Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021

Chế độ ăn cho người bị gout: Ăn gì, kiêng gì để điều trị hiệu quả?

 Chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Đặc biệt, đối với những người bị bệnh gout thì chế độ dinh dưỡng lại càng cần được quan tâm hơn. Vậy chế độ ăn cho người bị gout như thế nào? Nên ăn gì và kiêng gì để tốt nhất cho sức khỏe? Câu trả lời sẽ có sau khi bạn tham khảo bài viết này của chúng tôi.


Nội dung chính

Đôi nét về bệnh gout

Bệnh gút là gì?

Nguyên nhân gây nên bệnh gout

Biểu hiện của bệnh gout

Ai là người có nhiều nguy cơ mắc bệnh gout nhất?

Chế độ ăn ảnh hưởng như thế nào tới bệnh gout?

Người bị bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Người bị bệnh gout nên ăn gì?

Người bị bệnh gút kiêng ăn gì?

Tham khảo thực đơn cho người bệnh gout

Xem thêm


 

Đôi nét về bệnh gout

Bệnh gút là gì?

Bệnh gút (hay còn được gọi là bệnh gout hoặc bệnh thống phong) thực chất là một dạng viêm khớp gây ra những cơn đau đột ngột kèm theo hiện tượng sưng và tấy đỏ... tại một số vị trí khớp, đặc biệt là ở ngón chân cái.


Nguyên nhân gây nên bệnh gout

Theo các chuyên gia thì nguyên nhân chính gây nên bệnh gout là do sự tích tụ quá nhiều axit uric trong máu. Nếu nồng độ axit uric vượt ngưỡng cho phép, chúng sẽ lắng đọng trong các khớp, gây nên tình trạng viêm, sưng và đau đớn cho người bệnh.


Bệnh gout là gì



 

Biểu hiện của bệnh gout

Người bị bệnh gout thường xuất hiện những triệu chứng ví dụ như:


Viêm khớp cấp tính gây sưng, đau nhức khớp, nhất là khớp ở bàn chân và đốt ngón chân cái.

Lắng đọng sạn urat được biểu hiện bởi tình trạng những cục hay hạt urat nổi dưới da di động được, thường là ở vành tai, xương bánh chè hoặc gần gót chân.

Xét nghiệm máu thấy axit uric tăng cao trên 400 micromol/l...

Ai là người có nhiều nguy cơ mắc bệnh gout nhất?

Những trường hợp sau đây sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh gout:


Gia đình có tiền sử bị bệnh gout.

Những người thừa cân, béo phì.

Ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin.

Nghiện rượu hoặc cà phê.

Dùng nhiều thuốc lợi tiểu như lasix, hydrochlorothiazid... có thể làm tăng axit uric và gây ra các đợt gout cấp tính.

>>> Tham khảo thêm về bệnh gout trong bài viết này: Bệnh gout là gì? Có nguy hiểm không? Có chữa được không?


Chế độ ăn ảnh hưởng như thế nào tới bệnh gout?

Chế độ ăn có ảnh hưởng rất lớn đối với những người mắc bệnh gout. Một chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng, không hợp lý có thể làm tình trạng bệnh gout trầm trọng hơn. Ví dụ: Một số thực phẩm có chứa nhiều purine sẽ khiến lượng axit uric gia tăng và điều này thật không có lợi cho người đang bị gout.



 

Bên cạnh đó, đường fructose hay đồ ăn ngọt cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout mặc dù chúng không hề chứa purine.


Từ những dẫn chứng trên, chúng ta có thể thấy chế độ ăn hợp lý là rất quan trọng đối với bệnh nhân gout. Vậy người bị bệnh gút kiêng ăn gì và nên ăn gì? Bạn hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết để có được câu trả lời nhé.



Chế độ ăn cho người bị gout


Người bị bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Người bị bệnh gout nên ăn gì?

Đây là một câu hỏi mà rất nhiều người mắc bệnh gout đặt ra. Bởi hầu hết những thực phẩm quen thuộc hằng ngày đều có chứa purine hay fructose. Tuy nhiên, một số thực phẩm có hàm lượng 2 chất này rất thấp, chính vì thế bạn vẫn có thể sử dụng được, ví dụ như:


Các loại trái cây: Hầu hết tất cả các loại trái cây đều tốt cho người bị gout. Thậm chí, quả anh đào còn có thể ngăn ngừa các đợt gout do làm giảm tình trạng viêm và mức axit uric trong cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn một số loại quả khác như dưa hấu, dưa leo, việt quất... bởi hàm lượng purine trong những loại này là cực thấp.

Các loại rau như cải bẹ xanh, cà tím, bí đỏ... không chỉ chứa ít purine mà còn giúp làm giảm lượng axit uric trong máu. Vì vậy, bạn cũng có thể ăn những loại rau quả này.

Ngoài ra, còn có nhiều thực phẩm mà người bị gout có thể ăn như các loại đậu (đậu nành, đậu lăng...), các loại hạt hay ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa, trứng...


 

Người bị bệnh gout nên ăn gì


Người bị bệnh gút kiêng ăn gì?

Như bạn đã biết, purine chính là "thủ phạm" gây nên các cơn gout đột ngột. Vì thế, để kiểm soát tốt nhất căn bệnh này, bạn nên tránh sử dụng các thực phẩm giàu purine hoặc có hàm lượng fructose cao. Dưới đây là những thực phẩm mà người bị gout nên tránh:


Các loại hoa quả chua, đồ lên men, các loại nấm, măng, giá đỗ bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể.

Một số loại gia vị như ớt, hạt tiêu vì chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ gây tái phát bệnh gout.

Tránh uống rượu bởi rượu làm gia tăng sự tạo axit uric trong gan và ngăn cản thận thải axit uric.

Một số loại rau không tốt cho người bệnh gout là rau bina, cải bắp, măng tây và nấm.

Các loại cá như cá trích, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm...

Các loại hải sản như sò điệp, cua, tôm...

Đồ uống có đường, đặc biệt là nước ép trái cây và nước ngọt.

Thực phẩm nhiều fructose như mật ong, siro...

Nội tạng động vật như gan, tim, cật…

Thịt gà lôi, thịt bê và thịt nai.

Bệnh gút nên kiêng gì



 

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các loại thức ăn từ bột tinh chế cho người ăn kiêng như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy. Mặc dù những thực phẩm này không chứa nhiều purine hoặc fructose nhưng chúng lại có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp và có thể làm tăng nồng độ axit uric.


Khi đã nắm được những thực phẩm nên ăn và nên kiêng thì chắc chắn bạn sẽ dễ dàng xây dựng cho mình một chế độ ăn hợp lý đúng không nào? Dưới đây là mẫu thực đơn mà chúng tôi đưa ra để bạn tham khảo:


Tham khảo thực đơn cho người bệnh gout

Đây là một thực đơn mẫu cho người bệnh gout do Tiến sĩ - Bác sĩ Nghiêm Nguyệt Thu - Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyên dùng:


Thứ 2 - 4 - 6


Bữa sáng (7 giờ): Phở thịt bò gồm 150 gam phở, 35 gam thịt bò, 10 gam hành lá và nước dùng.


Bữa trưa (11 giờ): 


2 lưng bát con cơm gạo tẻ.

50 gam sườn lợn rim (đã bỏ xương).

Đậu phụ rán gồm 20 gam đậu, 3ml dầu ăn.

Su su xào gồm 200 gam su su và 7ml dầu ăn.

Canh cải xanh gồm 50 gam cải xanh.

Tráng miệng: 150 gam quả vải.

Bữa xế (15 giờ): 100 gam khoai lang.


Bữa tối (18 giờ):


150 gam cơm gạo tẻ tương đương 2 lưng bát con cơm.

Cá rô phi rán gồm 50 gam cá rô phi, 5ml dầu ăn.

Mướp đắng xào trứng gồm 200 gam mướp đắng, 20 gam trứng gà (nửa quả) và 7ml dầu ăn.

1 bát con canh rau ngót.

150 gam dưa hấu.

Chế độ ăn cho người bị gút


Thứ 3 - 5 - 7


Bữa sáng (7 giờ): Bún riêu cua đậu phụ bao gồm 180 gam bún, 30 gam thịt cua, 5 gam hành lá, 30 gam cà chua và nước dùng (có tỉ lệ muối là 1g muối/100ml).


Bữa trưa (11 giờ):


200 gam cơm gạo tẻ (tương đương 2 lưng bát con cơm).

150 gam cam.

1 bát canh bí xanh.

200 gam cải bắp luộc.

20 gam thịt nạc vai rang.

Cá trắm rán sốt cà chua gồm 70 gam cá trắm, 25 gam cà chua, 7ml dầu ăn.

Bữa xế (15 giờ): 100 gam chuối tiêu.


Bữa tối (18 giờ):


200 gam bưởi (3 múi).

1 bát con canh mồng tơi.

200 gam bầu luộc.

10 gam lạc rang.

Thịt heo rán gồm 70 gam thịt nạc và 5ml dầu ăn.

150 gam cơm gạo tẻ (tương đương miệng bát con cơm).

Chủ nhật


Bữa sáng (7 giờ): Xôi lạc gồm 50 gam gạo nếp, 10 gam lạc và 3 gam vừng.



 

Bữa trưa (11 giờ): 


200 gam cơm gạo tẻ (tương đương 2 lưng bát con).

Thịt bò xào hành tây gồm 50 gam thịt bò, 20 gam cà chua, 50 gam hành tây, 7ml dầu ăn.

20 gam cá bống kho.

200 gam củ cải luộc.

1 bát con canh bí ngô.

100 gam xoài chín.

Bữa xế (15 giờ): 200 gam hồng xiêm.


Bữa tối (18 giờ):


150 gam cơm gạo tẻ (tương đương miệng bát con).

50 gam tôm hấp sả.

Trứng đúc thịt gồm nửa quả trứng gà, 10 gam thịt nạc vai, 3ml dầu ăn.

200 gam cải bắp xào.

1 bát con canh rau cải xanh.

100 gam lựu.

Lời khuyên cho người bị bệnh gout

Nên bổ sung thêm 500 - 1000mg vitamin C hằng ngày để cải thiện tình trạng đau do viêm, sưng tấy.

Nên uống nhiều nước để tăng cường đào thải axit uric qua đường nước tiểu.

Nên thay thế các loại dầu ăn thông thường bằng dầu olive, dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương...

Ưu tiên các món hấp, luộc và hạn chế các món chiên, xào có nhiều dầu mỡ.

Hạn chế đồ uống có cồn.

Tập thể dục thường xuyên nhằm duy trì sức khỏe, đồng thời duy trì lượng axit uric trong máu ở mức thấp nhất.

Ngoài ra, bạn cũng nên trang bị máy đo đường huyết có chức năng đo cả mỡ máu và axit uric để phát hiện bệnh gout, que thử gout để kiểm tra tình trạng bệnh ngay tại nhà, đồng thời sử dụng viên uống hỗ trợ giảm axit uric để tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa căn bệnh quái ác này.

Cuối cùng, bạn cũng đừng quên thường xuyên thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế để phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu bị gout nhé.

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sứcđề kháng



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Copyright © . TiNa-Sữa non - Posts · Comments
Theme Template by BTDesigner · Powered by Blogger