Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

Nhà khoa học Vũ Hán: TQ không "chế tạo" và thêm HIV vào virus corona, đây là "sự trừng phạt của thiên nhiên"

- 0 nhận xét

 


Ngay sau khi đăng tải, bài viết đã bị giới chuyên gia trên khắp thế giới chỉ trích kịch liệt và đã bị gỡ khỏi trang bioRxiv, một trang chuyên về tạp chí nghiên cứu sinh học.


Trong một bài bình luận, David Liu, một giáo sư hóa học tại Đại học Harvard, cho biết: "Lời cáo buộc cho rằng 'virus corona Vũ Hán không xuất hiện từ tự nhiên' là rất sai lầm. Thế giới ngày nay không cần thêm những thuyết âm mưu từ những phân tích tồi tệ nữa".


Bài viết của một số nhà khoa học Ấn Độ đã được hàng loạt kênh thông tin đăng tải lại, cho rằng các nhà khoa học Trung Quốc đã chế tạo ra virus corona chủng mới và nó đã thoát khỏi phòng thí nghiệm có mức độ an toàn sinh học cấp 4 - cấp cao nhất theo tiêu chuẩn nguy hiểm sinh học và được cấp phép để nghiên cứu những chủng virus nguy hiểm nhất thế giới, bao gồm Ebola, dịch đậu mùa, sốt Lassa và virus Marburg.



Thuyết âm mưu này bắt đầu vào cuối tháng 1 khi tờ Daily Mail (Anh) và tờ Washington Times (Mỹ) đăng các bài viết cho rằng dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát là do kết quả của nghiên cứu vũ khí sinh học bí mật tại Trung Quốc.


Mặc dù các bài viết không đưa ra bằng chứng cụ thể nhưng thuyết âm mưu nói trên nhanh chóng thu hút được nhiều sự chú ý của người dùng mạng xã hội. Những trang báo khác như BBC và Foreign Policy đã lên tiếng phản đối giả thuyết này.


Ngày 28/1, Đại sứ quán Trung Quốc tại Italy khẳng định thuyết âm mưu là vô căn cứ, đưa tin sai.



Cuộc sống của một phóng viên công nghệ “mắc kẹt” tại tâm dịch viêm phổi Vũ Hán


Theo Theo Trí thức trẻ Copy link

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng




[Continue reading...]

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

PHÁT HIỆN CÁCH HỆ MIỄN DỊCH CHỐNG LẠI VIRUS CORONA

- 0 nhận xét


Các nhà khoa học tại Ausralia cho biết họ đã nhận diện được cơ chế hệ thống miễn dịch chống lại virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.



Phổi của bệnh nhân COVID-19 đã giảm mờ đục sau khi tế bào miễn dịch xuất hiện. Ảnh: BBC


 


Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí y học Nature vào ngày 17/3, cho thấy bệnh nhân COVID-19 hồi phục tương tự như cách cơ thể vượt qua cảm cúm.


Đài BBC (Anh) cho biết việc phát hiện tế bào miễn dịch nào “ra mặt” sẽ hỗ trợ cho công tác phát triển vaccine.


Giáo sư Katherine Kedzierska, người tham gia nghiên cứu đánh giá: “Phát hiện này rất quan trọng bởi đây là lần đầu tiên chúng ta thực sự hiểu cách hệ miễn dịch chống lại virus Corona”.


Nghiên cứu do Viện Truyền nhiễm và Miễn dịch Peter Doherty tại Australia thực hiện đã được nhiều chuyên gia ca ngợi. Giáo sư Kedzierska nhấn mạnh hàng chục nhà khoa học đã nỗ lực trong 1 tháng để đưa ra những phân tích.


Có nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 đã hồi phục do vậy điều này cho thấy hệ miễn dịch của con người có thể chống lại SARS-CoV-2.


Người dân đeo khẩu trang tại Melbourne, Australia. Ảnh: Reuters


 


 


Các nhà khoa học đã theo dõi một bệnh nhân mắc COVID-19 vốn không có tiền sử mắc bệnh nền nào. Đó là người phụ nữ 47 tuổi từ Vũ Hán (Trung Quốc) được điều trị tại Australia. Nữ bệnh nhân này đã hồi phục trong vòng 14 ngày.


Ba ngày trước khi nữ bệnh nhân bắt đầu hồi phục, một số tế bào đặc biệt đã xuất hiện trong mạch máu của cô. Giáo sư Kedzierska cho biết những tế bào tương tự cũng xuất hiện trong thời điểm trước khi hồi phục của bệnh nhân mắc bệnh cúm.


Nghiên cứu do các nhà khoa học Australia thực hiện đã nhận dạng được 4 loại tế bào miễn dịch đại diện trong “cuộc chiến” chống COVID-19 bao gồm tế bào gai không điển hình (ASC), tế bào T hỗ trợ, tế bào CD4+ T và CD8+ T cùng kháng thể IgM và IgG.


Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt cho biết phát hiện này có thể góp phần đẩy nhanh việc bào chế vaccine và cách điều trị đối với bệnh nhân COVID-19.


Giáo sư Kedzierska cho biết bước tiếp theo đối với các nhà khoa học là “tìm ra điều thiếu sót và khác biệt với các bệnh nhân đã tử vong hoặc mắc bệnh mãn tính” để tìm ra phương pháp bảo vệ họ.


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết triệu chứng của COVID-19 chủ yếu là sốt, ho và khó thở, khi chụp ảnh phổi có dấu hiệu xơ. Dịch bệnh bùng phát vào cuối tháng 12/2019, làm hàng chục người lây nhiễm, sau đó tiếp tục lây lan sang 162 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.


Tính đến ngày 17/3, tại Australia có 368 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 và 6 người thiệt mạng.


Xem thêm bài gốc tại đây


Hà Linh/Báo Tin tức

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020

[VNEXPRESS] - SỮA MẸ CÓ THỂ TIÊU DIỆT NCOV

- 0 nhận xét

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện tiếp xúc với sữa mẹ giúp ngăn các liên kết, sự xâm nhập và nhân lên của nCoV.


Nhóm nghiên cứu do giáo sư Tong Yigang, Đại học Công nghệ Hóa học Bắc Kinh đứng đầu, đã thử nghiệm phản ứng của sữa mẹ lưu trữ từ năm 2017 với nhiều loại tế bào phơi nhiễm nCoV khác nhau, gồm tế bào thận động vật, tế bào phổi và ruột người trẻ.


Kết quả đăng trên biorxiv.org hôm 25/9, cho thấy đa số virus sống bị sữa mẹ tiêu diệt.


Để tiến hành thử nghiệm, nhóm trộn một số tế bào khỏe mạnh trong sữa mẹ, sau đó tiệt trùng sữa và cho chúng tiếp xúc với nCoV. Họ quan sát thấy hầu như không có sự liên kết hoặc xâm nhập của virus vào các tế bào, đồng thời virus trong các tế bào bị nhiễm không còn khả năng nhân lên.


"Sữa mẹ, được biết đến với hiệu quả phòng ngừa vi khuẩn và virus như HIV, có thể ngăn các liên kết, sự xâm nhập, nhân lên của virus", Yigang viết trong báo cáo.


Nhóm cho biết thành phần ức chế virus hiệu quả nhất trong sữa mẹ là đạm whey, vốn chứa một số loại protein khác nhau. Whey là sản phẩm phụ tách ra trong quá trình sản xuất phô mai, cung cấp lượng đáng kể axit amin thiết yếu cho cơ thể.


Nghiên cứu đăng tải hôm 25/9 cho thấy sữa mẹ có thể giúp tiêu diệt nCoV. Ảnh: Healthline

Nghiên cứu đăng tải hôm 25/9 cho thấy sữa mẹ có thể giúp tiêu diệt nCoV. Ảnh: Healthline


Đạm whey trong sữa bò và dê có thể ngăn chặn khoảng 70% các chủng virus sống, hiệu quả đối với con người đạt gần 100%. Sữa mẹ còn có khả năng loại bỏ virus ở nhiều loại tế bào hơn. Hiện chưa phát hiện bằng chứng về tác hại của sữa mẹ trong quá trình tiêu diệt virus.


Trước đó, cho con bú bằng sữa mẹ được cho là làm tăng nguy cơ lây nhiễm nCoV.


Tại Vũ Hán, nơi Covid-19 khởi phát, trẻ sơ sinh được tách khỏi mẹ và dùng sữa bột nếu mẹ nhiễm nCoV. Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng xếp trẻ sơ sinh bú sữa từ mẹ nhiễm hoặc nghi nhiễm nCoV vào nhóm nghi nhiễm.


Hồi tháng 6, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) theo dõi 46 bà mẹ nhiễm Covid-19 đang cho con bú. Kết quả, nCoV được phát hiện trong sữa của ba người, song không có dấu hiệu lây nhiễm. Em bé duy nhất dương tính với nCoV được cho là có thể nhiễm virus qua các con đường khác.


Một số cặp vợ chồng cho con bú bằng sữa mẹ hiến tặng đã được khử trùng. Tuy nhiên, các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện đun nóng sữa ở 90 độ C trong 10 phút sẽ làm mất hoạt tính của đạm whey, giảm khả năng bảo vệ cơ thể khỏi nCoV xuống dưới 20%.


Lê Hằng (Theo SCMP)

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2020

Bổ sung Vitamin C sao cho đúng để phòng ngừa Covid-19

- 0 nhận xét

 Vitamin C vốn được xem là có tác dụng trong việc hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, trong mùa dịch bệnh do chủng mới virus SARS-CoV-2 (virus Corona) gây ra, rất nhiều người tin rằng việc thường xuyên dung nạp Vitamin C liều cao có tác dụng điều trị căn bệnh này. Thực tế thì thế nào? Hãy cùng Jio Health tìm hiểu để biết cách sử dụng các loại thức ăn tăng sức đề kháng tốt nhất có chứa vitamin C ngay trong bài biết sau


Tại sao Vitamin C là dưỡng chất quan trọng giúp tăng sức đề kháng phòng ngừa Covid-19?

Nhiều người vẫn thường “truyền tai” nhau một trong những cách để tăng sức đề kháng, phòng ngừa virus Corona hiệu quả là bổ sung vitamin C vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày. Vậy điều đó có đúng không, chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời.


Vitamin C là dưỡng chất thiết yếu giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể (Nguồn: Internet)

1. Vitamin C tác động đến nhiều hoạt động trao đổi chất của cơ thể người

Các nghiên cứu khoa học và thực tế đã chứng minh, vitamin C là thành phần đóng góp quan trọng trong quá trình trao đổi chất của nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể. Một số ưu điểm chính có thể kể đến là:


Vitamin C là một chất chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả. Chất chống oxy hóa bảo vệ các phân tử sinh học quan trọng trong cơ thể chúng ta (như carbohydrate, lipid, protein và vật liệu di truyền) khỏi bị phá vỡ bởi các chất oxy hóa (Các chất oxy hóa được tạo ra trong quá trình chuyển hóa tế bào hoặc từ quá trình sinh hoạt, tiếp xúc với môi trường sống hằng ngày như ô nhiễm không khí, khói thuốc lá…)

Rất quan trọng trong việc tăng sức đề kháng, tạo ra phản ứng miễn dịch của con người. Nghiên cứu đã chỉ ra một số tế bào trong hệ thống miễn dịch của chúng ta chẳng hạn như tế bào thực bào và tế bào T beta alpha sẽ tích lũy vitamin C và dựa vào vitamin để thực hiện nhiệm vụ của chúng. Thiếu vitamin C có nghĩa là chúng ta có ít sức đề kháng để chống lại một số mầm bệnh

Vitamin C là chất chống oxy hóa hiệu quả. Chúng sản sinh collagen và carnitine - phân tử vận ​​chuyển axit béo vào cơ thể để tạo ra năng lượng cho hoạt động trao đổi chất, đáp ứng miễn dịch của cơ thể người

Chúng còn liên quan đến hoạt động sản xuất hormone, như là norepinephrine và vasopressin - có vai trò chính trong hoạt động phản ứng với nhiễm trùng của hệ thống tim mạch cơ thể người…

2. Bằng chứng nào thể hiện Vitamin C tăng sức đề kháng hiệu quả cho người nhiễm Covid-19?

SARS-CoV-2 là virus mới xuất hiện từ năm 2019 và nhiều chuyên gia y tế hàng đầu thế giới vẫn đang cố gắng “giải mã” về nó. Một số nghiên cứu về các bệnh nhiễm trùng trên nhiều điều kiện khác nhau cho thấy vitamin C có lợi trên một số nhóm người, đặc biệt là bệnh nhân nhiễm Covid-19. Hiện tại, có ít nhất hai thử nghiệm đang được tiến hành đặc biệt bằng việc sử dụng vitamin C để điều trị cho 2 bệnh nhân nhiễm vi rút Corona có triệu chứng nặng, một ở New York và một ở Trung Quốc.



Tăng sức đề kháng với vitamin C để phòng ngừa virus SARS-CoV-2 (Nguồn: Internet)

Cho đến nay, tác dụng của việc bổ sung vitamin C đã được báo cáo, bao gồm:


Người cao tuổi bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính

Hội chứng suy hô hấp cấp

Giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của bệnh cảm lạnh thông thường

Giảm thời gian nằm viện và các triệu chứng ở bệnh nhân cao tuổi bị viêm phổi

Giảm thời gian thở máy của bệnh nhân điều trị trong phòng ICU (hồi sức tích cực)

Ngăn ngừa cảm lạnh thông thường ở những người thiếu vitamin C

Ngăn ngừa tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi ở những người thiếu vitamin C

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự bài tiết vitamin C bị giảm trong quá trình nhiễm trùng, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường và cho thấy rằng người bệnh nên sử dụng chúng nhiều hơn trong những lúc cần thiết.

Vitamin C: dùng bao nhiêu là đủ?

Như vậy, hơn lúc nào hết, việc bổ sung vitamin C và các dưỡng chất thiết yếu là vô cùng cần thiết đối với chúng ta trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Tuy nhiên, bổ sung vitamin C như thế nào mới là đúng cách thì không phải ai cũng biết.


Dưới đây là hàm lượng vitamin C cần thiết phải bổ sung để tăng sức đề kháng cho các độ tuổi khác nhau bạn nên nắm rõ:


Trẻ sơ sinh, 0-6 tháng: 40mg

Trẻ sơ sinh, 7-12 tháng: 50mg

Trẻ em, 1-3 tuổi: 15mg

Trẻ em, 4-8 tuổi: 25mg

Trẻ em, 9-13 tuổi: 45mg

Thanh thiếu niên, 14-18 tuổi: 75mg (nam), 65mg (nữ)

Người lớn: 90mg (nam), 75mg (nữ)

Phụ nữ có thai: 80mg (<18 tuổi), 85mg (> 18 tuổi)

Phụ nữ cho con bú: 115mg (<18 tuổi), 120mg (> 18 tuổi)

Khi chúng ta bị nhiễm trùng hoặc viêm, sẽ có nhiều yếu tố làm giảm sự hấp thụ vitamin C trong cơ thể. Do đó, lượng tiêu thụ vitamin C cần thiết sẽ tăng lên để đối phó với nhu cầu thiếu hụt này. Theo khuyến cáo, những người sau đây nên nạp thêm 50-100mg vitamin C mỗi ngày trong chế độ ăn uống để tăng sức đề kháng cho cơ thể:


Những người bị ung thư hoặc có hệ thống miễn dịch bị tổn thương

Những người uống bia, rượu quá mức

Người hút thuốc lá

Người mắc bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh phổi

Phụ nữ có thai hoặc cho con bú

Vitamin C: dùng quá liều có gây ra tác dụng phụ?

Uống hơn 2000mg vitamin C mỗi ngày có thể gây khó chịu cho dạ dày. Các triệu chứng bạn có thể gặp bao gồm đau bụng, tiêu chảy hoặc buồn nôn.


Vì vitamin C là vitamin tan trong nước nên hàm lượng dư thừa sẽ được bài tiết qua nước tiểu. Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc bổ sung vitamin C quá nhiều có thể gây sỏi thận.

Jio Health

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

Phòng chống các bệnh đường hô hấp thường gặp

- 0 nhận xét



Vào thời điểm chuyển mùa như hiện nay, nhiều người dễ bị mắc các bệnh lây qua đường hô hấp như viêm họng cấp tính, viêm phế quản, viêm phổi. Đặc biệt là người già và trẻ nhỏ, do hệ miễn dịch kém hơn nên nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Sau đây là một số bệnh lây qua đường hô hấp thường gặp.


          Viêm phổi 


Là tình trạng viêm nhu mô phổi do tác nhân gây bệnh phần lớn là vi khuẩn. Triệu chứng điển hình là sốt cao, lạnh run, ho khạc đờm mủ và đau ngực.


Khi không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, viêm phổi thường diễn tiến nặng có thể gây suy hô hấp cấp tính, nhiễm khuẩn huyết và có thể tử vong.


Viêm phế quản


 Viêm phế quản là một bệnh hô hấp trong đó màng nhầy trong đoạn phế quản phổi bị viêm. Khi màng bị kích thích nở ra và phát triển dày hơn, thu hẹp hoặc tắt đường hô hấp nhỏ trong phổi, dẫn đến tình trạng ho, có thể kèm theo đờm và hiện tượng khó thở.


Hen phế quản


Bệnh hen phế quản có một số triệu chứng như: Ho, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần, hay gặp về đêm khuya, nửa đêm về sáng. Do phế quản tăng tiết dịch nhầy và co thắt các cơ phế quản nên rất khó thở, đặc biệt khó thở ra. Khó thở tạo thành tiếng rít, như tiếng cò cử, không cần ống nghe của bác sĩ, người bệnh và người bên cạnh tự nghe thấy tiếng rít khó thở này.

          Lao phổi 


Là tình trạng nhiễm trùng phế quản, nhu mô phổi, gây ra bởi vi khuẩn lao. Bệnh lây lan theo đường không khí, vì hít phải vi khuẩn lao do bệnh nhân lao ho khạc ra.


 Ung thư phổi


          Là loại ung thư ác tính thường gặp nhất. Hầu hết ung thư phổi bắt nguồn từ lớp da trên niêm mạc của phế quản, nên còn gọi là ung thư phổi phế quản. Ung thư phổi thường để chỉ ung thư trên lá phổi, thông thường không bao gồm các u ở lớp phôi giữa ở màng phổi khác hoặc những loại u ác tính khác.

             Phòng tránh các bệnh đường hô hấp

             Bệnh đường hô hấp có thể do các loại virus gây bệnh, những loại virus này tồn tại trong xung quanh môi trường sống của chúng ta. Vậy để có thể phòng tránh chúng ta cần:

– Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những người mắc bệnh hoặc đeo khẩu trang khi ra đường, tới những khu vực đông người.

– Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh.

– Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, nên rửa tay bằng xà phòng để có thể loại bỏ virus, để virus không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.


– Khi thay đổi thời tiết, cần giữ ấm cho cơ thể. Vệ sinh không gian sống thường xuyên, tạo không gian thoáng mát, tránh ở những nơi có độ ẩm cao vì đây chính là điều kiện thuận lợi để cho mầm bệnh phát triển.

– Tăng cường đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhằm tăng cường sức đề kháng. Vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.

                Nếu bị nhiễm bệnh về đường hô hấp, người bệnh cần đi khám và điều trị triệt để nhằm ngăn ngừa nguy cơ bệnh nặng hơn, tiến triển thành mạn tính, gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe./.


Thùy Linh (t/h) 

Xem thêm> Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]
 
Copyright © . TiNa-Sữa non - Posts · Comments
Theme Template by BTDesigner · Powered by Blogger