Thứ Hai, 30 tháng 8, 2021

Cơ thể cần đáp ứng tế bào T nào để chống lại virus?

- 0 nhận xét

 Tuy bản thân tế bào lympho B có thể tự tiết kháng thể nhưng khi có sự giúp đỡ của tế bào Th1 thì tế bào lympho B tiết kháng thể nhiều hơn cả về số lượng lẫn chủng loại.1: Quá trình đáp ứng của lympho bào T giúp đỡ, T gây độc, và B với tác gây xâm nhiễm (ví dụ trong trường hợp này là virus SARS-CoV-2) Tóm lại, nếu tác nhân xâm nhập sống bên ngoài tế bào (chủ yếu là vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng) thì kháng thể (IgM) có thể giúp chống lại các tác nhân này.Một khi tác nhân này xâm nhập vào tế bào (virus, vi khuẩn nội bào) thì kháng thể có rất ít tác dụng mà phải cần đến hoạt động của tế bào lympho T, cụ thể là tế bào Th1 để kích thích tế bào lympho T gây độc (T/CD8) tấn công và tiêu huỷ các tế bào bị nhiễm virus/vi khuẩn cũng như giúp tế bào lympho B tạo được kháng thể mạnh hơn và nhiều loại hơn, nhất là chuyển sang tiết IgG (kháng thể hoạt động tốt nhất trong máu).Vậy rõ ràng rằng tuỳ theo tác nhân xâm nhiễm là virus hay vi khuẩn mà chúng ta có thể chỉ cần hoạt hoá tế bào lympho B hay phải cần hoạt hoá cả tế bào lympho B lẫn tế bào lympho T giúp đỡ, và tế bào lympho T gây độc.Và việc nắm rõ các thông tin này sẽ giúp tạo ra vaccine “điều khiển” được tế bào lympho mong muốn.

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng





[Continue reading...]

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

8 sai lầm độc hại khi rửa bát

- 0 nhận xét

 Có những thói quen tưởng chừng vô hại khi rửa bát lại âm thầm phá hoại sức khỏe gia đình bạn.


Chuyên gia Nhậm Thanh Thanh, trưởng Khoa Đa khoa của Bệnh viện số 1 thuộc Đại học y khoa Chiết Giang, Trung Quốc đã chỉ ra 8 hành động trong quá trình rửa bát làm tăng gấp đôi lượng vi khuẩn.


1. Cọ xát cả đống đũa vào nhau


Nhiều người có thói quen cọ xát cả đống đũa vào nhau vì nghĩ rằng vừa nhanh, tiện lợi lại sạch sẽ. Tuy nhiên cách làm này sẽ làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài của đũa, vô tình tạo những vết nứt nhỏ khiến bề mặt đũa trở nên thô ráp, trở thành môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển. Cách làm này có thể lây nhiễm chéo các vi sinh vật có hại hoặc bệnh truyền nhiễm từ đũa người này sang đũa người khác.



Nên rửa từng chiếc đũa, vừa tránh trầy xước, vừa sạch sẽ. Ảnh: shutterstock

Nên rửa từng chiếc đũa, vừa tránh trầy xước, vừa sạch sẽ. Ảnh: shutterstock


Cách làm đúng: Dùng miếng rửa bát rửa sạch từng chiếc đũa để loại bỏ dầu mỡ và bọt xà phòng bám trên đó. Nếu đũa dính chất nhờn khó làm sạch, có thể dùng nước nóng tráng qua trước, sau đó rửa sạch lại rồi lau khô hoặc phơi nắng.


2. Cất bát đũa khi chưa khô


Không lau hoặc phơi khô bát đũa trước khi cất sẽ tạo ra môi trường ẩm ướt- thiên đường cho những loại vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Ngoài ra còn sản sinh ra chất gây ung thư nghiêm trọng khác là aflatoxin.


Cách làm đúng: Sau khi rửa sạch đũa, nên lau khô và phơi nắng. Đem cất ở nơi khô ráo, thoáng mát, đồng thời nên chọn giỏ đựng đũa có lỗ thoáng khí, thoáng nước.


3. Bát đũa bẩn chất thành đống


Sau khi ăn cơm, nhiều người có thói quen ngâm tất cả bát đũa vào trong chậu mà không rửa ngay. Tuy nhiên đây là hành động nuôi dưỡng vi khuẩn bởi thời gian để vi khuẩn thích hợp xâm nhập vào bát đĩa là từ 1-4 tiếng sau ăn. Từ 8-18 tiếng vi khuẩn bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Bát đũa bẩn xếp chồng lên nhau còn có nguy cơ lây nhiễm chéo, cũng khiến việc vệ sinh sau đó trở nên khó khăn hơn.


Cách làm đúng: Nên chia bát đĩa theo từng loại thức ăn, rửa bát đĩa không có dầu mỡ trước, sau đó đến bát đũa dính nhiều dầu mỡ. Cũng nên rửa bát đĩa đựng thức ăn chín trước, bát đĩa đựng thịt sống, đồ ăn sống rửa sau.


Nên rửa sạch bát đũa sau khi ăn, tránh là nơi phát sinh vi khuẩn độc hại. Ảnh: shutterstock

Nên rửa sạch bát đũa sau khi ăn, tránh là nơi phát sinh vi khuẩn độc hại. Ảnh: shutterstock


4. Đổ trực tiếp nước rửa bát lên bát đĩa bẩn


Chất tẩy rửa cho trực tiếp vào bát đĩa sẽ không giúp tẩy sạch dầu mỡ hơn, mà còn gây lãng phí rất nhiều nước, đồng thời lạm dụng chất tẩy rửa. Nếu sau đó rửa không kỹ, chất tẩy rửa còn bám dính trên bát đĩa sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây một số triệu chứng của đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng...


Cách làm đúng: Pha loãng chất tẩy rửa cùng với một ít nước, dùng hỗn hợp này rửa bát, nhằm đảm bảo sự an toàn.


5. Lạm dụng chất tẩy rửa


Trong chất tẩy rửa thường có phụ gia nhân tạo, và vẫn còn nghi ngờ về dư lượng phụ gia khi sử dụng quá mức.


Cách làm đúng: Có thể tận dụng các chất tẩy rửa tự nhiên như nước vo gạo, muối hoặc vỏ chanh. Nếu dùng nước rửa bát đĩa, nên tráng bát đĩa nhiều lần dưới vòi nước.


6. Không khử trùng bát đĩa


Bát đĩa dù có sạch đến đâu cũng không thể rửa trôi hết vi khuẩn, khử trùng thường xuyên là cách tốt nhất.


Cách làm đúng: Giữ thói quen sử dụng máy sấy bát để tiệt trùng bát đĩa ở nhiệt độ cao. Nếu không có máy sấy bát, có thể ngâm bát đĩa trong nước sôi khoảng 3 đến 5 phút. Đây là cách khử trùng truyền thống nhưng có tác dụng tốt.


7. Sử dụng bộ đồ ăn trong nhiều năm


Đặc biệt với đũa và thớt, những đồ được làm chủ yếu từ gỗ. Hai loại vật dụng này rất dễ bị nấm mốc, mối mọt và bị trầy xước - là nơi tích tụ vi khuẩn sinh sôi, nảy nở.


Cách làm đúng: Thay thế bộ đồ ăn thường xuyên. Nếu có đốm, vết nứt hoặc nấm mốc trên đũa hoặc thớt, cần thay thế cái mới.


Miếng rửa bát nếu không được vệ sinh thường xuyên và thay mới, là nơi tích tụ vi khuẩn độc hại. Ảnh: shutterstock.

Miếng rửa bát nếu không được vệ sinh thường xuyên và thay mới, là nơi tích tụ vi khuẩn độc hại. Ảnh: shutterstock.


8. Lâu không thay miếng rửa bát


Theo một nghiên cứu của Charles Gerba – nhà vi sinh vật học tại Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy, trung bình sẽ có khoảng 10 triệu vi khuẩn/2.54cm2 trong mỗi miếng rửa chén nhưng bồn cầu chỉ tầm 50 vi khuẩn/2.54cm2 mà thôi. Chưa kể chúng còn phát triển và phân chia mỗi 20 phút, làm miếng rửa chén bẩn gấp 200.000 bồn cầu và gấp 20.000 lần khăn lau bếp. Vi khuẩn trên miếng rửa bát càng nhiều, thì tỷ lệ nhiễm bệnh càng lớn.


Cách làm đúng: Hai tuần một lần nên thay miếng rửa bát mới. Trong nhà bếp, khăn lau cũng nên phân loại, cái nào dùng lau tay, cái nào dùng lau bếp, tránh vi khuẩn lan truyền lẫn nhau. Miếng rửa bát sau khi rửa xong cũng phải phơi khô thật kỹ.


Vy Trang (Theo Epochtimes)

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng




[Continue reading...]

Thứ Hai, 16 tháng 8, 2021

Túi thuốc cho F0 điều trị tại nhà

- 0 nhận xét

 TP HCMTúi thuốc gồm hạ sốt, tiêu đờm, vitamin tổng hợp, nước súc họng, nước muối, vitamin C sủi, khẩu trang... được ngành y tế cung cấp cho nhiều F0, giúp họ yên tâm khi cách ly, điều trị tại nhà.


Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) tối 15/8 cho biết những ngày qua nhiều "túi thuốc cùng F0 chiến thắng Covid-19" đã được trao đến từng người dân mắc Covid-19 ở phường 1, quận Tân Bình. Những túi thuốc này vừa góp phần hỗ trợ sức khỏe, giúp F0 sớm khỏi bệnh, lại vừa động viên tinh thần, giúp họ an tâm điều trị tại nhà.


"Chỉ cần được báo có ca F0 hay người dân cần thuốc là sẽ có người đến tận nơi trao túi thuốc cho người bệnh", anh Ngô Nam Việt, Bí thư đoàn Thanh niên phường 1, quận Tân Bình, chia sẻ.



Mỗi túi thuốc mà F0 đang cách ly, điều trị tại nhà nhận được bao gồm thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc và thiết kế kèm mã QR vào nhóm bác sĩ hỗ trợ. Ảnh: HCDC

Mỗi túi thuốc mà F0 đang cách ly, điều trị tại nhà nhận được bao gồm thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc và thiết kế kèm mã QR vào nhóm bác sĩ hỗ trợ. Ảnh: HCDC


Mỗi túi thuốc mà F0 nhận được gồm paracetamol 500g (hạ sốt), acetylcystein (tiêu đờm), multivitamin (vitamin tổng hợp), nước súc họng, nước muối 0,9% (natri clorid 0,9%), viên C sủi và khẩu trang, kèm hướng dẫn sử dụng. Đây là những loại thuốc mà Trạm y tế phường 1, nhóm bác sĩ tình nguyện chuẩn bị dựa trên danh mục thuốc theo công văn Bộ Y tế ban hành.


Bên ngoài túi thuốc có in kèm mã QR, để bệnh nhân có thể quét mã và tham gia vào nhóm Bác sĩ đồng hành cùng F0 - phường 1 trên ứng dụng Zalo. Y sĩ Lê Minh Quân, phụ trách chống dịch tại Trạm y tế phường 1, cho biết các thành viên trong nhóm Bác sĩ đồng hành cùng F0 - phường 1 bao gồm thường trực ban chỉ đạo phòng chống dịch, tổ phản ứng nhanh, 6 bác sĩ và hai dược sĩ thuộc đội hình Blouse trắng trực 24/7. Tất cả đều cùng một mục đích hỗ trợ người bệnh ngay lập tức.


Hằng ngày, các F0 sẽ thông báo tình trạng bệnh của mình trong nhóm thông tin này. Qua đó các y, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng cụ thể của từng người và có những hướng dẫn, hỗ trợ điều trị phù hợp. Những trường hợp có triệu chứng sẽ được tư vấn trực tiếp. Riêng F0 cần can thiệp y tế khẩn cấp như hạ nồng độ oxy trong máu (SpO2), cần cung cấp bình oxy tại nhà hoặc chuyển viện khẩn cấp... sẽ được chuyển cho Tổ phản ứng nhanh của phường xử lý theo đúng quy trình.


HCDC dẫn lời bệnh nhân Thành, cư trú tại phường 1, cho biết gia đình ông có 4 F0. Ban đầu khi kết quả xét nghiệm dương tính, cả nhà rất lo lắng, nhất là lúc được biết cả tất cả sẽ cùng cách ly điều trị tại nhà. Tuy nhiên, sau khi được các nhân viên y tế hướng dẫn cách ly tại nhà, cách phân bố nơi ở của từng người, cách liên hệ khi cần thiết và mỗi ngày được các bác sĩ trong nhóm hỗ trợ thăm hỏi, cả nhà đã bình tĩnh, yên tâm hơn.


Ông Thành cho biết thêm, trong quá trình điều trị tại nhà, một người con của ông bị khó thở, đã được chuyển đi điều trị kịp thời và nay đã dần hồi phục.


Nhân viên y tế đưa thuốc tới từng gia đình có F0 vẫn đảm bảo các quy định phòng chống dịch. Ảnh: HCDC

Nhân viên y tế đưa thuốc tới từng gia đình có F0, đảm bảo các quy định phòng chống dịch. Ảnh: HCDC.


Hôm 14/8, Bộ Y tế cho biết chương trình Điều trị tại nhà (home-based care) có kiểm soát cho các trường hợp F0 tại nhà và cộng đồng, triển khai thí điểm tại TP HCM từ ngày 16/8.


Chương trình được triển khai với 3 hoạt động chính, gồm lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, cộng đồng; cung cấp hộp thuốc điều trị tại nhà cùng một số sản phẩm nâng cao sức khỏe, đồng thời hỗ trợ tư vấn và quản lý sức khỏe trong phòng, chống dịch Covid-19; cung cấp gói thực phẩm bảo đảm an sinh xã hội cho người nhiễm và các thành viên trong gia đình ở tại nhà, không ra ngoài, tránh tiếp xúc, góp phần làm giảm nguy cơ lây lan.


Bộ Y tế cũng cung cấp Tài liệu hướng dẫn chi tiết đối với các F0, giúp họ tự chăm sóc, theo dõi sức khỏe và liên lạc với cơ sở y tế trong trường hợp xuất hiện triệu chứng trở nặng để được giúp đỡ.


Trước đó, giới chức TP HCM cũng đã chuẩn bị thực hiện mô hình điều trị F0 tại nhà. Trong cuộc họp báo thông tin công tác phòng chống Covid-19 ở TP HCM ngày 13/8, Phó bí thư thường trực Thành ủy Phan Văn Mãi khẳng định, trọng tâm chống dịch 30 ngày tới của thành phố là điều trị để giảm tử vong. Trong đó, việc chăm sóc F0 tại nhà và cộng đồng có thể sẽ tác động đến 80% F0 trong chiến lược điều trị giảm tử vong


Theo ông Mãi, việc triển khai chăm sóc F0 tại nhà đã được thực hiện thời gian qua nhưng sắp tới sẽ thực hiện đồng bộ và mạch lạc hơn. Thành phố đặt mục tiêu quản lý có thể lên tới 90% bệnh nhân, chỉ còn 10% cần điều trị, trong đó chỉ 5-7% chuyển nặng.


Thư Anh

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng




[Continue reading...]

Thứ Hai, 9 tháng 8, 2021

Nghiên cứu vô tình phát hiện cách ép mỡ bụng chảy ra ngoài như chảy mồ hôi

- 0 nhận xét

 

Một loại protein tên là TSLP có thể kích hoạt quá trình đào thải chất béo qua da.

Giá như mỡ bụng có thể chảy ra ngoài giống như mồ hôi thì tốt biết mấy? Các nhà khoa học cho biết họ có thể biến ước mơ này của bạn thành hiện thực.

Trong bài báo khoa học mới công bố trên tạp chí Science, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Pennsylvania lần đầu tiên báo cáo một hiện tượng kỳ lạ. Trong đó, họ thấy những con chuột thí nghiệm tiết mỡ ra ngoài da và giảm cân nhanh chóng.

Phát hiện được thực hiện một cách rất tình cờ, khi mới đầu, các nhà nghiên cứu chỉ định thử nghiệm một liệu pháp điều trị tiểu đường trên chuột. Thật bất ngờ, những con chuột chưa hết bệnh tiểu đường nhưng chúng lại giảm cân nhờ tiết được mỡ qua đường lỗ chân lông.

"Hãy tưởng tượng một ngày bạn có thể giảm cân bằng cách ép mỡ chảy ra ngoài qua da. Phương pháp này có thể hơi nhày nhụa một chút. Nhưng nó vẫn là một ý tưởng thú vị", Taku Kambayashi, tác giả nghiên cứu đến từ Đại học Pennsylvania cho biết.

Nghiên cứu vô tình phát hiện cách ép mỡ bụng chảy ra ngoài như chảy mồ hôi - Ảnh 1.

Làm thế nào điều đó có thể được thực hiện?

Trong nghiên cứu của mình, Kambayashi và các đồng nghiệp đã nuôi một số chuột thí nghiệm bằng chế độ ăn giàu chất béo nhằm đưa chúng vào tình trạng tiểu đường type 2. Sau đó, họ muốn kích hoạt một protein có ký hiệu là TSLP trong cơ thể chúng. Protein này được biết đến với khả năng điều chỉnh miễn dịch, giúp giảm viêm và hạn chế những biến chứng mà tiểu đường gây ra.

Để kích hoạt TSLP trong cơ thể chuột, các nhà khoa học đã cấy một gen kích hoạt nó vào một virus "vector" là những virus lành tính không gây bệnh. Sau đó, họ tiêm virus vào chuột để virus này mang gen kích hoạt TSLP vào tế bào và tạo ra hiệu ứng.

Nhưng khi các nhà khoa học còn chưa kịp theo dõi phản ứng giảm viêm trên chuột thì họ lại phát hiện cân nặng của chúng bị giảm đột ngột. 

Cụ thể, những con chuột béo phì này đã giảm được tới một nửa tổng lượng mỡ trắng bao gồm cả mỡ nội tạng hay mỡ bụng, là lượng chất béo tích tụ xung quanh nội tạng và gây hại đáng kể cho sức khỏe của chuột cũng như con người. Những con chuột vì thế đã giảm một nửa cân nặng chỉ trong vòng 3 tuần.

Nghiên cứu vô tình phát hiện cách ép mỡ bụng chảy ra ngoài như chảy mồ hôi - Ảnh 2.

Lúc đầu, Kambayashi và các đồng nghiệp nghĩ đơn giản rằng lũ chuột được tiêm virus bị mất cảm giác thèm ăn và do đó giảm cân. Nhưng qua theo dõi, họ thấy chúng thậm chí còn ăn khỏe hơn. 

Kế đó, Kambayashi nghi ngờ việc kích hoạt protein TSLP có thể tạo ra một con đường chuyển hóa calo nào đó trong cơ thể lũ chuột. Nhưng một lần nữa, xét nghiệm phân và nước tiểu không cho thấy điều đó. 

Lũ chuột này cũng không vận động nhiều, nghĩa là chúng không đốt cháy calo từ quá trình tập thể dục. Hiệu ứng giảm cân thần tốc này là một bí ẩn mà Kambayashi không thể giải thích nổi cho đến anh để ý đến một chi tiết kỳ lạ:

"Những con chuột được kích hoạt TSLP có bộ lông lấp lánh và bóng nhẫy dưới ánh sáng", Kambayashi nói. "Tôi không biết điều đó ý nghĩa gì. Có thể nào chúng đã tiết chất béo qua da và lỗ chân lông?".

Để kiểm tra giả thuyết này, nhóm nghiên cứu đã cạo lông những con chuột và xét nghiệm thứ chất nhờn tích tụ trên đó. Họ phát hiện đây chính xác là bã nhờn – một chất nhờn như sáp mà chuột cũng có thể tiết ra từ tuyến bã nhờn trên da giống như con người.

Bã nhờn vốn có bản chất rất giàu calo và chất béo. Đó là thứ giúp da chúng ta không bị khô, nhưng cũng là thứ khiến đầu bạn bết lại khi lâu rồi không gội. Nếu đúng những con chuột tiết ra nhiều bã nhờn, chúng có thể đã đào thải chất béo qua tuyến đường này.

Nghiên cứu vô tình phát hiện cách ép mỡ bụng chảy ra ngoài như chảy mồ hôi - Ảnh 3.

Tuyến bã nhờn có thể làm nhiệm vụ đào thải chất béo xấu ra khỏi cơ thể chúng ta.

Để kiểm tra có đúng điều đó đang giúp chuột giảm cân hay không, các nhà khoa học đã lấy một nhóm chuột biến đổi gen không có tuyến bã nhờn và thực hiện một quy trình TSLP tương tự. Kết quả, họ thấy lũ chuột này không tiết bã nhờn và vì thế không giảm được cân nặng.

Vậy là không còn nghi ngờ gì nữa, TSLP có thể kích hoạt quá trình đào thải chất béo qua da.

Cân nhắc trước khi thử nghiệm trên người

Bây giờ, nếu lũ chuột có thể giảm cân qua việc tiết bã nhờn, con người có thể hay không? Để trả lời câu hỏi đó, Kambayashi và các cộng sự đã làm một thử nghiệm trên mẫu da người trong phòng thí nghiệm. 

Họ thấy những mẫu da từ người có biểu hiện gen sinh protein TSLP tự nhiên cao hơn cũng tiết bã nhờn nhiều hơn. Và ngược lại, những người hay bị khô da thì có biểu hiện TSLP thấp hơn.

Điều đó cho biết dường như da người cũng có thể hoạt động giống như da chuột và việc đào thải chất béo qua da là khả thi. 

Các tuyến bã nhờn cũng hút ra ngoài triglyceride, một loại chất béo có hại trong máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Do đó, một liệu pháp TSLP trên người vừa có khả năng giúp bạn giảm cân lại vừa ngăn chặn được nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Thế nhưng, nói đi cũng phải nói lại. Liệu nó có gây ra vấn đề gì hay không?

Nghiên cứu vô tình phát hiện cách ép mỡ bụng chảy ra ngoài như chảy mồ hôi - Ảnh 4.

Kambayashi cho biết ông lo việc tăng tiết bã nhờn đến mức cực đoan như lũ chuột có thể gây ra rối loạn trong một nhóm các "chức năng của hàng rào da". Nó có thể khiến bạn bị mụn trứng cá hoặc mắc các bệnh ngoài da như bệnh chàm.

"Tôi nghĩ chúng ta phải kiểm soát được hiệu ứng này theo một cách nào đó khiến nó không gây rắc rối cho bệnh nhân thì mới nên tiến hành", Kambayashi nói. "Tuy nhiên, tôi đặt vào đó rất nhiều hi vọng. Tôi nghĩ bằng cách này hay cách khác, chúng tôi sẽ có thể tạo ra được hiệu ứng tương tự trên người".

Tham khảo Inverse

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Hai, 2 tháng 8, 2021

- 0 nhận xét

                Dưa hấu, đu đủ, lựu hay bơ là những loại quả nhiều người thường bỏ hạt khi thưởng thức, không biết chúng rất tốt cho cơ thể.


Hạt dưa hấu


Bốn gam hạt dưa hấu cung cấp 0,3 gam axit béo không bão hòa đơn và 1,1 gam axit béo.


Hạt dưa hấu nảy mầm giúp làm sạch làn da của bạn vì nó chứa đầy vitamin C, chất chống oxy hóa, ... Dầu từ loại hạt này được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm làm đẹp khác nhau để điều trị mụn trứng cá và các dấu hiệu lão hóa sớm.


Theo Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH), hàng ngày cơ thể chúng ta cần 420 gam magiê, 18 mg sắt, trong khi hạt dưa hấu có cả hai chất này.


Hạt dưa hấu hoạt động như một loại kem dưỡng ẩm cho làn da khô và xỉn màu của bạn. Nó còn được sử dụng trong các trường hợp mắc bệnh chàm hay da bị khô, ngứa.



Bạn có thể ăn sống hạt dưa hấu, ăn hạt dưa hấu nảy mầm hoặc xay hạt thành bột để uống. Ảnh: PharmEasy.

Bạn có thể ăn sống hạt dưa hấu, ăn hạt dưa hấu nảy mầm hoặc xay hạt thành bột để uống. Ảnh: PharmEasy.


Kẽm được tìm thấy trong hạt có thể làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ra hạt dưa hấu giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm đường trong máu, ngừa loãng xương, hỗ trợ thần kinh, cải thiện khả năng sinh sản của nam giới...


Hạt lựu


Hạt lựu là một loại thuốc giảm cân tốt cho sức khỏe.


Giảm mỡ bụng: Lựu ngăn chặn chất béo trung tính, loại chất béo đi vào máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiêu diệt chất béo này trước khi nó có thể trữ trong cơ thể bạn - ngăn chúng biến thành mỡ bụng.


Thực phẩm giàu chất xơ: Giúp bạn no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn hoặc muốn ăn quá nhiều.


Có nhiều cách để ăn như: rắc hạt lựu vào món salad, bát bột yến mạch hoặc cốc sữa chua, trộn thành nước sốt để bổ sung cho món gà nướng hoặc ép thành nước trái cây.


Hạt đu đủ


Hạt đu đủ giàu enzyme giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.


Chúng tăng cường sức khỏe của thận, giúp cơ thể bạn tự đào thải độc tố một cách tự nhiên. Ăn hạt này còn tốt cho gan, chống viêm, ngăn ngừa lão hóa...


Bạn có thể thêm hạt vào sinh tố, sữa chua, salad hoặc ăn cùng với trái cây.


Hạt đu đủ giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Ảnh:Istock

Hạt đu đủ giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Ảnh:Istock


Hạt bơ


Theo một nghiên cứu trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, hạt bơ cực kỳ có lợi cho sức khỏe của tim và mạch máu.


Bạn có thể xay hạt bơ thành bột mịn pha vào trà để uống.


Hạt cam


Hạt cam (đã bỏ lớp vỏ cứng) chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp cơ thể luôn đủ nước và tươi tắn, đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể.


Sự hiện diện của axit palmitic, oleic và linoleic trong hạt cam cho phép lưu trữ năng lượng trong tế bào của con người trong thời gian dài hơn.


Vitamin C và flavonoid sinh học trong hạt cam thúc đẩy lưu thông máu đến da đầu, giúp tóc khỏe và chắc khỏe. Hơn nữa, axit folic có trong hạt cam giúp thúc đẩy phát triển của tóc.


Có thể nhai nhỏ hạt cam khi ăn hoặc thêm vào các bữa ăn và đồ uống để tăng cường năng lượng.


Hạt chanh dây


Hạt chanh dây rất giàu magiê, có thể giúp con người kiểm soát mức độ lo lắng. Piceatannol và scirpusin B trong hạt chanh dây chống oxy hóa. Chất xơ không hòa tan trong hạt chanh dây giúp tăng cường sức khỏe đường ruột.


Bạn có thể ăn hạt sống hoặc nước ép từ quả có hạt.

Nhật Minh (Theo Brightside               

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



                                                                                                         

                                                                                                                           

[Continue reading...]
 
Copyright © . TiNa-Sữa non - Posts · Comments
Theme Template by BTDesigner · Powered by Blogger