Tuy bản thân tế bào lympho B có thể tự tiết kháng thể nhưng khi có sự giúp đỡ của tế bào Th1 thì tế bào lympho B tiết kháng thể nhiều hơn cả về số lượng lẫn chủng loại.1: Quá trình đáp ứng của lympho bào T giúp đỡ, T gây độc, và B với tác gây xâm nhiễm (ví dụ trong trường hợp này là virus SARS-CoV-2) Tóm lại, nếu tác nhân xâm nhập sống bên ngoài tế bào (chủ yếu là vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng) thì kháng thể (IgM) có thể giúp chống lại các tác nhân này.Một khi tác nhân này xâm nhập vào tế bào (virus, vi khuẩn nội bào) thì kháng thể có rất ít tác dụng mà phải cần đến hoạt động của tế bào lympho T, cụ thể là tế bào Th1 để kích thích tế bào lympho T gây độc (T/CD8) tấn công và tiêu huỷ các tế bào bị nhiễm virus/vi khuẩn cũng như giúp tế bào lympho B tạo được kháng thể mạnh hơn và nhiều loại hơn, nhất là chuyển sang tiết IgG (kháng thể hoạt động tốt nhất trong máu).Vậy rõ ràng rằng tuỳ theo tác nhân xâm nhiễm là virus hay vi khuẩn mà chúng ta có thể chỉ cần hoạt hoá tế bào lympho B hay phải cần hoạt hoá cả tế bào lympho B lẫn tế bào lympho T giúp đỡ, và tế bào lympho T gây độc.Và việc nắm rõ các thông tin này sẽ giúp tạo ra vaccine “điều khiển” được tế bào lympho mong muốn.
Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét