Thứ Hai, 21 tháng 2, 2022

Lệ thuộc máy thở do di chứng Covid

- 0 nhận xét

Cảm giác mệt mỏi, khó thở, mất sức, yếu cơ... đeo đuổi người phụ nữ 74 tuổi, ở Bình Phước, hơn một tháng qua dù đã âm tính Covid-19.


"Sau khi khỏi Covid-19, xét nghiệm âm tính rất nhiều lần nhưng mẹ tôi vẫn bị khó thở. Cứ cai máy thở là bà lại lên cơn khó thở", con gái bà chia sẻ, cuối tuần qua.


Bà được đưa đến bệnh viện địa phương điều trị trong một tháng, chuyển đến Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM) tiếp tục can thiệp. Hiện tình hình của bà bắt đầu tiến triển hơn. Bà là một trong 300 bệnh nhân hậu Covid điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân y 175 trong thời gian qua.


Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hải Công (Trưởng khoa Lao và bệnh Phổi kiêm Trưởng phòng khám hậu Covid-19, Bệnh viện Quân y 175) cho biết có ba nhóm bệnh lý hậu Covid chính. Nhóm thứ nhất là các bệnh nhân nặng thường gặp các di chứng hậu Covid như xơ phổi, viêm phổi, tắc mạch phổi gây ra tình trạng suy hô hấp hoặc lệ thuộc oxy thở oxy kéo dài phải điều trị nội trú. Thứ hai là nhóm bệnh lý về thần kinh bao gồm các di chứng như đột quỵ não, tắc mạch não, rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm xúc như lo lắng trầm cảm...


"Trong quá trình mắc Covid ảnh hưởng đến các động mạch nhỏ nên không gây ra các triệu chứng đột quỵ rõ trong lâm sàng, tuy nhiên trên bệnh nhân có bệnh lý tim mạch hoặc xơ vữa động mạch từ trước thì sẽ gây ra tắc huyết khối các động mạch lớn và gây ra đột quỵ não", bác sĩ phân tích.


Bệnh nhân trên nhập viện trong giai đoạn hậu Covid là do di chứng của đột quỵ não. Đột quỵ não dẫn đến các di chứng vận động như yếu liệt chi, yếu liệt nửa người tay hoặc chân, rối loạn về ý thức, khả năng nói giảm...



Cụ bà 74 tuổi đang được thở oxy, điều trị hậu Covid tại bệnh viện Quân Y 175 ngày 18/2/2022. Ảnh. Lê Cầm

Bệnh nhân 74 tuổi đang thở oxy, điều trị hậu Covid tại Bệnh viện Quân y 175 ngày 18/2. Ảnh: Lê Cầm


Nhóm thứ ba là các biến chứng về tim mạch, ví dụ nhồi máu cơ tim cũ, suy tim tiến triển, do tác động của Covid đẩy các bệnh lý tim mạch tăng lên. Do đó sau khi khỏi Covid-19, người bệnh phải điều trị các di chứng về tim mạch.


Tại khu điều trị nội trú bệnh nhân hậu Covid-19, Bệnh viện Quân y 175, hàng ngày có hơn 30 bệnh nhân nặng nằm điều trị. Theo bác sĩ Công, nhóm bệnh nhân gặp di chứng nặng thường là nhóm nặng và nguy kịch trong giai đoạn điều trị Covid-19, người trên 45 tuổi, có bệnh nền hoặc bệnh lý béo phì... Trong giai đoạn mắc Covid, nếu người bệnh phải thở oxy liều cao kéo dài, can thiệp ECMO... thì nguy cơ gặp các di chứng xơ hóa phổi, khó thở, suy hô hấp sẽ cao hơn sau khi khỏi.


Khu điều trị hậu Covid Bệnh viện 175 đến nay tiếp nhận hơn 2.000 bệnh nhân ngoại trú. Các bệnh nhân chủ yếu gặp các rối loạn về tâm thần kinh, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, tập rung, trí nhớ, rối loạn lo âu, giảm khả năng gắng sức, mệt mỏi, các triệu chứng hô hấp như ho kéo dài, khó thở khi gắng sức...


Theo bác sĩ Công, với những trường hợp đến khám hậu Covid-19, tùy theo tình trạng bệnh lý, bác sĩ đánh giá, xét nghiệm để chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.


Khoa hậu Covid, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, thời gian qua điều trị hơn 7. 000 bệnh nhân ngoại trú và hàng chục trường hợp điều trị nội trú do lệ thuộc oxy. Một bệnh nhân 50 tuổi, quận 10, đến phòng khám hậu Covid, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cùng bình oxy là một trong các ca khiến bác sĩ Nguyễn Như Vinh trăn trở. Khỏi Covid hơn một tháng nhưng bệnh nhân vẫn bị khó thở, phải thở oxy. Hình ảnh X-quang phổi cho thấy phổi tổn thương nhiều, xơ phổi, tràn khí nhẹ.


"Bệnh nhân bị yếu cơ còn phải mang vác theo bình oxy trong quá trình sinh hoạt, lên xuống cầu thang rất vất vả và bất tiện. Rất may sau thời gian điều trị bằng thuốc khoảng 10 ngày bệnh nhân đã cai được bình oxy khiến tôi rất vui", tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng Hô hấp, Trưởng Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM chia sẻ.


Theo bác sĩ Vinh, bên cạnh điều trị bằng thuốc, việc tập thở và các bài tập rất quan trọng trong việc phục hồi di chứng hậu Covid-19. Ngoài ra, bệnh nhân nên giữ tâm lý, tinh thần thoải mái giúp tăng cường hệ miễn dịch, nhanh hồi phục.


Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân sau khỏi bệnh nếu có các triệu chứng bất thường so với cảm nhận của người bệnh ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, giấc ngủ, công việc nên sớm đến cơ sở y tế khám, chẩn đoán các rối loạn. Hoặc người bệnh không có các dấu hiệu không rõ nét nhưng có sự lo lắng về sức khỏe quá mức cũng nên đi khám và tư vấn chi tiết để bác sĩ tư vấn, chẩn đoán chính xác. Không nên mang lo lắng dễ dẫn rối loạn cảm xúc, giấc ngủ hoặc mày mò và các loại thuốc không đúng, gây hại sức khỏe.


Các bệnh nhân hậu Covid điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân Y 175 ngày 18/2/2022. Ảnh. Lê Cầm

Các bệnh nhân hậu Covid điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân y 175 ngày 18/2. Ảnh. Lê Cầm


Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Anh Dũng chia sẻ tại Hội nghị triển khai các hoạt động trọng tâm của ngành y tế năm 2022, chiều 12/1, các nghiên cứu trên thế giới ghi nhận di chứng hậu Covid không chỉ xảy ra ở bệnh nhân nặng cần nhập viện hoặc lớn tuổi, có bệnh nền mà còn gặp ở những người trẻ tuổi, mắc bệnh nhẹ. Trong đó, khoảng 1/5 bệnh nhân độ tuổi 18-34, không nhập viện, không triệu chứng, vẫn mắc di chứng. Phân tích gộp trên gần 48.000 bệnh nhân Covid-19 lứa tuổi 17 đến 87, thời gian 14 đến 110 ngày sau nhiễm Covid, ghi nhận 55 nhóm tác động lâu dài với nhiều triệu chứng, hậu quả để lại trên cơ thể. Khoảng 80% bệnh nhân từng nhiễm có ít nhất một triệu chứng kéo dài, thậm chí đến 5 triệu chứng.


Tại TP HCM, đến nay hơn nửa triệu người dân mắc Covid-19, trên 300.000 người đã xuất viện. Ngành y tế thành phố đề ra mục tiêu quan trọng trong thời gian tới là xác định mô hình của bệnh nhân hậu Covid trên địa bàn, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chăm sóc sức khỏe hậu Covid, nâng năng lực chăm sóc của ngành y tế, đặc biệt là y tế cơ sở.


Hai chiến lược chăm sóc hậu Covid được Sở Y tế TP HCM triển khai là tiếp cận và can thiệp sớm. Mục đích nhằm quản lý, chăm sóc, điều trị sớm người mắc di chứng, đảm bảo về sức khỏe thể chất, tinh thần và xã hội cho người bệnh.


Lê Cầm

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng




[Continue reading...]

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2022

Người đàn ông khỏi ung thư sau mắc Covid-19

- 0 nhận xét

 ANHMột người đàn ông 61 tuổi đã khỏi ung thư hạch giai đoạn 3 sau khi mắc Covid-19.


Tạp chí Huyết học Anh ghi nhận bệnh nhân được chẩn đoán có khối u khắp cơ thể không lâu trước khi nhiễm nCoV. Ông phải nhập viện 11 ngày. Khi các triệu chứng Covid-19 thuyên giảm, ông trở về nhà. Khoảng 4 tháng sau, bệnh ung thư của ông cũng biến mất.


Trong thời gian nằm viện, ông không được điều trị bằng steroid hoặc các liệu pháp ung thư thông thường khác bởi sức khỏe nhìn chung kém. Trước đó, bệnh nhân từng ghép thận thất bại.


Theo tiến sĩ Jonathan Friedberg, Trung tâm Y tế Đại học Rochester, ung thư bạch huyết đôi khi tự khỏi. Tuy nhiên, các phản ứng nhất định của hệ miễn dịch của Covid-19 cũng có thể giúp quét sạch tế bào ung thư trong cơ thể.


"Chúng tôi không chắc chắn 100% về phỏng đoán này. Đối với nhiều loại ung thư bạch huyết, khoảng 25% bệnh nhân tự thuyên giảm hoặc khỏi bệnh. Nhưng khối u bạch huyết thường nghiêm trọng hơn, ít xảy ra hiện tượng tự thuyên giảm. Hiện tượng này khá thú vị", ông nói.



Đây là tình trạng hiếm gặp, song không phải lần đầu tiên một bệnh nhân tự khỏi ung thư sau nhiễm virus. Theo tiến sĩ Friedberg, khá khó để xác định độ phổ biến của nó, bởi các trường hợp ít khi được ghi chép, báo cáo.


"Một bệnh nhân của tôi bị nhiễm virus rất nặng trong thời gian chờ đợi được ghép tế bào gốc. Nhưng cuối cùng thì chúng tôi không cần thực hiện ca phẫu thuật này nữa vì anh đã khỏi. Tôi nghĩ tình trạng nhiễm trùng có liên quan đến điều này, nhưng không chắc hoàn toàn", ông nói.


Nhân viên y tế điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Pascagoula ở Mississippi, tháng 1/2022. Ảnh: NY Times

Nhân viên y tế điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Pascagoula ở Mississippi, tháng 1/2022. Ảnh: NY Times


Câu hỏi đặt ra là vì sao Covid-19 khiến bệnh nhân 61 tuổi khỏi ung thư. Thông thường, phản ứng miễn dịch với virus có sự tham gia của đội quân tế bào T (tế bào bạch cầu), kháng thể và protein quan trọng để điều phối phản ứng, được gọi là cytokine. Các phản ứng miễn dịch thường đặc hiệu cho một mầm bệnh, trong trường hợp này là Covid-19. Đôi khi phản ứng miễn dịch có thể gây ra tác động rộng hơn, triệt tiêu cả các tế bào ung thư.


"Phản ứng cytokine quá lớn có thể kích hoạt cả khả năng miễn dịch không đặc hiệu khác, dẫn đến sốt và nhiều triệu chứng khó chịu. Lượng cytokine cao có thể ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh ung thư", tiến sĩ Friedberg nói.


Các khối u bạch huyết cũng đặc biệt nhạy cảm với hệ miễn dịch đã bị thúc đẩy bởi quá trình nhiễm virus.


"Chúng ta biết rằng u lympho rất nhạy cảm với phản ứng miễn dịch. Nó là bệnh ung thư của hệ thống miễn dịch. Những tế bào này được thiết kế đặc biệt nhạy cảm với hoạt động của cytokine, nhưng các khối u rắn thì không bị ảnh hưởng", Friedberg nói.


Đối với bệnh nhân này, chưa có gì đảm bảo ông sẽ khỏi hẳn ung thư. Nhưng việc sử dụng virus hoặc vaccine nhằm kích hoạt phản ứng miễn dịch cơ thể, điều trị khối u ác tính là chủ đề rất nóng trong nghiên cứu ung thư.


"Nhiều nhà khoa học đã có gắng tăng cường miễn dịch của bệnh nhân ung thư thông qua virus, ví dụ virus sởi", Friedberg nói.


Thục Linh (Theo Forbes)

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2022

Phát hiện biến thể virus HIV mới, tiến triển thành AIDS nhanh gấp đôi chủng cũ

- 0 nhận xét

THANH LONG,   THEO PHÁP LUẬT & BẠN ĐỌC 4 GIỜ TRƯỚC

Tất cả những hiểu biết mới về HIV sẽ giúp chúng ta cảnh giác hơn với chủng virus nguy hiểm và vẫn đang biến đổi này.

Thuốc tiêm phòng HIV đầu tiên trên thế giới: Giá 85 triệu/mũi, tiêm 6 mũi/năm, hiệu quả trên 99% 

Moderna vừa khởi động thử nghiệm vắc-xin HIV đầu tiên trên người bằng công nghệ mRNA 

Đầu tư R&D 10 năm không có lãi, Moderna một bước thành công ty trăm tỷ đô nhờ vắc-xin COVID-19: Bước tiếp theo sẽ là vắc-xin ung thư và HIV/AIDS 

Bệnh nhân khỏi HIV/AIDS đầu tiên qua đời vì ung thư tái phát 

Người đầu tiên trên thế giới "tự khỏi" HIV mà không cần điều trị 

Trong một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Science, các nhà khoa học cho biết họ đã phát hiện một biến thể mới của virus HIV tại Hà Lan. Được đặt tên là VB, biển thế này đã lây nhiễm ít nhất 107 công dân nước này, cộng thêm một người ở Thụy Sĩ và một người ở Bỉ.


Chúng ta biết HIV là một chủng virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Nó hủy các tế bào miễn dịch được gọi là tế bào CD4 trong cơ thể, khiến số lượng tế bào này giảm mạnh. Nếu không được điều trị, nhiễm HIV sẽ tiến triển thành AIDS.


Ở những người bị nhiễm biến thể VB mới phát hiện, số lượng tế bào CD4 của họ đã giảm ở tỷ lệ gấp đôi so với những người bị nhiễm các chủng HIV tương đương khác. Mức độ suy giảm này thông thường chỉ xảy ra trong năm thứ 6 và thứ 7 say khi bệnh nhân nhiễm HIV.


Nhưng với những người nhiễm biến thể VB, nó có thể xảy ra ngay từ tháng thứ 6 cho tới năm thứ 2 sau lây nhiễm.


"Trung bình, chúng tôi thấy những người nhiễm biến thể này chỉ mất 9 tháng để đi từ chẩn đoán nhiễm tới tình trạng 'HIV tiến triển', nếu họ đang trong độ tuổi 30 và không bắt đầu điều trị", Chris Wymant, nhà nghiên cứu di truyền thống kê và động lực học mầm bệnh tại Đại học Oxford cho biết.



Phát hiện biến thể virus HIV mới, tiến triển thành AIDS nhanh gấp đôi chủng cũ - Ảnh 1.


Biến thể HIV mới được tìm ra như thế nào?

Phát hiện mới nằm trong khuôn khổ dự án BEEHIVE, một nỗ lực của các nhà khoa học quốc tế nhằm theo dõi quá trình tiến hóa của virus HIV và dịch tễ học của bệnh AIDS. Được khởi động từ năm 2014, dự án này hiện đang được thực hiện ở 8 nước Châu Âu cộng thêm một quốc gia Châu Phi là Uganda.


Bài nghiên cứu trên tạp chí Science mới đây nhất của nhóm BEEHIVE đã cập nhật những phát hiện mới nhất của họ, trong đó, các nhà khoa học xác định được tổng cộng 109 cá nhân bị nhiễm một biến thể HIV "khác biệt".


Biến thể này được đặt tên là VB do thuộc vào phân loại di truyền nhóm B của HIV, là một nhánh virus lây nhiễm phổ biến ở Châu Âu và Châu Mỹ. Điều đáng quan ngại là tất cả những bệnh nhân nhiễm VB đều có tải lượng virus trong máu rất cao ngay từ giai đoạn sớm của bệnh.


Các nhà khoa học cho biết 109 cá nhân được phát hiện mang tải lượng virus cao gấp 3,5 đến 5,5 lần so với những người nhiễm các chủng HIV phân nhóm B khác. Tại thời điểm chẩn đoán cho tới khi kết thúc nghiên cứu theo dõi, bệnh nhân nhiễm biến thể VB vừa có số lượng tế bào miễn dịch CD4 thấp hơn lại vừa ghi nhận mức sụt giảm nhanh hơn so với các bệnh nhân khác.


Điều này được giải thích dựa trên một loạt đột biến nằm rải rác trong bộ gen của biến thể mới này. Nhưng bởi số lượng đột biến của VB quá lớn, các nhà nghiên cứu chưa thể xác định rõ đột biến nào đã đem lại độc lực tăng cường cho virus.


Dẫu vậy, dựa vào dữ liệu phân tích gen, nhóm BEEHIVE đã xây dựng được một sơ đồ phả hệ cho biến thể VB. Họ dự đoán nó đã âm thầm xuất hiện ở Hà Lan từ năm 1980-1990. Tại thời điểm đó, chúng ta vẫn chưa có thuốc điều trị HIV, tạo điều kiện cho virus này biến thể liên tục.


Phân tích cho thấy số người nhiễm biến thể VB đã tăng đồng đều với số người nhiễm virus HIV phân nhóm B ở Châu Âu cho tới năm 2008, nó đạt đỉnh và bắt đầu suy giảm từ đó tới giờ. Wymant cho biết đây rất có thể là kết quả của những chiến dịch phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS được thực hiện mạnh ở Hà Lan.


Phát hiện biến thể virus HIV mới, tiến triển thành AIDS nhanh gấp đôi chủng cũ - Ảnh 2.

Sơ đồ phả hệ của biến thể VB




Chúng ta cần cảnh giác thế nào với biến thể HIV mới?

Trong khi khẳng định độc tính tăng cường của biến thể VB, các nhà khoa học cho biết họ cũng phát hiện một số bằng chứng yếu hơn cho thấy VB tăng cả khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, Chris Wertheim, nhà di truyền thống kê và động lực học mầm bệnh tại Đại học Oxford cho biết một biến thể HIV có cả độc lực lẫn khả năng lây truyền gia tăng không phải là điều gì quá đáng ngạc nhiên.


"Phát hiện này phù hợp với lý thuyết tiến hóa và xu hướng gia tăng độc lực mà chúng tôi từng thấy ở Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ", Wertheim cho biết. Đồng quan điểm với ông, Wymant nói:


"Công chúng không cần phải lo lắng. Việc tìm ra biến thể này nhấn mạnh tầm quan trọng của những hướng dẫn đã có: rằng những người có nguy cơ nhiễm HIV cần được tiếp cận với xét nghiệm thường xuyên để được chẩn đoán sớm, sau đó là điều trị ngay lập tức ... Các nguyên tắc này áp dụng chung với tất cả các chủng virus HIV khác nhau bao gồm cả biến thể VB".


Nhóm nghiên cứu cho biết thuốc kháng virus ARV, phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho HIV hiện nay, vẫn có hiệu quả với biến thể VB. "Nếu một cá nhân được điều trị thành công, quá trình suy giảm hệ miễn dịch gây ra bệnh AIDS cho họ sẽ ngừng lại, và họ cũng không truyền virus từ mình sang cho người khác", Wymant nói.


Phát hiện biến thể virus HIV mới, tiến triển thành AIDS nhanh gấp đôi chủng cũ - Ảnh 3.

Điều trị với thuốc ARV là cách tốt nhất để quản lý HIV/AIDS.



Mặc dù vậy, Wertheim cho biết các nhà khoa học vẫn còn nhiều việc phải làm phía trước. Họ sẽ phải tìm hiểu xem liệu biến thể VB đã lan rộng tới đâu, liệu nó mới chỉ ở trong biên giới Hà Lan, các nước Châu Âu hay phổ biến ở nhiều nơi khác trên thế giới.


"Bằng cách công khai trình tự di truyền của biến thể VB, chúng tôi đang cho phép các nhà nghiên cứu ở các quốc gia khác kiểm tra dữ liệu riêng của họ", Wertheim nói.


Các nghiên cứu trong tương lai về biến thể VB cũng sẽ cho chúng ta biết thêm về con đường tiến hóa của virus HIV, làm cách nào nó có thể tích tụ trong máu và phân hủy tế bào CD4 nhanh đến như vậy?


Tất cả những hiểu biết mới về HIV sẽ giúp chúng ta cảnh giác hơn với chủng virus nguy hiểm và vẫn đang biến đổi này.


Tham khảo Livescience

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Bảy, 5 tháng 2, 2022

84 ngày thở ECMO của thanh niên nặng 140 kg

- 0 nhận xét

TP HCMNam thanh niên 28 tuổi, nặng 140kg, gặp bão cytokine khi mắc Covid, phải đặt ECMO dài kỷ lục trong 84 ngày, nay hồi phục kỳ diệu.


Bệnh nhân nhập Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 16 vì viêm phổi Covid-19 trong bệnh cảnh suy hô hấp nặng, ngày 10/11/2021. Chàng trai có bệnh nền đái tháo đường mới phát hiện, cân nặng 140 kg và chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 48, tức béo phì độ 3 - mức nặng nhất theo phân độ Tổ chức Y tế Thế giới.


Các bác sĩ đánh giá đây là trường hợp có nguy cơ nặng nhanh vì hiện tượng tăng viêm quá mức (bão cytokine). Bệnh nhân được theo dõi hồi sức liên tục, hội chẩn hội đồng chuyên môn thành phố, quyết định sử dụng kháng thể đơn dòng Tocilizumab ngay lập tức. Dù vậy, thời điểm 18 giờ sau nhập viện, bệnh nhân diễn tiến hội chứng nguy kịch hô hấp cấp, phải can thiệp đặt nội khí quản, thở máy xâm lấn.


Tình trạng suy hô hấp diễn tiến rất nhanh, trên một bệnh nhân béo phì nặng, các chuyên gia hồi sức đã can thiệp ECMO (oxy hóa máu màng ngoài cơ thể). Đây là một kỹ thuật hồi sức chuyên sâu, còn được gọi là phổi nhân tạo, trong đó máu bệnh nhân được bão hòa oxy và thải CO2 ở bên ngoài cơ thể. Với can thiệp này, phổi được tạo điều kiện để phục hồi chức năng trong khi chờ đợi các biện pháp can thiệp điều trị đặc hiệu và chăm sóc y khoa đạt được hiệu quả tối đa.


Sau can thiệp, bệnh nhân tiếp tục diễn tiến suy đa cơ quan do bão cytokine, vừa được lọc máu hấp phụ, vừa duy trì ECMO để đảm bảo chức năng các cơ quan sống còn.


Phổi bệnh nhân tổn thương trắng xoá trên phim Xquang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Phổi bệnh nhân tổn thương trắng xoá trên phim Xquang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp


Trải qua một tuần hồi sức tích cực với kỹ thuật cao, sinh hiệu bệnh nhân và chức năng các cơ quan bắt đầu hồi phục và ổn định dần. Tuy nhiên, tổn thương phổi do Covid-19 tiến triển nặng, đông đặc đến 80% thể tích phổi, người bệnh phải hoàn toàn phụ thuộc vào ECMO.


Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Hải (Giám đốc Bệnh viện Dã chiến 3 tầng số 16) nhận định ECMO được xem là niềm hy vọng cuối cùng của bệnh nhân viêm phổi Covid-19 nguy kịch khi thở máy xâm lấn không thành công. Dù vậy, theo y văn thế giới, béo phì bệnh lý với BMI trên 40 được xem là yếu tố tiên lượng xấu khi can thiệp ECMO vì nguy cơ xuất hiện các biến chứng và tỷ lệ tử vong cao. Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ chết có thể lên đến 80-90%.


Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 của Bộ Y tế Việt Nam cũng đánh giá những trường hợp béo phì nặng với BMI trên 40 là một chống chỉ định tương đối bác sĩ phải cân nhắc cẩn thận trước khi can thiệp và phải có chiến lược theo dõi thích hợp tại trung hồi sức chuyên sâu.



Quá trình hồi sức tích cực ban đầu cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Quá trình hồi sức tích cực ban đầu cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp


Theo bác sĩ Giang Minh Nhật (Trưởng khoa Hồi sức tích cực 1) cho biết suốt gần ba tháng can thiệp, có những thời điểm tổn thương phổi diễn tiến nặng đến mức mặc dù được hỗ trợ ECMO hoàn toàn, oxy hóa máu bệnh nhân vẫn không đủ đảm bảo, thậm chí đe doạ tử vong.


Các buổi hội chẩn liên chuyên khoa Hồi sức tích cực - Dinh dưỡng lâm sàng - Dược lâm sàng - Hô hấp - Vật lý trị liệu được thực hiện hàng tuần để đưa ra chiến lược điều trị và chăm sóc phù hợp ở từng thời điểm, đáp ứng với những diễn biến phức tạp của bệnh nhân. Tất cả thuốc men, trang thiết bị, vật tư y tế hiện đại nhất được bệnh viện huy động nhằm hỗ trợ hồi sức chuyên sâu tối ưu nhất.


"Xác định trường hợp rất nặng, nguy cơ tử vong cao, các bác sĩ và điều dưỡng đều đồng lòng, quyết tâm cứu bằng được tính mạng bệnh nhân, mặc dù hy vọng khá mong manh", bác sĩ Nhật chia sẻ. Quá trình chăm sóc, điều dưỡng bệnh nhân béo phì nặng rất khó khăn, đặc biệt khi xoay trở tư thế, phòng ngừa loét tỳ đè, phòng ngừa nhiễm trùng bệnh viện, cũng như phải có chế độ dinh dưỡng vừa phù hợp nhu cầu chuyển hóa cơ bản, vừa đáp ứng tình trạng viêm, nhiễm trùng nặng.


Với sức trẻ và nghị lực phi thường, cùng nỗ lực của y bác sĩ, kỳ tích đã xảy ra, chàng trai được cai máy thở thành công ngày 23/1.


Dù không còn thở máy xâm lấn, bệnh nhân vẫn phải được hỗ trợ hô hấp bằng oxy lưu lượng cao (HFNC) vì tổn thương phổi còn chiếm 50% toàn bộ thể tích phổi. Lúc này, các chuyên gia vật lý trị liệu và dinh dưỡng lâm sàng đưa ra chiến lược phục hồi chức năng hô hấp - vận động và dinh dưỡng tăng cường, với mục tiêu đưa người bệnh tái hoà nhập cuộc sống bình thường càng nhanh càng tốt. Việc phối hợp liên chuyên khoa đã chứng minh hiệu quả, bệnh nhân cai ECMO thành công và chỉ cần hỗ trợ oxy lưu lượng thấp sau 84 ngày, các vùng xẹp phổi và đông đặc trên Xquang cải thiện đáng kể.


Đây là một trong những trường hợp bệnh nhân viêm phổi Covid-19 có cân nặng hiếm gặp (140 kg) tại Việt Nam, với thời gian duy trì ECMO dài nhất tính đến thời điểm hiện tại (84 ngày). "Tôi biết tình trạng hiện tại của mình đã là một kỳ tích, cảm ơn tất cả các y bác sĩ đã chăm sóc trong thời gian qua", chàng trai 28 tuổi nói, dù vẫn đang phải đón Tết trong viện.


Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 16 do Bệnh viện Nhân dân Gia Định phụ trách, thực hiện được các kỹ thuật hồi sức chuyên sâu từ thở HFNC, thở máy không xâm lấn đến thở máy xâm lấn, lọc máu, siêu lọc máu liên tục, ECMO. Đến nay, nhiều bệnh nhân nặng, nguy kịch được cứu sống ngoạn mục và hồi phục xuất viện.


Lê Phương

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng




[Continue reading...]
 
Copyright © . TiNa-Sữa non - Posts · Comments
Theme Template by BTDesigner · Powered by Blogger