Thứ Tư, 27 tháng 10, 2021

Cách cấp cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim tại nhà

- 0 nhận xét

 Tình hình dịch, giãn cách, khó tiếp cận nhanh dịch vụ y tế cấp cứu, bác sĩ hướng dẫn cách sơ cứu nhanh bệnh nhân nhồi máu cơ tim tại nhà trong “thời gian vàng”.


Nhồi máu cơ tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tim mạch và các biến chứng nặng về sau. Bệnh thường xảy ra đột ngột, khó biết trước và dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. Nắm vững kiến thức sơ cứu nhồi máu cơ tim có thể giúp người bệnh vượt qua cơn nguy kịch kịp thời.


Dấu hiệu nhận biết cơn nhồi máu cơ tim


Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Hoàng Trọng Hiếu - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, nhồi máu cơ tim cấp (đột quỵ tim) là tình trạng cơ tim bị thiếu máu nuôi và hoại tử do mạch vành (mạch máu nuôi cơ tim) bị tắc nghẽn đột ngột bởi cục huyết khối trong lòng mạch. Thời gian "vàng" để cứu cơ tim là trong giờ đầu sau khi xuất hiện cơn đau ngực. Nếu tình trạng tắc nghẽn kéo dài trên 3 giờ, cơ tim hầu như bị tổn thương khó hồi phục dù được điều trị tái thông mạch vành.



Cơn nhồi máu cơ tim thường khởi phát bằng triệu chứng đau ngực. Ảnh: Shutterstock.

Cơn nhồi máu cơ tim thường khởi phát bằng triệu chứng đau ngực. Ảnh: Shutterstock.


Người dân cần chú ý các dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim sớm để sơ cứu kịp thời. Bao gồm:


Ðau ngực là triệu chứng thường gặp nhất với các tính chất như đau sau xương ức hoặc đau ngực trái; kiểu đau đè nặng, siết chặt, bóp nghẹt; lan lên cổ, hàm dưới, vai trái hoặc bờ trong tay trái. Một số trường hợp lan xuống thượng vị nhưng không bao giờ vượt quá rốn. Thời gian: thường kéo dài hơn 20 phút. Triệu chứng kèm theo: khó thở, vã mồ hôi.


Một số bệnh nhân không biểu hiện đau ngực mà có những triệu chứng không đặc hiệu là cảm giác mệt mỏi, cảm giác hồi hộp, khó thở, đau thượng vị, buồn nôn, nôn, rối loạn tri giác...


Bệnh nhân hậu phẫu, lớn tuổi, đái tháo đường có thể không biểu hiện đau ngực mà xuất hiện triệu chứng rối loạn tri giác hoặc dấu hiệu sinh tồn xấu đi khi bị nhồi máu cơ tim cấp.


Cách sơ cứu nhồi máu cơ tim


Bác sĩ Trọng Hiếu chia sẻ thêm, khi những triệu chứng ban đầu của cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện, các tế bào cơ tim bắt đầu bị tổn thương. Tình trạng tổn thương khó hồi phục sau 30 phút và tỷ lệ tử vong cao nhất trong vòng một giờ đầu tiên xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim. Các phương pháp điều trị chỉ đạt hiệu quả trong 2-4h đầu tiên khởi phát cơn đột quỵ tim. Vì vậy, thời gian và việc sơ cứu ban đầu đúng cách ngay tại nhà là yếu tố then chốt tăng cơ hội sống còn, giảm di chứng cho người bệnh.


Nếu là bệnh nhân, bạn cần: Ngưng mọi hoạt động ngay lập tức, từ từ ngồi hoặc nằm ở tư thế nửa ngồi, nửa nằm tại nơi gần nhất có chỗ tựa lưng hoặc tựa đầu để thư giãn. Việc gắng sức lúc này sẽ làm cho cơ tim bị tổn thương nặng hơn. Cởi bỏ áo khoác, cà vạt hoặc khăn đang đeo trên người để giảm bớt cảm giác khó thở, mệt mỏi.


Cần giữ bình tĩnh khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện. Việc sợ hãi và mất bình tĩnh sẽ càng làm cho tình trạng thiếu máu cơ tim trở nên trầm trọng hơn. Sự bình tĩnh sẽ giúp cho bạn xử lý tình huống hiệu quả hơn.


Tiếp theo, cần liên lạc ngay với trạm vận chuyển cấp cứu (115). Nếu không có điều kiện, cần có người nhà trợ giúp. Đặc biệt, bệnh nhân không tự động đi xe đến bệnh viện.


Dùng thuốc cắt cơn đau thắt ngực: nếu được bác sĩ kê đơn Nitroglycerin hay Aspirin và mang thuốc theo bên người, bạn nên dùng ngay. Cách dùng Nitroglycerin là ngậm hoặc xịt dưới lưỡi. Với Aspirin, bạn nhai luôn một viên trong khi chờ đợi xe cấp cứu. Tuy nhiên, nếu trước đó, bác sĩ không kê đơn cho bạn hai thuốc này thì không nên tự ý uống.


Nếu là người xung quanh hoặc người nhà bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, bạn cần xem xét, đánh giá tình trạng bệnh nhân.


Trong trường hợp bệnh nhân còn tỉnh táo thì giúp đỡ người bệnh ngồi xuống hoặc nằm theo tư thế nghỉ ngơi. Đồng thời, trấn an người bệnh nhẹ nhàng, không hỏi quá nhiều và hướng dẫn họ hít thở sâu. Nếu bạn quá lo lắng hoặc kích động, tinh thần của người bệnh có thể bị ảnh hưởng, tình trạng bệnh diễn biến xấu đi.


Nếu người bệnh được bác sĩ cho uống Aspirin hoặc Nitroglycerin... trong đơn thuốc hàng ngày hoặc thuốc cấp cứu đã chỉ định trước, hãy cho họ dùng thuốc theo hướng dẫn.


Trong trường hợp bệnh nhân bất tỉnh, theo bác sĩ Trọng Hiếu, cách sơ cứu tốt nhất là hồi sinh tim phổi (CPR-Cardiopulmonary Resuscitation). Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên thực hiện cho bệnh nhân nếu đã được huấn luyện kỹ về phương pháp này hoặc có kinh nghiệm thực hành. Do đó, bạn hãy tìm đến nhân viên y tế đã được hướng dẫn hoặc chờ cấp cứu đến nếu không nắm rõ kỹ thuật.


Kiểm tra đường thở của bệnh nhân xem có dị vật hay chất nôn ói trong mũi miệng hay không và móc sạch ra; ngửa cổ để đường thở thông thoáng. Nếu bệnh nhân có ói thì nghiêng đầu sang một bên để tránh hít sặc vào phổi.


Cùng lúc, cần lập tức gọi dịch vụ cấp cứu (115).


Sơ cứu ban đầu đúng cách tăng cơ hội sống còn cho người bệnh nhồi máu cơ tim. Ảnh: Shutterstock.

Sơ cứu ban đầu đúng cách tăng cơ hội sống còn cho người bệnh nhồi máu cơ tim. Ảnh: Shutterstock.


Khi cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cần lưu ý:


- Đảm bảo khu vực xung quanh an toàn để thực hiện CPR.


- Đặt nạn nhân trên mặt phẳng vững chắc.


- Kiểm tra phản xạ của nạn nhân bằng cách vỗ vai nạn nhân.


- Kiểm tra mạch đập, cùng lúc đó kiểm tra hơi thở bằng cách quan sát lên xuống của lồng ngực nạn nhân. Thực hiện bước này trong vòng 10 giây.


- Thực hiện CPR, tốt nhất là làm theo hướng dẫn của tổng đài viên cấp cứu. Lưu ý liên tục thực hiện CPR.


- Đặt gót một bàn tay trên lồng ngực nạn nhân, ngang hai đầu vú, chồng bàn tay còn lại lên bàn tay thứ nhất và đan những ngón tay lại với nhau.


- Đè tay ép lồng ngực của nạn nhân xuống khoảng 5-6 cm, rồi buông ra cho lồng ngực trở lại như cũ trước khi ép. Lặp lại động tác này liên tục 100 lần/phút (khoảng 2 lần ép mỗi giây) để tăng co bóp tim, giúp đẩy máu lên não và các cơ quan quan trọng, làm liên tục cho đến khi xe cấp cứu tới hoặc bệnh nhân hồi tĩnh.


Bác sĩ Trọng Hiếu cũng lưu ý, mục đích của CPR là bơm một lượng máu nhỏ tới não và tim để "kéo dài thời gian" cho tới khi chức năng tim được phục hồi bình thường. Người thực hiện CPR có thể là nhân tố quan trọng để cứu sống nạn nhân.


"Thực hiện lối sống lành mạnh; ăn uống đủ chất, kiểm soát các yếu tố nguy cơ như thừa cân, béo phì; tránh hút thuốc lá, tập thể dục thường xuyên... là những cách để phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim", bác sĩ Trọng Hiếu khuyến cáo.


Ngọc An

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2021

Sau khi chích ngừa COVID-19, cần thu kết quả gì?

- 0 nhận xét

TTO – Vắc xin là chế phẩm sinh học (dùng mầm bệnh chết, sống hay một phần mầm bệnh, thậm chí là một đoạn DNA hay RNA) được đưa vào cơ thể để hệ miễn dịch tập luyện nhận diện, ghi nhớ hình dáng, tác động của “mầm bệnh”. Vắc xin tạo miễn dịch bảo vệ.


Cấu trúc hình hài của SARS-CoV-2, virus gây COVID-19, rất đơn giản, chỉ gồm lõi là bộ gene của acid nucleic là RNA, và bao quanh bộ gen là lớp vỏ glycoprotein. Lớp vỏ đặc trưng của SARS-CoV-2 có các gai glycoprotein có hình dạng tua tủa giống chiếc vương miện.


Dựa vào bộ gene của các loại coronavirus người ta thấy rằng phần lớn của các bộ gene này khá giống nhau, chỉ có phần vỏ bọc glycoprotein với các gai (spike) gọi chung là protein S, mà virus dùng để bám và chui vào tế bào phổi của người là khá chuyên biệt cho mỗi loại và gene tạo ra chúng là đặc hiệu. Vì vậy, phần nhiều các nhà khoa học dùng các gai của SARS-CoV-2 làm kháng nguyên sản xuất kháng thể tạo vắc xin dùng cho người.


Cách tạo các vắc xin phòng chống COVID-19 đang dùng hiện nay có 4 loại: vắc xin mRNA, vắc xin vector, vắc xin tiểu đơn vị tái tổ hợp và vắc xin chứa virus bất hoạt.


Tại sao lại là “có kháng thể”?


Vắc xin ngừa COVID-19 của Pfizer và Moderna là vắc xin mRNA. Vắc xin này dùng công nghệ di truyền trích mã di truyền của SARS-CoV-2 là RNA, cụ thể là mRNA (RNA thông tin, có chức năng truyền thông tin di truyền từ DNA đến ribôxôm để tổng hợp protein) của virus, để khi tiếp xúc cơ thể sẽ kích hoạt chức năng sinh kháng thể chống SARS-CoV-2 ở người được tiêm chủng.


Vắc xin của AstraZeneca và Johnson&Johnson có cơ chế gọi là vắc xin vector. Vắc xin loại này dùng mẫu protein là các gai của SARS-CoV-2 đưa vào vi sinh vật vô hại là virus adeno gây cảm lạnh thông thường ở loài tinh tinh, virus này gọi là vector mất khả năng sao chép nhưng có chứa vật chất di truyền là DNA có gene tạo protein S gai bề mặt của virus, rồi làm virus sinh sôi nảy nở thật nhiều để tạo vắc xin.


Sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca và Johnson&Johnson, vắc xin sẽ mang mã di truyền của virus cảm lạnh là DNA đã được quy định tạo protein S, cơ thể người được tiêm vắc xin bắt đầu tự tạo ra protein S. Các tế bào miễn dịch trong máu của bạn nhận diện protein S là “kẻ xâm nhập”, sẽ kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch tạo kháng thể chống protein S.


Vắc xin Covax do Hãng Nanogen (Việt Nam) nghiên cứu và phát triển được gọi là vắc xin tiểu đơn vị tái tổ hợp (recombinant subunit vaccine). Gọi là tái tổ hợp bởi vì thành phần SARS-CoV-2 được tạo ra trong phòng thí nghiệm chứ không phải được phân lập trực tiếp từ virus..


Hai vắc xin của hai công ty dược phẩm Sinopharm và Sinovac (Trung Quốc) thì sao? Vắc xin của Sinopharm và Sinovac được gọi là vắc xin bất hoạt, vì dùng chính virus SARS-CoV-2 còn sống làm cho bất hoạt (inactivated). Họ nuôi cấy virus SARS-CoV-2 với số lượng lớn trên tế bào thận khỉ và bất hoạt chúng bằng beta-propriolactone để tạo vắc xin.


Khi nào tạo được miễn dịch bảo vệ?


Miễn dịch bảo vệ do vắc xin tạo ra là sự đề kháng của chính cơ thể chống lại sự xâm nhập, sự nhân lên và khả năng sinh bệnh của những vi sinh vật gây bệnh. Cơ chế hoạt động của vắc xin ngừa COVID-19 là các protein S có trong vắc xin hoặc được tế bào cơ thể tạo ra do chích vắc xin (vắc xin vector DNA hay vắc xin mRNA), các protein S trở thành kháng nguyên, để từ đó cơ thể sinh ra kháng thể vô hiệu hóa các kháng nguyên này.


Khi tiêm chủng vắc xin, chúng ta được bảo vệ bởi không phải 1 mà 2 hệ thống phòng thủ rất mạnh và liên hệ chặt chẽ: các kháng thể và các tế bào bạch cầu gọi là tế bào trí nhớ (memory cells).


Khi virus là SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể, các tế bào bạch cầu đặc biệt là các tế bào B (B-cell hay còn gọi là B-lymphocytes) xung trận. Các tế bào B có khả năng phân biệt các tế bào của ta (trong cơ thể) và tế bào lạ là mầm bệnh xâm nhập. Các tế bào B sẽ bám lấy chất lạ là mầm bệnh, và có phản ứng bằng cách sản xuất thật nhiều chất gọi là kháng thể. Đó chính là các immunoglobin (Ig), đặc biệt IgM là các protein đặc biệt có tác dụng vô hiệu hóa các kháng nguyên tương ứng là mầm bệnh. Sau đó, với sự trợ giúp của tế bào T (cũng là một loại tế bào bạch cầu), tế bào B có thể chuyển sang sản xuất kháng thể IgG, IgA hoặc IgE. Và đây cũng là hệ thống phòng thủ thứ nhất.


Hệ thống phòng thủ thứ hai là các tế bào nhớ. Có một số tế bào B sau khi tiếp xúc với kháng nguyên là mầm bệnh biến dạng để trở thành “tế bào nhớ”. Các tế bào này sống rất lâu trong cơ thể và “nhớ” rất lâu những mầm bệnh mà chúng đã có lần tấn công, nên sau này có khả năng sản xuất nhanh chóng kháng thể chuyên biệt để chống lại mầm bệnh mà cơ thể đã bị nhiễm trước đây nay nhiễm lại.


Xét nghiệm kháng thể bằng 0 sau chích ngừa không đáng lo


Vắc xin có tác dụng bảo vệ lâu dài không phải chỉ giúp tạo ra kháng thể, mà là giúp tạo ra các tế bào có trí nhớ. Các tế bào nhớ này tồn tại lâu dài trong hệ tuần hoàn, trong các hạch bạch huyết, và tồn tại lâu hơn nhiều so với kháng thể.


Do có hai hệ thống phòng thủ tạo ra bởi chích vắc xin nên chúng ta sẽ không lo lắng nếu sau chích vắc xin ngừa COVID-19 mà xét nghiệm lại thấy cơ thể không có kháng thể (kháng thể bằng 0). Vì lý do nào đó, trong thời điểm xét nghiệm kháng thể cơ thể không có kháng thể nhưng đừng lo, chúng ta vẫn còn có các tế bào nhớ, chúng sẽ tạo ra kháng thể khi cần.


Sở Y tế TP.HCM gửi văn bản khẩn: Không xét nghiệm kháng thể không cần thiết, sai mục đích


TTO – Sở Y tế đề nghị các cơ sở y tế trên địa bàn TP.HCM không sử dụng xét nghiệm kháng thể COVID-19 sai mục đích, không cần thiết, gây tốn kém và có thể gây tâm lý chủ quan trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.


(NHĐ)

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng




[Continue reading...]

Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2021

Phương pháp điều trị ung thư mới: tiêm vi khuẩn chết vào khối u để giết tế bào ung thư

- 0 nhận xét


 

Các nhà khoa học đã "khám phá lại" một phương pháp điều trị ung thư đã từng xuất hiện hàng thế kỷ trước đây, đó là tiêm vi khuẩn đã chết vào các khối u để giúp hệ thống miễn dịch xác định mục tiêu và tiêu diệt các tế bào ung thư đó. Các xét nghiệm tiền lâm sàng và thử nghiệm ban đầu trên người cho thấy phương pháp điều trị này rất tiềm năng, an toàn và có hiệu quả tốt.


dr-william-coley.png


Vào cuối thế kỷ 19, một nhà khoa học tên là William Coley đã nghi ngờ mối quan hệ bất thường giữa sự nhiễm khuẩn và sự thuyên giảm bệnh ung thư. Coley bắt đầu thử nghiệm các công thức vi khuẩn khác nhau để điều trị ung thư. Những công thức này được biết đến với cái tên "Coley’s toxins" và một cách tình cờ, ông trở thành người tiên phong trong liệu pháp điều trị miễn dịch ung thư.


Trong phần lớn thời gian của thế kỷ 20, nghiên cứu của Coley đã được chuyển thành một chú thích trong lịch sử khoa học. Các thí nghiệm của ông có phần thất thường và thiếu tiêu chuẩn, vì vậy rất ít nhà nghiên cứu có thể lặp lại kết quả của ông.


mycobacterium.jpg

QUẢNG CÁO




Mãi cho đến gần đây, một hướng nghiên cứu mới tập trung vào những tương tác phức tạp giữa sức khỏe của con người và vi khuẩn sống bên trong chúng ta, đã dẫn đến việc một nhóm các nhà nghiên cứu người Úc tìm hiểu lại các ý tưởng của ông Coley. Aude Fahrer, trưởng nhóm nghiên cứu của dự án, đã mô tả phương pháp điều trị ung thư này là khá đơn giản và có chi phí thấp.


Fahrer giải thích: “Nó liên quan đến việc tiêm một dung dịch giải phóng chậm vi khuẩn Mycobacteria đã chết trực tiếp vào khối ung thư. Ý tưởng là việc này sẽ đưa các tế bào miễn dịch vào khối u để tấn công các vi khuẩn, mặc dù chúng đã chết, và do một tác dụng phụ khiến các tế bào miễn dịch đồng thời cũng tấn công các tế bào ung thư. Một khi các tế bào miễn dịch được nhân lên, chúng có thể đi khắp nơi trong cơ thể, vì vậy nó sẽ không chỉ tấn công tế bào ung thư tại vị trí tiêm, mà còn là bất kỳ chỗ di căn nào, nơi ung thư đã di căn sang phần khác của cơ thể."


Freunds-Adjuvant.jpg


Phương pháp điều trị này bao gồm ba thành phần: Một là dầu khoáng, thứ hai là một chất hoạt động bề mặt tạo nên chất bổ trợ được gọi là "Montanide ISA-51". Chất bổ trợ này đã được cấp phép sử dụng ở người và được sử dụng trong một số loại vắc-xin để tăng cường phản ứng miễn dịch. Thành phần thứ ba chỉ đơn giản là vi khuẩn Mycobacteria bị giết chết bằng nhiệt.


Công thức tổng thể này được gọi là "Complete Freund’s Adjuvant" (CFA), và nó không phải là mới. Trên thực tế, công thức này ban đầu được phát triển vào những năm 1950 bởi một nhà nghiên cứu tên là Jules T. Freund. Tuy nhiên, trong khi các thành phần riêng lẻ của nó đã được cấp phép dùng cho người bệnh, CFA vẫn chưa được phê duyệt cho bất kỳ phương pháp điều trị lâm sàng nào.


Complete-Freunds-Adjuvant.jpg


Nghiên cứu mới này được công bố trên Journal for Immunotherapy of Cancer, báo cáo tác động của CFA trên một số phương pháp điều trị tiền lâm sàng và một số lượng nhỏ bệnh nhân. Phương pháp điều trị được thử nghiệm bao gồm việc tiêm trực tiếp một loại nhũ tương giải phóng chậm của CFA vào khối u.


Các thí nghiệm tiền lâm sàng cho thấy CFA an toàn trên một số vật mẫu bao gồm chuột, chó và ngựa. Các phản ứng miễn dịch toàn thân nhắm vào các tế bào trong khối u đã được phát hiện trong tất cả các xét nghiệm tiền lâm sàng.

QUẢNG CÁO




Nghiên cứu cũng báo cáo dữ liệu ban đầu từ thử nghiệm trên người (giai đoạn 1) đang diễn ra để kiểm tra công thức CFA. Kết quả sơ bộ cho thấy phương pháp điều trị này là an toàn ở người. Tuy nhiên, dữ liệu về hiệu quả tại thời điểm này vẫn chưa rõ ràng. Điều này chủ yếu là do các thử nghiệm này đang được tiến hành ở những bệnh nhân ung thư giai đoạn rất muộn.


ANU_1.jpg


Fahrer nói: “Chúng tôi đã điều trị 8 bệnh nhân ung thư như một phần của thử nghiệm này. Họ đều là bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, nhưng trong một trường hợp cụ thể, chúng tôi có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Việc điều trị làm giảm lượng chất lỏng xung quanh phổi của họ và có thể thu nhỏ một trong những khối u ung thư của họ."


Cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa trước khi phương pháp điều trị ung thư này được cấp phép điều trị rộng rãi. Nhưng các nhà nghiên cứu cho biết những dấu hiệu ban đầu này là đầy hứa hẹn, cộng với việc liệu pháp này có chi phí thấp và dễ thực hiện hơn so với những liệu pháp điều trị miễn dịch hiện tại.


ANU.jpg


Fahrer cho biết thêm: “Những điều tốt nhất về phương pháp điều trị mới này là nó cần ít liều lượng, dễ sử dụng và ít tác dụng phụ. Chúng tôi đang xem xét khoảng 20 đô la cho một liều, trong khi chi phí của các liệu pháp miễn dịch khác có thể lên đến 40.000 đô la. Điều này giúp cho bệnh nhân ở các nước đang phát triển có thể tiếp cận được phương pháp điều trị ung thư dễ dàng hơn."



Nguồn: Australian National University

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Tư, 6 tháng 10, 2021

Tranh cãi tiêm vaccine cho người từng nhiễm nCoV

- 0 nhận xét

 Nhiều người cho rằng không cần tiêm vaccine nếu từng nhiễm nCoV, nhưng một số chuyên gia tin khả năng miễn dịch hậu nhiễm khó thay thế được vaccine.


Cathy Cloud, cư dân Galveston, bang Texas, Mỹ, muốn làm xét nghiệm kháng thể để chứng minh cô đã được bảo vệ khỏi nCoV. Cloud mong bằng chứng này đủ khiến các thành viên trong gia đình không còn xa lánh chỉ vì cô chưa tiêm vaccine.


Cloud cho biết cô mắc Covid-19 vào đầu tháng 8. Dù bị ốm rất nặng, phải vào phòng cấp cứu, điều trị bằng phương pháp kháng thể đơn dòng, sụt gần 5 kg trong hơn 15 ngày, cô vẫn cảm thấy "rất tuyệt vời" sau khi bình phục và không có hứng thú với tiêm vaccine.


"Đó không phải là điều tệ nhất tôi trải qua trong đời", Cloud nói, tự tin rằng khả năng miễn dịch tự nhiên hậu nhiễm đủ giúp bảo vệ cô trước Covid-19 trong tương lai.


Cloud không phải là người duy nhất có quan điểm này. Tuần trước, cầu thủ bóng rổ Mỹ Jonathan Isaac nói trong một cuộc họp báo rằng anh không tiêm vaccine Covid-19, với lý do là đã có miễn dịch tự nhiên sau khi nhiễm virus.


Gần hai năm kể từ khi Covid-19 bùng phát, câu trả lời chính xác về khả năng miễn dịch tự nhiên hậu nhiễm vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Tiến sĩ Minica Gandhi, chuyên gia bệnh truyền nhiễm kiêm giáo sư Y khoa tại Đại học California, nói một số dữ liệu chỉ ra rằng miễn dịch tự nhiên có hiệu quả tương tự vaccine, trong khi một số nghiên cứu khác cho thấy điều ngược lại.



Nhân viên y tế chuẩn bị ống tiêm vaccine Covid-19 tại El Paso, bang Texas hôm 6/5. Ảnh: Reuters.

Nhân viên y tế chuẩn bị ống tiêm vaccine Covid-19 tại El Paso, bang Texas hôm 6/5. Ảnh: Reuters.


Theo một nghiên cứu chưa được bình duyệt của Israel được thực hiện trên gần 780.000 người, những ca phục hồi sau nhiễm và chưa tiêm chủng có nguy cơ tái nhiễm thấp hơn 27 lần so với người chưa nhiễm và đã tiêm hai liều Pfizer. Nghiên cứu cũng chỉ ra những người có khả năng miễn dịch tự nhiên sẽ tăng cường khả năng bảo vệ trước biến chủng Delta, sau khi tiêm một liều vaccine.


Nhiều người ủng hộ khả năng miễn dịch tự nhiên thêm rằng bằng chứng về khả năng bảo vệ hậu nhiễm đã được công nhận khi một số quốc gia xem đây là một trong những tiêu chí cấp "thẻ xanh Covid".


Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) và hầu hết chuyên gia y tế nước này khuyến cáo rộng rãi rằng tất cả người đủ điều kiện nên tiêm vaccine, dù từng bị nhiễm virus hay chưa. Lý do được đưa ra là các nghiên cứu chưa xác định được khả năng miễn dịch tự nhiên có thể kéo dài bao lâu sau khi nhiễm và phục hồi. Đồng thời, những nghiên cứu gần đây của Mỹ chỉ ra tiêm chủng mang lại khả năng bảo vệ cao hơn so với việc từng nhiễm.


Nghiên cứu đã bình duyệt được thực hiện với 246 cư dân ở Kentucky chỉ ra những người chưa tiêm vaccine có nguy cơ tái nhiễm cao hơn hai lần người đã tiêm chủng đầy đủ. Tiến sĩ Peter Hotez, đồng giám đốc Trung tâm Phát triển Vaccine tại Bệnh viện Nhi Texas, nói không phải ai cũng có khả năng miễn dịch mạnh mẽ sau khi nhiễm và phục hồi.


"Nếu bạn nhìn vào những kết quả nghiên cứu sơ bộ, những người từng nhiễm và phục hồi có phản ứng với virus không giống nhau. Một số có phản ứng rất mạnh mẽ, nhưng một số khác hầu như không có kháng thể trung hòa và rất dễ bị tái nhiễm", ông nói.


Vì rất khó xác định mức độ miễn dịch tự nhiên của từng người, Hotez cho rằng điều tốt nhất nên làm là tiêm chủng cho cả những người từng mắc Covid-19.


"Hệ thống miễn dịch của chúng ta đã phát triển qua hàng triệu năm để cung cấp khả năng miễn dịch lâu dài trước các bệnh nhiễm trùng từng gặp phải trước đó", tiến sĩ Matthew Miller, phó khoa Hóa sinh và Khoa học Y sinh thuộc Đại học McMaster ở Canada, nói.


Tiến sĩ Miller thêm rằng khi con người nhiễm nCoV, hệ miễn dịch cũng có phản ứng tương tự, nhưng với mức độ khác nhau ở từng người. Trong khi đó, vaccine Covid-19 đem lại hiệu quả bảo vệ cao và phản ứng nhất quán hơn.


Một nghiên cứu được công bố ngày 30/6 trên tạp chí Science Translational Medicine chỉ ra những người tiêm đủ hai liều Moderna có mức độ kháng thể chống lại biến chủng nCoV cao hơn so với những kháng thể tự nhiên được cơ thể sản xuất sau khi nhiễm virus.


Một nghiên cứu khác của Đại học Oxford công bố hồi tháng 6 cho biết mắc Covid-19 có thể làm suy yếu phản ứng của hệ miễn dịch, khiến người từng nhiễm virus có khả năng nhiễm biến chủng nCoV khác cao hơn.


Giới chuyên gia thêm rằng con đường đạt khả năng miễn dịch thông qua bình phục sau nhiễm cũng tiềm ẩn rủi ro cao hơn.


"Để có khả năng miễn dịch, bạn phải nhiễm virus. Và với virus mới như nCoV, người nhiễm có thể đối mặt nguy cơ bệnh nặng và thậm chí tử vong", Miller nói.


Do đó, những chuyên gia trên nhận định tiêm chủng vẫn nên là lựa chọn hàng đầu để đạt miễn dịch, bởi biện pháp này dễ thực hiện, có thể dự đoán được khả năng bảo vệ và đáng tin cậy.


"Điểm mấu chốt là ngay cả khi từng nhiễm và khỏi bệnh, bạn vẫn có nguy cơ tái nhiễm, đặc biệt là trước biến chủng như Delta. Do đó, hãy tiêm chủng ngay nếu chưa tiêm, kể cả bạn từng nhiễm và đã phục hồi", Hotez nói.


Loại thuốc có thể thay đổi cuộc chơi trước Covid-19 61

Châu Á bứt tốc trong cuộc đua tiêm chủng

Kỳ tích tiêm chủng châu Âu đối mặt phép thử mùa đông 22

Tương lai Covid-19 thành bệnh thông thường 73

Thanh Tâm (Theo Global News, Yahoo News)

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng




[Continue reading...]

Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2021

Các nhà khoa học báo cáo hiệu quả của vắc-xin Sputnik V với biến chủng Delta

- 0 nhận xét

 Bộ trưởng Bộ Y tế Liên bang Nga Mikhail Murashko cho biết: "Sputnik V là vắc-xin phòng ngừa hiệu quả nhất trong cuộc chiến chống lại biến chủng Delta".

Ba chủng virus corona có họ hàng gần nhất với SARS-CoV-2 được tìm thấy tại Lào

Việt Nam tiếp nhận lô vắc xin Sputnik V đầu tiên sau chuyến thăm LB Nga của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Vắc-xin Sputnik V: Công nghệ, độ an toàn và hiệu quả, khả năng chống biến thể Delta

Được phát hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2020 tại Ấn Độ, biến thể Delta (B.1.617) hiện đã lây lan tới hơn 185 quốc gia và vùng lãnh thổ, chịu trách nhiệm cho làn sóng COVID-19 lớn nhất kể từ đầu đại dịch tới nay.


Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, Delta đã trở thành dòng chủ đạo của các ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu. Biến thể này thách thức độ hiệu quả và nỗ lực triển khai vắc-xin của con người. Vì vậy, các chỉ số chống Delta hiện đang trở thành tham chiếu quan trọng cho các hãng sản xuất cũng như cơ quan y tế các nước khi thực hiện kế hoạch tiêm chủng toàn dân ở quốc gia mình.


Vào khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8, cơ quan y tế nhà nước Nga cho biết 95% các ca nhiễm COVID-19 tại nước này là từ biến thể Delta. Cùng lúc, một nghiên cứu đang được thực hiện tại thành phố St.Petersburg trong chiến dịch tiêm chủng đại trà vắc-xin Sputnik V.


Nghiên cứu này có thể trở thành một cơ sở chứng minh độ hiệu quả của vắc-xin Sputnik V với biến chủng Delta mới.



Các nhà khoa học báo cáo hiệu quả của vắc-xin Sputnik V với biến chủng Delta - Ảnh 1.


Đăng tải trên nền tảng công bố bài báo trước xuất bản Medrxiv, nghiên cứu mới được thực hiện dưới sự dẫn dắt của nhà dịch tễ học Anton Barchuk đến từ Đại học European, thành phố St.Petersburg.


Trong đó, họ đã theo dõi dữ liệu từ 14.000 người được tiêm vắc-xin Sputnik V và ghi nhận độ hiệu quả bảo vệ chống các ca nhiễm COVID-19 bị viêm phổi lên tới 81%. Kết quả này được quan sát thấy trong nhóm những bệnh nhân đã tiêm đủ 2 mũi Sputnik V.


Điều đáng nói là nghiên cứu này bao gồm dữ liệu chụp cắt lớp CT phổi của cả bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhẹ và nặng, một điều mà các nghiên cứu phương tây ít khi làm được. Nó cho phép các bác sĩ đánh giá đúng mức độ viêm phổi của từng bệnh nhân.


Cùng thời gian này, hãng tin nhà nước RT của Nga dẫn nguồn từ Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF), đơn vị tài trợ cho vắc-xin Sputnik V cho biết hiệu quả dịch tễ học của vắc-xin này đối với biến thể Delta là 83,1%. Hai liều vắc-xin Sputnik V có khả năng chống lại 94,37% các ca nhiễm biến thể Delta nặng phải nhập viện. Con số được cho là cao hơn cả hai loại vắc-xin mRNA là Pfizer và Moderna.


Các nhà khoa học báo cáo hiệu quả của vắc-xin Sputnik V với biến chủng Delta - Ảnh 2.


Các nhà khoa học báo cáo hiệu quả của vắc-xin Sputnik V với biến chủng Delta - Ảnh 3.


Bộ trưởng Bộ Y tế Liên bang Nga Mikhail Murashko trong một bài báo đã cho biết: "Sputnik V là vắc-xin phòng ngừa hiệu quả nhất trong cuộc chiến chống lại biến chủng Delta. Vắc-xin có khả năng ngăn ngừa 95% số ca bệnh nghiêm trọng". Ông nhấn mạnh: "Quan trọng là nó ngăn ngừa được những trường hợp COVID-19 nặng cần phải nhập viện".


Hiệu quả của Sputnik V trước biến thể Delta có thể bắt nguồn từ công nghệ đặc biệt mà các nhà khoa học sử dụng để sản xuất loại vắc-xin này. Theo đó, vắc-xin Sputnik V được phát triển dựa trên vector virus, tương tự như vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca, Janssen của Johnson & Johnson, Convidecia của CanSino.


Vector là những virus vô hại đã được chỉnh sửa để vô hiệu hóa khả năng sao chép. Sau đó, các nhà khoa học tiếp tục thêm vào virus này một gen biểu hiện protein gai của virus SARS-CoV-2. Các vector virus tái tổ hợp cuối cùng được tiêm vào cơ thể.


Tuy nhiên, thay vì chỉ sử dụng một vector cho cả hai mũi tiêm như các loại vắc-xin khác (AstraZeneca sử dụng vector virus ChAdOx1, Janssen của Johnson & Johnson sử dụng Ad26, Convidecia của CanSino sử dụng Ad5), Sputnik V sử dụng tới hai: Ad26 cho thành phần hay mũi tiêm đầu tiên, và Ad5 cho thành phần hay mũi tiêm thứ hai.


Vào đầu tháng 8, một nghiên cứu đăng trên MedRxiv của các nhà khoa học Mỹ cho thấy biến thể Delta đã làm suy giảm hiệu quả của vắc-xin COVID-19 Moderna xuống 76%. Mức giảm của vắc-xin Pfizer thậm chí còn mạnh hơn, xuống tới 42%.


Các nhà khoa học báo cáo hiệu quả của vắc-xin Sputnik V với biến chủng Delta - Ảnh 4.


Các nhà khoa học báo cáo hiệu quả của vắc-xin Sputnik V với biến chủng Delta - Ảnh 5.

Hãng tin RT so sánh độ hiệu quả của vắc-xin Sputnik V, vắc-xin COVID-19 của Moderna và Pfizer trước biến thể Delta.



Kết quả tương tự được ghi nhận trong nghiên cứu tại Israel, khi các nhà khoa học nước này quan sát thấy tỷ lệ những người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin Pfizer nhưng vẫn nhiễm bệnh ngày một tăng.


Trước đó, một nghiên cứu thực hiện trên 309 tình nguyện viên Argentina lấy mẫu huyết thanh sau khi tiêm cũng cho thấy vắc-xin Sputnik V tạo ra hiệu giá trung hòa kháng thể với biến thể Delta lớn hơn so với các vắc-xin khác.

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng




[Continue reading...]
 
Copyright © . TiNa-Sữa non - Posts · Comments
Theme Template by BTDesigner · Powered by Blogger