-2.


Vì vậy, khi tế bào tổn thương và sinh ra axit arachidonic, nó cũng không được chuyển hóa thành prostaglandin H2 và các hợp chất gây viêm và gây hạ ngưỡng đau khác.


Kết quả là trong gói tín hiệu mà vết thương gửi về não bộ, không còn tín hiệu gây đau và gây viêm.


Thuốc giảm đau hoạt động như thế nào?


Acetaminophen (Tylenol), hay còn được gọi là paracetamol, thì chỉ có một nửa công dụng. Nó chỉ chặn các gói tín hiệu sinh ra từ hóa chất gây đau, còn không có tác dụng giảm viêm. Ngược lại, các loại thuốc corticosteroid như prednisone lại chặn tín hiệu viêm rất mạnh, nhưng lại ít có tác dụng giảm đau.


Kế đến là các loại thuốc giảm đau ngoài da. Chúng tác động trực tiếp lên vào các dây thần kinh ở gần vết thương. Ví dụ như lidocain, một loại thuốc gây tê cục bộ sẽ ngăn các dây thần kinh bị nhiễm nó gửi tín hiệu điện, do đó, chúng không thể chạy đến não và được phân tích thành cảm giác đau.


Một chiến lược khác là thuốc bôi đánh thẳng vào các protein có trên thụ thể đau nociceptor. Khi các protein này được thuốc kích hoạt, nó sẽ ức chế thụ thể đau nociceptor đồng thời tạo ra một cảm giác nhiễu, ví dụ như cảm giác lạnh giống bạc hà hoặc nóng giống như xát ớt.


Các cảm giác lạnh và nóng này có thể tạm thời làm nhiễu tín hiệu đau và khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn. Đây cũng là cơ chế hoạt động của các loại cao nóng hoặc cao lạnh, cũng giống như cách bạn chườm đá vào một vết thương của mình.


Loài người đã làm gì để xóa tan cơn đau: Từ paracetamol đến morphine, đây là cách các loại thuốc giảm đau hoạt động - Ảnh 7.

Thuốc xịt giảm đau ngoài da thường được các cầu thủ bóng đá sử dụng.



Bây giờ, với các cơn đau mạn tính gây ra bởi sự tổn thương dây thần kinh. Ví dụ như với bệnh viêm khớp hoặc vết loét của bệnh nhân tiểu đường, dây thần kinh bị tổn thương có thể khiến nó hoạt động quá mức và phát tín hiệu đau chạy về não ngay cả khi không có tổn thương của mô.


Thuốc giảm đau tốt nhất trong những điều kiện này là những loại thuốc làm giảm những tín hiệu báo động giả đó. Ví dụ, gabapentin (Neurontin) một loại thuốc có thể ức chế hệ thống cảm giác đau bằng cách ngăn chặn tín hiệu điện trong dây thần kinh. Tuy nhiên, gabapentin cũng có thể làm giảm hoạt động thần kinh ở các bộ phận khác của hệ thần kinh, có khả năng dẫn đến buồn ngủ và lú lẫn.


Thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như duloxetine và nortriptyline, cũng có thể có tác dụng khi chúng làm tăng một số chất dẫn truyền thần kinh nhất định trong tủy sống và não. Các chất dẫn truyền này có thể điều chỉnh các con đường gây đau, nhưng chúng cũng có thể làm thay đổi tín hiệu hóa học trong đường tiêu hóa, dẫn đến khó chịu ở dạ dày.


Cuối cùng, chúng ta đến với một loại thuốc giảm đau đặc biệt, opioid, hay các loại thuốc phiện. Nổi tiếng nhất trong số các loại thuốc giảm đau opioid là morphine, nó đã được sử dụng để điều trị cơn đau từ những năm 1800.


Ngoài morphine tinh chế, một số dẫn xuất tự nhiên và tổng hợp của morphine cũng được sử dụng để điều trị đau bao gồm codeine, tramadol, hydrocodone, oxycodone, buprenorphine và fentanyl.


Loài người đã làm gì để xóa tan cơn đau: Từ paracetamol đến morphine, đây là cách các loại thuốc giảm đau hoạt động - Ảnh 8.

Morphine là một loại thuốc giảm đau có tuổi đời hơn 200 năm.



Các chất opioid hoạt động bằng cách kích hoạt hệ thống endorphin của cơ thể. Endorphin là một loại opioid mà cơ thể bạn sản xuất một cách tự nhiên, bình thường nó tạo ra cảm giác hưng phấn, giảm đau và giảm căng thẳng.


Các loại thuốc opioid như morphine bắt chước endorphin, tác động vào các thụ thể trên dây thần kinh và trong não bộ, chặn đứng con đường đi của tín hiệu đau và vì thế có thể làm giảm một số cơn đau cấp tính như đau sau phẫu thuật, chấn thương cơ xương như gãy chân hoặc đau do ung thư.


Tuy nhiên, các chất opioid lại không hiệu quả đối với chấn thương thần kinh và cơn đau mạn tính. Loại thuốc giảm đau này còn có tác dụng phụ là gây nghiện và giảm dần dung nạp. Do đó, mỗi lần sử dụng sau, bệnh nhân lại cần một liều lượng opioid cao hơn lần sử dụng trước nếu muốn đạt được hiệu quả giảm đau tương tự.


***


Có thể thấy, mặc dù con người đã phát triển được rất nhiều loại thuốc giảm đau, nhưng mỗi loại thuốc đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng của chúng. Không có loại thuốc giảm đau nào hiện tại có thể hoạt động hoàn hảo và trị được tất cả các loại cơn đau cùng lúc.


Vì vậy, chiến lược của y học hiện đại vẫn là chọn một loại thuốc phù hợp với một cơn đau cụ thể, nhắm đến việc cắt đứt con đường truyền tín hiệu đau ở một mắt xích nhất định.


Trong khi đó, các nhà khoa học vẫn đang tích cực nghiên cứu những cơn đau trên người và cả trên động vật. Điển hình là những nỗ lực của Hiệp hội Nghiên cứu Đau Quốc tế (IASP), một tổ chức gồm hơn 7.200 nhà khoa học tại 133 quốc gia trên thế giới.


Loài người đã làm gì để xóa tan cơn đau: Từ paracetamol đến morphine, đây là cách các loại thuốc giảm đau hoạt động - Ảnh 9.


Ngoài việc nghiên cứu phát triển các loại thuốc, các nhà khoa học hiện nay còn tiếp tục kiểm nghiệm sự hiệu quả của nhiều phương pháp giảm đau thay thế, ví dụ như thôi miên, biện pháp tâm lý và châm cứu.


Các cơ chế tác động đến con đường tín hiệu đau của những phương pháp này có thể khác với các loại thuốc hóa học. Nhưng dù chúng là gì đi chăng nữa, mục đích cuối cùng của chúng vẫn là giúp giảm nhẹ nỗi thống khổ cho nhân loại. Mà như phương châm của IASP, giảm đau cũng giống như một quyền của con người mà tất cả đều phải được tiếp cận.


Tổng hợp

[Continue reading...]

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2022

Tại sao việc tiêm vaccine các mũi 3, 4 vẫn được coi là cần thiết trong giai đoạn hiện tại?

- 0 nhận xét


Hassler



Với nhiều người thì đại dịch Covid-19 như là 1 cơn ác mộng đã qua và giờ mọi thứ cần làm là tập trung hồi phục lại sức khoẻ và kinh tế. Nhiều người còn nghĩ rằng ôi giời tiêm 2 mũi rồi thì cứ thoải mái thôi, giờ ai chả bị nhiễm rồi? Tuy nhiên cách suy nghĩ kiểu này rất nguy hiểm bởi ai cũng biết là covid-19 có thể bị nhiễm lại bởi các biến chủng khác. Câu chuyện bây giờ có thể không phải là bị nhiễm là sẽ chết, mà bị nhiễm rồi việc gián đoạn trong công việc hay các hệ luỵ của covid kéo dài là thứ chúng ta cần phải biết và nếu có thể tránh được (bằng cách tiêm vaccine) thì vẫn nên tránh cho chủ động.


Một trong những ví dụ về việc dịch êm rồi lại dần tăng trở lại là tại Anh khi họ lại ghi nhận gần 2 triệu ca mắc covid mới chỉ trong 1 tuần. Con số trên được cơ quan y tế Vương quốc Anh tổng hợp và qua đó vừa đưa cảnh báo về khả năng lại bùng dịch covid-19 vào mùa thu năm nay nếu việc tiêm chủng không được tiếp tục tăng cường. Con số này cao hơn 30% so với những tuần trước và hầu hết đều do biến thể BA4 và BA5 gây nên.


Dù theo đánh giá đỉnh lây nhiễm đợt này có thể sẽ đạt được sau khoảng vài tuần nữa nhưng theo tính toán thì khu vực này sẽ phải trải qua ít nhất 1 đợt bùng phát vào giai đoạn thu đông sắp tới. Một số chuyên gia hô hấp khác cũng ủng hộ quan điểm này, nhất là khi thời tiết trở lạnh làm người ta có nhiều hoạt động trong nhà hơn, làm nguy cơ lây lan cũng tăng mạnh hơn. Điều này đúng với không chỉ covid-19 mà cả các dạng bệnh truyền nhiễm do virus khác nữa.


Hiện tại các công ty sản xuất thuốc đều đang trong quá trình cập nhật các dạng Vaccine của mình để có thể nhắm đến biến chủng Omicron theo các cách khác nhau. Việc này sẽ giúp chống lại covid tốt hơn nhưng cuối cùng thì việc chọn tiêm dạng Vaccine nào vẫn là quyết định của chính phủ mỗi nước. Có thể ở nước này số ca mắc BA4 BA5 chưa cao thì vẫn có thể tiêm những mũi Vaccine trước đó, chưa cần phải đợi phiên bản cập nhật để mua làm gì. Bởi trên lý thuyết ai cũng muốn dùng bản mới nhất tốt nhất, nhưng nếu cứ chờ đợi thì nhiều khi ta lại bỏ qua cái tốt nhất vào thời điểm đó để rồi lại quay lại câu chuyện dịch bùng rồi mới tiêm thuốc như ở Tp. HCM năm ngoái.


Việt Nam chúng ta những ngày này số ca mắc vẫn đang ở mức rất thấp, dưới 1 nghìn trường hợp trên cả nước mỗi ngày. Các hoạt động bình thường khác trên thực tế đã trở lại như trước hết cả rồi, việc áp dụng 2K + Vaccine dù vẫn được khuyến khích nhưng hầu như các nơi không thấy có nhiều biện pháp bắt buộc nữa. Hầu như giờ mọi người nếu nói đến chống dịch thì đang nghĩ đến sốt xuất huyết hay các bệnh truyền nhiễm khác trong mùa hè như tay chân miệng hay câu chuyện đậu mùa khỉ. Tuy nhiên với covid-19 dù đang ở mức thấp điểm thì cũng không nên quá chủ quan và vẫn cần có thêm các liều Vaccine để chủ động phòng ngừa những nguy cơ bùng dịch có thể xảy ra. Chính phủ vẫn luôn kêu gọi việc này, và nếu bạn có thấy việc mua quảng cáo trên Facebook hay các mạng xã hội khác để nói đến việc tiêm Vaccine thì đừng cười vội. Vaccine đã, đang và vẫn sẽ là 1 cách phòng bệnh chủ động rất hiệu quả.


Ảnh cover baochinhphu.vn 

[Continue reading...]
 
Copyright © . TiNa-Sữa non - Posts · Comments
Theme Template by BTDesigner · Powered by Blogger