Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

6 bài học trong cuộc chiến với ung thư

- 0 nhận xét

 MỸMelinda Fulmer, 49 tuổi, ung thư vú, rút ra bài học chống chọi bệnh tật là giảm căng thẳng, ăn ngủ lành mạnh, kết giao xã hội.


Melinda Fulmer, một nhà báo tự do, ở La Canada Flintridge, California, được chẩn đoán mắc ung thư vú vào tháng 2/2019. Từ đó đến nay, vẻ bề ngoài của Melinda không thay đổi nhiều, song nội tâm của cô chịu tác động lớn vì ung thư và trị liệu.


Trước khi được chẩn đoán với ung thư, Melinda thường xuyên tập thể dục và uống sinh tố rau củ, rèn luyện nhiều thói quen tốt cho sức khỏe. Cô viết các lời khuyên khuyến khích một cuộc sống khỏe mạnh, đăng trên báo và tạp chí. Cú sốc ung thư khiến cô trở nên ốm yếu và tự ti. Một bộ ngực nhân tạo, thuốc hormone để ngăn chặn sự sản xuất estrogen, nỗi thấp thỏm các tế bào sẽ trỗi dậy, khiến cô sống trong lo âu, sợ hãi.


Như nhiều bệnh nhân ung thư, Melinda luôn suy ngẫm về nguyên do khiến cô mắc bệnh hiểm nghèo. Cô không béo phì, không hút thuốc, không thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn, và chỉ mới 49 tuổi. Vì không rõ nguyên nhân thực sự, nên cô đã thúc đẩy bản thân phân tích những thói quen sinh hoạt có lợi và có hại cho cơ thể.


Từ sau cuộc phẫu thuật, Melinda dần thay đổi thói quen đi ngủ, suy tính kỹ về những mối quan hệ, trở nên thông minh hơn trong việc kiểm soát bản thân. Quan trọng nhất, cô bắt đầu quan tâm đến việc cân bằng sự căng thẳng thông qua yoga hoặc ngồi thiền.


Cô thử châm cứu, trị liệu bằng tinh dầu và liệu pháp thay thế, ăn thức ăn có nguồn gốc thực vật, và nhịn ăn gián đoạn. Bên cạnh đó, Melinda tin thể dục giúp giảm thiểu hậu quả để lại trong cơ thể, cũng như giúp cô phục hồi nhanh chóng sau các cuộc phẫu thuật.


Nhà báo tự do Melinda Fulmer. Ảnh: NVCC

Nhà báo tự do Melinda Fulmer. Ảnh: NVCC


Trong cuộc chiến chống ung thư vú, Melinda rút ra 6 bài học:


Lắng nghe cơ thể


Lối sống cạnh tranh khiến mọi người luôn phải gắng sức mặc đau đớn, căng thẳng và ngay cả bệnh tật. Vài tháng trước khi được chẩn bệnh, Melinda cảm thấy mỏi mệt rõ rệt. Mặt cô mẩn đỏ, cơ thể báo động. Thế nhưng cô vẫn tiếp tục làm việc, sử dụng sản phẩm dưỡng da không phù hợp, đánh đồng sự căng cứng bên ngực phải với mô vú vô hại. Lời khuyên của cô là hãy chú ý đến cơ thể khi thấy bất thường.


Tầm quan trọng của nghỉ ngơi


Trước khi được chẩn đoán với ung thư vú, Melinda không dành thời gian để "hồi phục" sức lực.


Cô rút ngắn thời gian tập thể dục, cố gắng nhồi càng nhiều bài tập càng tốt. Hiện tại, bên cạnh việc luyện tập thường xuyên với cường độ cao, cô còn tham gia tập yoga và thể dục nhịp điệu.


Kết giao xã hội


Trước đây, vì quá bận rộn, Melinda đánh giá thấp sự cần thiết của việc sống vui, nghỉ ngơi và kết nối với người khác. Khi bạn bè và gia đình, ngay cả nhiều người Melinda chưa từng giao tiếp, bắt đầu hỏi thăm hoặc tặng đồ ăn động viên, cô cảm thấy tầm quan trọng của các mối quan hệ.


Cô dành nhiều thời gian để nuôi dưỡng các mối kết giao. Cô cũng liên hệ với các bệnh nhân sống sót ung thư khác thông qua một tổ chức mang tên "Foundation for Living Beauty". Tổ chức này chan chứa tình chị em của những người phụ nữ sống sót căn bệnh ung thư. Họ có thể đùa giỡn thoải mái về thể trạng của bản thân mà không phải chịu ánh mắt thương hại của người khác.


Nhận sự giúp đỡ


Melinda là người kín đáo và thích làm mọi thứ một mình. Trải nghiệm sau khi được chẩn bệnh ung thư vú khiến Melinda trở nên cởi mở hơn khi chia sẻ câu chuyện của bản thân. Hiện tại, cô xây dựng nhiều kết nối ý nghĩa và mở lòng nhận lấy sự giúp đỡ từ người khác.


Giảm thiểu căng thẳng


Trước khi bị chẩn đoán ung thư vú, Melinda thường bị căng thẳng với lịch trình công tác và cuộc sống gia đình. Ngày nay, Melinda biết cơ thể mình sẽ trả giá đắt nếu như tiếp tục lo lắng và căng thẳng. Cô tập phớt lờ những điều không vui, tập trung vào những điều tốt đẹp và luôn nỗ lực cải thiện cuộc sống. Việc sống trọn vẹn trong hiện tại đã giúp cô hồi phục.


Xây nếp sống khỏe


Quá trình hồi phục hậu ung thư giúp Melinda hiểu tầm quan trọng của việc tạo dựng những thói quen khỏe mạnh và rèn luyện ý chí không bỏ cuộc. Cả hai nhân tố này giúp cơ thể phục hồi nhanh và khỏe hơn.


Đà Thành (Theo Los Angeles Times)

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

Nghiên cứu: Mối liên hệ bất ngờ giữa môi trường sống xanh với thói quen hút thuốc lá

- 0 nhận xét

Khoa học đã chứng minh được rằng việc sống gần gũi với thiên nhiên có tác động cực kỳ tích cực đến con người cả về phương diện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Một nghiên cứu gần đây thậm chí còn chỉ ra một sự thật thú vị hơn nhiều: Sống gần không gian xanh có liên quan đến tỷ lệ bỏ hút thuốc lá cao hơn đáng kể. Hay nói cách khác, sống ở những khu vực nhiều cây xanh, gần gũi thiên nhiên giúp cai thuốc lá dễ dàng hơn.

Cụ thể, nghiên cứu mới được đăng tải trên Social Science & Medicine này của các nhà khoa học Vương quốc Anh được tiến hành nhằm điều tra xem liệu có mối liên quan thực sự nào không giữa môi trường sống xanh mới một số thói quen cả tích cực lẫn tiêu cực của con người, trong đó có hút thuốc lá. Kết quả cuối cùng cho thấy tỷ lệ cai thuốc lá thành công cao hơn hẳn ở những người có xu hướng sống ở những khu vực gần gũi với thiên nhiên, cũng như có nhiều cây cối bao quanh.


Sức mạnh của không gian xanh

Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã sử dụng đến những dữ liệu thu thập được thông qua khảo sát sức khỏe hàng năm của chính phủ Anh (Health Survey for England - HSE). Cuộc khảo sát trên quy mô lớn này bao gồm thông tin về sức khỏe, các yếu tố liên quan đến lối sống và bệnh tật của hàng ngàn người dân Anh. Các nhà nghiên cứu đã chọn sử dụng số liệu thống kê từ cuộc khảo sát năm 2012, vì đây là năm có dữ liệu cập nhật liên quan đến cả không gian sống xanh.


Theo đó, trong số 8.059 người trưởng thành tham gia cuộc khảo sát, chỉ có dưới 1/5 (19%) cho biết họ hiện đang hút thuốc. Ít hơn một nửa (45%) cho biết họ đã từng thường xuyên hút thuốc. Và trong số những người đã từng hút thuốc, hơn một nửa (58%) cho biết họ đã từ bỏ thuốc lá thành công.


Đi sâu hơn vào từng trường hợp cụ thế, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng không gian sống xanh càng lớn tỷ lệ hút thuốc càng giảm. Tương tự, tỷ lệ bỏ thuốc lá thành công cũng tăng lên rõ rệt khi không gian sống của người đó trở nên “xanh hơn”.


Không gian sống xanh có tác động tích cực về mọi mặt đối với con người

Không gian sống xanh có tác động tích cực về mọi mặt đối với con người

Cụ thể, những người sống ở các khu vực có tỷ lệ không gian xanh cao có ít có thói quen hút thuốc hơn 20% so với các cá nhân sống ở những nơi ít gần gũi với thiên nhiên. Đồng thời đối với những người đã từng hút thuốc, các trường hợp trong những khu dân cư ngoại ô, gần gũi với thiên nhiên, nhiều không gian xanh có khả năng bỏ thuốc thành công cao hơn tới 12% so với trường hợp ngược lại.


Các nhà khoa học hy vọng rằng kết quả nghiên cứu trên sẽ có đóng góp hữu ích trong việc thiết kế không gian sống lành mạnh, phù hợp hơn cho những người đang gặp khó trong việc từ bỏ thuốc lá. Cũng như góp phần thúc đẩy mở rộng không gian xanh tại các đô thị, khu vực đông dân cư, từ đó mang đến cho cộng cộng đồng cuộc sống lành mạnh hơn.


Tiếp xúc với khói thuốc trong thời kỳ mang thai liên quan đến nguy cơ hen suyễn ở trẻ sơ sinh

Thông qua màu sắc môi bạn có thể dễ dàng biết được tình trạng sức khỏe của mình

Hút thuốc lá có thể gây hại cho ruột

Các nhà khoa học giải mã lý do tại sao người hút thuốc cảm thấy khó bỏ thuốc lá

Quản trị mạng

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng




[Continue reading...]

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

5 lý do khiến bạn không nên nhịn 'xì hơi'

- 0 nhận xét

 

Xì hơi hay đánh rắm là một hoạt động hoàn toàn tự nhiên của cơ thể. Nếu bạn chưa biết thì trung bình mỗi ngày một người có thể “xì hơi” 15 lần tới 40 lần.


Vì vậy, bạn không nên nhịn “xì hơi” bởi điều đó có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.


Dưới đây là 5 lý do khiến bạn không nên nhịn "xì hơi", theo lý giải về khoa học được trang Brightside đưa ra.


1. Cơ thể sẽ phải tái hấp thụ lượng khí đó

Khi bạn nhịn xì hơi, cơ thể sẽ phải tái hấp thụ lượng khí có mùi khó chịu đó. Cụ thể, lượng khí đó sẽ được đưa vào tuần hoàn trở lại, hoặc có thể thoát ra ngoài khi bạn ợ hơi hoặc qua hơi thở.


2. Có thể gây đau bụng, ợ nóng

Để nhịn xì hơi, bạn sẽ phải siết cơ và điều này sẽ gây áp lực trong cơ thể và có thể dẫn tới khó tiêu và ợ nóng.


Thậm chí nếu bạn thường xuyên nhịn xì hơi thì có thể gây sưng tấy đường tiêu hóa.



Nếu bạn thường xuyên nhịn xì hơi thì có thể gây sưng tấy đường tiêu hóa


3. Ảnh hưởng sức khỏe đường ruột

Xì hơi có tác dụng loại bỏ áp lực trong cơ thể, giảm đầy bụng, khó tiêu, tốt cho đường ruột. Nên nếu nhịn xì hơi thì có thể gây khó chịu cho cơ thể, thậm chí có thể gây bệnh trĩ.


4. Gây cảm giác chướng bụng

Việc cố nhịn xì hơi có thể khiến bạn lo lắng và mang lại cảm giác chướng bụng.


5. Xì hơi có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh

Xì hơi là hiện tượng hoàn toàn bình thường, thậm chí mùi và kiểu xì hơi còn là dấu hiệu cảnh báo sớm một số căn bệnh như không dung nạp thực phẩm hoặc vấn đề tiêu hóa. Vì vậy, khi xì hơi nếu cảm thấy đau hoặc có điều bất thường, tốt nhất nên khám bác sĩ.


Mẹo tránh xì hơi nặng mùi và phát ra tiếng to

Để tránh xì hơi nặng mùi và phát ra tiếng to, khiến bạn cảm thấy ngại và xấu hổ ở nơi đông người, bạn nên:


Hạn chế uống đồ uống có gas.

Nhai kỹ và ăn từng miếng nhỏ.

Để ngăn xì hơi có mùi khó chịu, bạn nên thường xuyên ăn các thực phẩm như chuối, khoai tây, ngũ cốc.

Giải mã 13 âm thanh kỳ lạ phát ra từ cơ thể

Sự thật không thể tin nổi về việc "xì hơi" của các loài động vật

Những sự thật thú vị về xì hơi chắc chắn bạn chưa nghe thấy bao giờ

Tại sao bạn "xì hơi" có mùi thối còn người khác thì không?

Quantrimang.com

 

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2020

PHÁT HIỆN KHÁNG THỂ CÓ THỂ VÔ HIỆU HÓA VIRUT CORONA

- 0 nhận xét

 

Phối hợp cùng các kháng thể khác có liên kết với virus 2019-nCoV, hợp chất CR3022 có thể giúp điều trị và ngăn chặn hiệu quả dịch viêm phổi Vũ Hán.


Nhóm nhà sinh vật học phân tử Trung Quốc nhận thấy một trong các kháng thể được phát hiện trong dịch SARS năm 2013 có thể vô hiệu hóa virus corona gây dịch viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc và hơn 20 quốc gia khác, theo nghiên cứu công bố hôm 28/1 trên thư viện trực tuyến bioRxiv. "Chúng tôi lần đầu thông báo rằng CR3022 có thể liên kết mạnh mẽ với 2019-nCoV RBD. Thật thú vị khi một số loại kháng thể mạnh nhất (ví dụ m396, CR3014) đều không thể kết hợp với protein hình gai của 2019-nCoV", nhóm nhà khoa học ở Viện virus học Vũ Hán và Đại học Phục Đán ở Thượng Hải, chia sẻ.  


Các nhà nghiên cứu rút ra kết luận sau khi quan sát cách thức bản sao của protein RBD mà virus 2019-nCoV dùng để thâm nhập vào tế bào con người, tương tác với vô số kháng thể tìm thấy trong cơ thể bệnh nhân hoặc được tạo ra trong đợt bùng phát dịch SARS năm 2003.


Những chủng virus này có liên quan chặt chẽ và có protein RBD tương tự nhau. Vì vậy, các nhà khoa học Trung Quốc nhận định có khả năng những phân tử cũ này cũng sẽ vô hiệu hóa mầm bệnh mới. CR3022 đáp ứng được kỳ vọng trên 4 loại kháng thể khác, bao gồm phương pháp chữa bệnh tổng hợp m336 ra đời cách đây vài năm trước tại Viện virus học Vũ Hán đều không phản ứng với protein của 2019-nCoV.


Phát hiện gây bất ngờ lớn cho giới chuyên gia bởi mô hình máy tính không chỉ ra những khác biệt nhỏ của protein RBD sẽ làm cho 2019-nCoV trở nên bất khả xâm phạm. Hiện nay, các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu mẫu máu của người nhiễm bệnh nhằm tìm ra kháng thể khác có khả năng liên kết với virus 2019-nCoV hiệu quả hơn CR3022.


Hôm 31/12/2019, giới chức Trung Quốc thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về bệnh viêm phổi lạ bùng phát ở thành phố Vũ Hán, trung tâm thương mại và công nghiệp lớn ở miền trung Trung Quốc với dân số 11 triệu người. Hôm 7/1, các chuyên gia Trung Quốc xác định tác nhân gây bệnh là virus corona mới có tên 2019-nCoV.


Tính đến ngày 1/2, số người chết do nCoV tăng lên 259, số ca nhiễm tại Trung Quốc tăng lên 11.791, theo công bố ngày 1/2 của Ủy ban Y tế Quốc gia tại Bắc Kinh. Virus 2019-nCoV đã lan ra hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên khắp thế giới, trong đó có Australia, Việt Nam, Italy, Đức, Campuchia, Malaysia, Nepal, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Thái Lan, Pháp, Sri Lanka và Nhật Bản.


Virus mới thuộc cùng họ virus corona với virus gây bệnh suy hô hấp cấp (SARS) và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS). Cả hai loại virus này đều cướp đi sinh mạng của hàng trăm người ở Trung Đông và Đông Á, lây lan qua lạc đà và thịt lợn. Các nhà khoa học cho rằng nguồn phát tán virus 2019-nCoV ban đầu là loài dơi.


An Khang (Theo Tass)

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2020

WHO: nCoV lây nhiễm từ chồn hương sang người

- 0 nhận xét

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết Đan Mạch và Mỹ là hai nước mới trong số 6 quốc gia phát hiện nCoV trong các trang trại chồn hương.


Italy, Hà Lan, Tây Ban Nha và Thuỵ Điển cũng phát hiện virus trên chồn. Đan Mạch đã ban bố lệnh hạn chế nghiêm ngặt đối với miền bắc đất nước sau khi ghi nhận biến chủng nCoV lây nhiễm từ chồn sang người.


Copenhagen đã cảnh báo đột biến mới có thể đe dọa sự phát triển của bất cứ loại vaccine nào trong tương lai. Giới chức thành phố đã ra lệnh tiêu hủy tổng cộng khoảng 15 đến 17 triệu con chồn trong nước. Hôm 7/11, Anh cấm nhập cảnh đối với tất cả khách đến từ Đan Mạch sau phát hiện đột biến liên quan đến trang trại chồn ở người.


Các nhà khoa học cho biết đột biến virus thường phổ biến và vô hại, không khiến bệnh chuyển nặng ở người. Tuy nhiên, cơ quan y tế Đan Mạch bày tỏ lo ngại. Biến chủng, gọi là "Cluster 5", không bị kháng thể ngăn cản ở mức thông thường. Họ lo ngại nó ảnh hưởng đến sự phát triển của vaccine toàn cầu.



Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong buổi họp tại Thuỵ Sĩ, tháng 5/2020. Ảnh: Reuters

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong buổi họp tại Thuỵ Sĩ, tháng 5/2020. Ảnh: Reuters


"Quan sát ban đầu cho thấy biểu hiện lâm sàng, mức độ nghiêm trọng và sự lây truyền giữa những người nhiễm tương tự so với chủng cũ", WHO tuyên bố. "Tuy nhiên, Cluster 5 có nhiều đột biến kết hợp và thay đổi khác trước đây. Tác động của biến chủng này chưa được hiểu rõ".


WHO kêu gọi thực hiện các nghiên cứu sâu hơn để xác minh thông tin và "hiểu toàn bộ tác động tiềm ẩn, liên quan đến chẩn đoán, điều trị và vaccine". Tổ chức lưu ý dù virus được cho là bắt nguồn từ dơi, vật chủ trung gian truyền bệnh vẫn chưa được xác định.


Kể từ tháng 6/2020 đến nay, Đan Mạch ghi nhận 214 ca nhiễm chủng nCoV từ trang trại chồn sương.


Covid-19 khởi phát tại Trung Quốc vào cuối năm 2019. Đến nay, virus đã lây nhiễm cho 50 triệu người, khiến hơn 1 triệu bệnh nhân tử vong. nCoV đã nhiều lần thay đổi. Biến chủng phổ thông tại chây Âu kể từ khoảng tháng 6 là D614G. Đột biến mới nhất là 20A.EU1 xuất hiện lần đầu tại Tây Ban Nha hồi tháng 6.


Thục Linh (Theo AFP)

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng




 

[Continue reading...]

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

Nhà khoa học Vũ Hán: TQ không "chế tạo" và thêm HIV vào virus corona, đây là "sự trừng phạt của thiên nhiên"

- 0 nhận xét

 


Ngay sau khi đăng tải, bài viết đã bị giới chuyên gia trên khắp thế giới chỉ trích kịch liệt và đã bị gỡ khỏi trang bioRxiv, một trang chuyên về tạp chí nghiên cứu sinh học.


Trong một bài bình luận, David Liu, một giáo sư hóa học tại Đại học Harvard, cho biết: "Lời cáo buộc cho rằng 'virus corona Vũ Hán không xuất hiện từ tự nhiên' là rất sai lầm. Thế giới ngày nay không cần thêm những thuyết âm mưu từ những phân tích tồi tệ nữa".


Bài viết của một số nhà khoa học Ấn Độ đã được hàng loạt kênh thông tin đăng tải lại, cho rằng các nhà khoa học Trung Quốc đã chế tạo ra virus corona chủng mới và nó đã thoát khỏi phòng thí nghiệm có mức độ an toàn sinh học cấp 4 - cấp cao nhất theo tiêu chuẩn nguy hiểm sinh học và được cấp phép để nghiên cứu những chủng virus nguy hiểm nhất thế giới, bao gồm Ebola, dịch đậu mùa, sốt Lassa và virus Marburg.



Thuyết âm mưu này bắt đầu vào cuối tháng 1 khi tờ Daily Mail (Anh) và tờ Washington Times (Mỹ) đăng các bài viết cho rằng dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát là do kết quả của nghiên cứu vũ khí sinh học bí mật tại Trung Quốc.


Mặc dù các bài viết không đưa ra bằng chứng cụ thể nhưng thuyết âm mưu nói trên nhanh chóng thu hút được nhiều sự chú ý của người dùng mạng xã hội. Những trang báo khác như BBC và Foreign Policy đã lên tiếng phản đối giả thuyết này.


Ngày 28/1, Đại sứ quán Trung Quốc tại Italy khẳng định thuyết âm mưu là vô căn cứ, đưa tin sai.



Cuộc sống của một phóng viên công nghệ “mắc kẹt” tại tâm dịch viêm phổi Vũ Hán


Theo Theo Trí thức trẻ Copy link

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng




[Continue reading...]

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

PHÁT HIỆN CÁCH HỆ MIỄN DỊCH CHỐNG LẠI VIRUS CORONA

- 0 nhận xét


Các nhà khoa học tại Ausralia cho biết họ đã nhận diện được cơ chế hệ thống miễn dịch chống lại virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.



Phổi của bệnh nhân COVID-19 đã giảm mờ đục sau khi tế bào miễn dịch xuất hiện. Ảnh: BBC


 


Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí y học Nature vào ngày 17/3, cho thấy bệnh nhân COVID-19 hồi phục tương tự như cách cơ thể vượt qua cảm cúm.


Đài BBC (Anh) cho biết việc phát hiện tế bào miễn dịch nào “ra mặt” sẽ hỗ trợ cho công tác phát triển vaccine.


Giáo sư Katherine Kedzierska, người tham gia nghiên cứu đánh giá: “Phát hiện này rất quan trọng bởi đây là lần đầu tiên chúng ta thực sự hiểu cách hệ miễn dịch chống lại virus Corona”.


Nghiên cứu do Viện Truyền nhiễm và Miễn dịch Peter Doherty tại Australia thực hiện đã được nhiều chuyên gia ca ngợi. Giáo sư Kedzierska nhấn mạnh hàng chục nhà khoa học đã nỗ lực trong 1 tháng để đưa ra những phân tích.


Có nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 đã hồi phục do vậy điều này cho thấy hệ miễn dịch của con người có thể chống lại SARS-CoV-2.


Người dân đeo khẩu trang tại Melbourne, Australia. Ảnh: Reuters


 


 


Các nhà khoa học đã theo dõi một bệnh nhân mắc COVID-19 vốn không có tiền sử mắc bệnh nền nào. Đó là người phụ nữ 47 tuổi từ Vũ Hán (Trung Quốc) được điều trị tại Australia. Nữ bệnh nhân này đã hồi phục trong vòng 14 ngày.


Ba ngày trước khi nữ bệnh nhân bắt đầu hồi phục, một số tế bào đặc biệt đã xuất hiện trong mạch máu của cô. Giáo sư Kedzierska cho biết những tế bào tương tự cũng xuất hiện trong thời điểm trước khi hồi phục của bệnh nhân mắc bệnh cúm.


Nghiên cứu do các nhà khoa học Australia thực hiện đã nhận dạng được 4 loại tế bào miễn dịch đại diện trong “cuộc chiến” chống COVID-19 bao gồm tế bào gai không điển hình (ASC), tế bào T hỗ trợ, tế bào CD4+ T và CD8+ T cùng kháng thể IgM và IgG.


Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt cho biết phát hiện này có thể góp phần đẩy nhanh việc bào chế vaccine và cách điều trị đối với bệnh nhân COVID-19.


Giáo sư Kedzierska cho biết bước tiếp theo đối với các nhà khoa học là “tìm ra điều thiếu sót và khác biệt với các bệnh nhân đã tử vong hoặc mắc bệnh mãn tính” để tìm ra phương pháp bảo vệ họ.


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết triệu chứng của COVID-19 chủ yếu là sốt, ho và khó thở, khi chụp ảnh phổi có dấu hiệu xơ. Dịch bệnh bùng phát vào cuối tháng 12/2019, làm hàng chục người lây nhiễm, sau đó tiếp tục lây lan sang 162 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.


Tính đến ngày 17/3, tại Australia có 368 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 và 6 người thiệt mạng.


Xem thêm bài gốc tại đây


Hà Linh/Báo Tin tức

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020

[VNEXPRESS] - SỮA MẸ CÓ THỂ TIÊU DIỆT NCOV

- 0 nhận xét

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện tiếp xúc với sữa mẹ giúp ngăn các liên kết, sự xâm nhập và nhân lên của nCoV.


Nhóm nghiên cứu do giáo sư Tong Yigang, Đại học Công nghệ Hóa học Bắc Kinh đứng đầu, đã thử nghiệm phản ứng của sữa mẹ lưu trữ từ năm 2017 với nhiều loại tế bào phơi nhiễm nCoV khác nhau, gồm tế bào thận động vật, tế bào phổi và ruột người trẻ.


Kết quả đăng trên biorxiv.org hôm 25/9, cho thấy đa số virus sống bị sữa mẹ tiêu diệt.


Để tiến hành thử nghiệm, nhóm trộn một số tế bào khỏe mạnh trong sữa mẹ, sau đó tiệt trùng sữa và cho chúng tiếp xúc với nCoV. Họ quan sát thấy hầu như không có sự liên kết hoặc xâm nhập của virus vào các tế bào, đồng thời virus trong các tế bào bị nhiễm không còn khả năng nhân lên.


"Sữa mẹ, được biết đến với hiệu quả phòng ngừa vi khuẩn và virus như HIV, có thể ngăn các liên kết, sự xâm nhập, nhân lên của virus", Yigang viết trong báo cáo.


Nhóm cho biết thành phần ức chế virus hiệu quả nhất trong sữa mẹ là đạm whey, vốn chứa một số loại protein khác nhau. Whey là sản phẩm phụ tách ra trong quá trình sản xuất phô mai, cung cấp lượng đáng kể axit amin thiết yếu cho cơ thể.


Nghiên cứu đăng tải hôm 25/9 cho thấy sữa mẹ có thể giúp tiêu diệt nCoV. Ảnh: Healthline

Nghiên cứu đăng tải hôm 25/9 cho thấy sữa mẹ có thể giúp tiêu diệt nCoV. Ảnh: Healthline


Đạm whey trong sữa bò và dê có thể ngăn chặn khoảng 70% các chủng virus sống, hiệu quả đối với con người đạt gần 100%. Sữa mẹ còn có khả năng loại bỏ virus ở nhiều loại tế bào hơn. Hiện chưa phát hiện bằng chứng về tác hại của sữa mẹ trong quá trình tiêu diệt virus.


Trước đó, cho con bú bằng sữa mẹ được cho là làm tăng nguy cơ lây nhiễm nCoV.


Tại Vũ Hán, nơi Covid-19 khởi phát, trẻ sơ sinh được tách khỏi mẹ và dùng sữa bột nếu mẹ nhiễm nCoV. Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng xếp trẻ sơ sinh bú sữa từ mẹ nhiễm hoặc nghi nhiễm nCoV vào nhóm nghi nhiễm.


Hồi tháng 6, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) theo dõi 46 bà mẹ nhiễm Covid-19 đang cho con bú. Kết quả, nCoV được phát hiện trong sữa của ba người, song không có dấu hiệu lây nhiễm. Em bé duy nhất dương tính với nCoV được cho là có thể nhiễm virus qua các con đường khác.


Một số cặp vợ chồng cho con bú bằng sữa mẹ hiến tặng đã được khử trùng. Tuy nhiên, các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện đun nóng sữa ở 90 độ C trong 10 phút sẽ làm mất hoạt tính của đạm whey, giảm khả năng bảo vệ cơ thể khỏi nCoV xuống dưới 20%.


Lê Hằng (Theo SCMP)

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2020

Bổ sung Vitamin C sao cho đúng để phòng ngừa Covid-19

- 0 nhận xét

 Vitamin C vốn được xem là có tác dụng trong việc hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, trong mùa dịch bệnh do chủng mới virus SARS-CoV-2 (virus Corona) gây ra, rất nhiều người tin rằng việc thường xuyên dung nạp Vitamin C liều cao có tác dụng điều trị căn bệnh này. Thực tế thì thế nào? Hãy cùng Jio Health tìm hiểu để biết cách sử dụng các loại thức ăn tăng sức đề kháng tốt nhất có chứa vitamin C ngay trong bài biết sau


Tại sao Vitamin C là dưỡng chất quan trọng giúp tăng sức đề kháng phòng ngừa Covid-19?

Nhiều người vẫn thường “truyền tai” nhau một trong những cách để tăng sức đề kháng, phòng ngừa virus Corona hiệu quả là bổ sung vitamin C vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày. Vậy điều đó có đúng không, chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời.


Vitamin C là dưỡng chất thiết yếu giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể (Nguồn: Internet)

1. Vitamin C tác động đến nhiều hoạt động trao đổi chất của cơ thể người

Các nghiên cứu khoa học và thực tế đã chứng minh, vitamin C là thành phần đóng góp quan trọng trong quá trình trao đổi chất của nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể. Một số ưu điểm chính có thể kể đến là:


Vitamin C là một chất chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả. Chất chống oxy hóa bảo vệ các phân tử sinh học quan trọng trong cơ thể chúng ta (như carbohydrate, lipid, protein và vật liệu di truyền) khỏi bị phá vỡ bởi các chất oxy hóa (Các chất oxy hóa được tạo ra trong quá trình chuyển hóa tế bào hoặc từ quá trình sinh hoạt, tiếp xúc với môi trường sống hằng ngày như ô nhiễm không khí, khói thuốc lá…)

Rất quan trọng trong việc tăng sức đề kháng, tạo ra phản ứng miễn dịch của con người. Nghiên cứu đã chỉ ra một số tế bào trong hệ thống miễn dịch của chúng ta chẳng hạn như tế bào thực bào và tế bào T beta alpha sẽ tích lũy vitamin C và dựa vào vitamin để thực hiện nhiệm vụ của chúng. Thiếu vitamin C có nghĩa là chúng ta có ít sức đề kháng để chống lại một số mầm bệnh

Vitamin C là chất chống oxy hóa hiệu quả. Chúng sản sinh collagen và carnitine - phân tử vận ​​chuyển axit béo vào cơ thể để tạo ra năng lượng cho hoạt động trao đổi chất, đáp ứng miễn dịch của cơ thể người

Chúng còn liên quan đến hoạt động sản xuất hormone, như là norepinephrine và vasopressin - có vai trò chính trong hoạt động phản ứng với nhiễm trùng của hệ thống tim mạch cơ thể người…

2. Bằng chứng nào thể hiện Vitamin C tăng sức đề kháng hiệu quả cho người nhiễm Covid-19?

SARS-CoV-2 là virus mới xuất hiện từ năm 2019 và nhiều chuyên gia y tế hàng đầu thế giới vẫn đang cố gắng “giải mã” về nó. Một số nghiên cứu về các bệnh nhiễm trùng trên nhiều điều kiện khác nhau cho thấy vitamin C có lợi trên một số nhóm người, đặc biệt là bệnh nhân nhiễm Covid-19. Hiện tại, có ít nhất hai thử nghiệm đang được tiến hành đặc biệt bằng việc sử dụng vitamin C để điều trị cho 2 bệnh nhân nhiễm vi rút Corona có triệu chứng nặng, một ở New York và một ở Trung Quốc.



Tăng sức đề kháng với vitamin C để phòng ngừa virus SARS-CoV-2 (Nguồn: Internet)

Cho đến nay, tác dụng của việc bổ sung vitamin C đã được báo cáo, bao gồm:


Người cao tuổi bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính

Hội chứng suy hô hấp cấp

Giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của bệnh cảm lạnh thông thường

Giảm thời gian nằm viện và các triệu chứng ở bệnh nhân cao tuổi bị viêm phổi

Giảm thời gian thở máy của bệnh nhân điều trị trong phòng ICU (hồi sức tích cực)

Ngăn ngừa cảm lạnh thông thường ở những người thiếu vitamin C

Ngăn ngừa tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi ở những người thiếu vitamin C

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự bài tiết vitamin C bị giảm trong quá trình nhiễm trùng, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường và cho thấy rằng người bệnh nên sử dụng chúng nhiều hơn trong những lúc cần thiết.

Vitamin C: dùng bao nhiêu là đủ?

Như vậy, hơn lúc nào hết, việc bổ sung vitamin C và các dưỡng chất thiết yếu là vô cùng cần thiết đối với chúng ta trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Tuy nhiên, bổ sung vitamin C như thế nào mới là đúng cách thì không phải ai cũng biết.


Dưới đây là hàm lượng vitamin C cần thiết phải bổ sung để tăng sức đề kháng cho các độ tuổi khác nhau bạn nên nắm rõ:


Trẻ sơ sinh, 0-6 tháng: 40mg

Trẻ sơ sinh, 7-12 tháng: 50mg

Trẻ em, 1-3 tuổi: 15mg

Trẻ em, 4-8 tuổi: 25mg

Trẻ em, 9-13 tuổi: 45mg

Thanh thiếu niên, 14-18 tuổi: 75mg (nam), 65mg (nữ)

Người lớn: 90mg (nam), 75mg (nữ)

Phụ nữ có thai: 80mg (<18 tuổi), 85mg (> 18 tuổi)

Phụ nữ cho con bú: 115mg (<18 tuổi), 120mg (> 18 tuổi)

Khi chúng ta bị nhiễm trùng hoặc viêm, sẽ có nhiều yếu tố làm giảm sự hấp thụ vitamin C trong cơ thể. Do đó, lượng tiêu thụ vitamin C cần thiết sẽ tăng lên để đối phó với nhu cầu thiếu hụt này. Theo khuyến cáo, những người sau đây nên nạp thêm 50-100mg vitamin C mỗi ngày trong chế độ ăn uống để tăng sức đề kháng cho cơ thể:


Những người bị ung thư hoặc có hệ thống miễn dịch bị tổn thương

Những người uống bia, rượu quá mức

Người hút thuốc lá

Người mắc bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh phổi

Phụ nữ có thai hoặc cho con bú

Vitamin C: dùng quá liều có gây ra tác dụng phụ?

Uống hơn 2000mg vitamin C mỗi ngày có thể gây khó chịu cho dạ dày. Các triệu chứng bạn có thể gặp bao gồm đau bụng, tiêu chảy hoặc buồn nôn.


Vì vitamin C là vitamin tan trong nước nên hàm lượng dư thừa sẽ được bài tiết qua nước tiểu. Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc bổ sung vitamin C quá nhiều có thể gây sỏi thận.

Jio Health

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

Phòng chống các bệnh đường hô hấp thường gặp

- 0 nhận xét



Vào thời điểm chuyển mùa như hiện nay, nhiều người dễ bị mắc các bệnh lây qua đường hô hấp như viêm họng cấp tính, viêm phế quản, viêm phổi. Đặc biệt là người già và trẻ nhỏ, do hệ miễn dịch kém hơn nên nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Sau đây là một số bệnh lây qua đường hô hấp thường gặp.


          Viêm phổi 


Là tình trạng viêm nhu mô phổi do tác nhân gây bệnh phần lớn là vi khuẩn. Triệu chứng điển hình là sốt cao, lạnh run, ho khạc đờm mủ và đau ngực.


Khi không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, viêm phổi thường diễn tiến nặng có thể gây suy hô hấp cấp tính, nhiễm khuẩn huyết và có thể tử vong.


Viêm phế quản


 Viêm phế quản là một bệnh hô hấp trong đó màng nhầy trong đoạn phế quản phổi bị viêm. Khi màng bị kích thích nở ra và phát triển dày hơn, thu hẹp hoặc tắt đường hô hấp nhỏ trong phổi, dẫn đến tình trạng ho, có thể kèm theo đờm và hiện tượng khó thở.


Hen phế quản


Bệnh hen phế quản có một số triệu chứng như: Ho, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại nhiều lần, hay gặp về đêm khuya, nửa đêm về sáng. Do phế quản tăng tiết dịch nhầy và co thắt các cơ phế quản nên rất khó thở, đặc biệt khó thở ra. Khó thở tạo thành tiếng rít, như tiếng cò cử, không cần ống nghe của bác sĩ, người bệnh và người bên cạnh tự nghe thấy tiếng rít khó thở này.

          Lao phổi 


Là tình trạng nhiễm trùng phế quản, nhu mô phổi, gây ra bởi vi khuẩn lao. Bệnh lây lan theo đường không khí, vì hít phải vi khuẩn lao do bệnh nhân lao ho khạc ra.


 Ung thư phổi


          Là loại ung thư ác tính thường gặp nhất. Hầu hết ung thư phổi bắt nguồn từ lớp da trên niêm mạc của phế quản, nên còn gọi là ung thư phổi phế quản. Ung thư phổi thường để chỉ ung thư trên lá phổi, thông thường không bao gồm các u ở lớp phôi giữa ở màng phổi khác hoặc những loại u ác tính khác.

             Phòng tránh các bệnh đường hô hấp

             Bệnh đường hô hấp có thể do các loại virus gây bệnh, những loại virus này tồn tại trong xung quanh môi trường sống của chúng ta. Vậy để có thể phòng tránh chúng ta cần:

– Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những người mắc bệnh hoặc đeo khẩu trang khi ra đường, tới những khu vực đông người.

– Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh.

– Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, nên rửa tay bằng xà phòng để có thể loại bỏ virus, để virus không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.


– Khi thay đổi thời tiết, cần giữ ấm cho cơ thể. Vệ sinh không gian sống thường xuyên, tạo không gian thoáng mát, tránh ở những nơi có độ ẩm cao vì đây chính là điều kiện thuận lợi để cho mầm bệnh phát triển.

– Tăng cường đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhằm tăng cường sức đề kháng. Vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.

                Nếu bị nhiễm bệnh về đường hô hấp, người bệnh cần đi khám và điều trị triệt để nhằm ngăn ngừa nguy cơ bệnh nặng hơn, tiến triển thành mạn tính, gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe./.


Thùy Linh (t/h) 

Xem thêm> Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

5 loại thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch - Chìa khóa vàng để khỏe mạnh

- 0 nhận xét

Mặc dù không có thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch nào là chiếc pin hoàn hảo cho một hệ thống miễn dịch tối ưu, nhưng những gợi ý dưới đây thực sự là những thực phẩm siêu sao mà bạn nên đưa vào chế độ ăn uống của mình, đặc biệt khi bước vào mùa lạnh và cúm.



Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch


1. Thực phẩm giàu vitamin C - Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Tại sao thực phẩm giàu vitamin C lại giúp tăng cường hệ miễn dịch?


Vitamin C, một chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể bạn. Bởi với khả năng chống oxy hóa, vitamin C giúp bạn chống lại các gốc tự do – một loại phân tử làm hỏng hệ thống miễn dịch của bạn.


Ngoài ra, vitamin C còn được cho là giúp thúc đẩy sản xuất tế bào bạch cầu. Đây là chìa khóa để chống lại nhiễm trùng.


Có một số bằng chứng cho thấy vitamin C có thể đặc biệt hữu ích trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch của những người bị stress.


Tuy nhiên, vì cơ thể bạn không sản xuất hoặc lưu trữ vitamin C nên bạn cần bổ sung nó hàng ngày thông qua thực phẩm để tiếp tục khỏe mạnh.


Những thực phẩm nào giàu vitamin C?


Hầu như tất cả các loại trái cây họ cam quýt đều có chứa nhiều vitamin C. Điều này thì quá nổi tiếng rồi.


Nhưng nếu bạn nghĩ rằng chúng là ông hoàng vitamin C trong xứ sở rau quả thì bạn nên nghĩ lại.


Với cùng một khối lượng, ớt chuông đỏ còn chứa gấp đôi vitamin C so với cam quýt đấy. Bên cạnh đó, ớt chuông còn là một nguồn beta caroten phong phú, cũng mang một ý nghĩa lớn lao để tăng cường hệ miễn dịch của bạn (phần tới của bài viết sẽ nói rõ hơn về điều này).


Tăng cường hệ miễn dịch với nhóm thực phẩm giàu vitamin C


Tăng cường hệ miễn dịch với nhóm thực phẩm giàu vitamin C


Nhìn chung, các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch với vitamin C tiêu biểu mà bạn nên thêm vào chế độ ăn của mình là:


Trái cây họ cam quýt: cam, chanh, bưởi, quýt,…

Trái kiwi.

Ớt đỏ và ớt xanh.

Bông cải xanh.

Dâu tây.

2. Thực phẩm giàu vitamin E - Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Tại sao thực phẩm giàu vitamin E lại giúp tăng cường hệ miễn dịch?


Cũng như vitamin C, vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ.


Nhiều nghiên cứu cho thấy việc duy trì bổ sung lượng vitamin E dồi dào là rất quan trọng để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, đặc biệt là bạn là người lớn tuổi. Một cụ thể như:


Theo kết quả được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, các chức năng miễn dịch khác nhau đã được tăng cường đáng kể bằng cách bổ sung vitamin E hàng ngày trong  235 ngày, với kết quả tốt nhất là khi bổ sung 200 mg vitamin E mỗi ngày.


Không chỉ dừng lại ở đó, bổ sung khoảng 100 – 400 mg vitamin E mỗi ngày còn giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư.


Nhưng nếu bạn bổ sung liều vitamin E cao hơn, nó có thể cản trở quá trình đông máu và có thể làm tăng nguy cơ rối loạn chảy máu, đột quỵ, xuất huyết. Quá nhiều cũng có thể làm suy yếu xương và giảm dự trữ vitamin A.


Những thực phẩm nào giàu vitamin E?


Vitamin E là một vitamin tan trong dầu, do đó, cơ thể của bạn có thể lưu trữ nó và sử dụng khi cần thiết.


Thực phẩm tăng cường sức đề kháng


Tăng cường hệ miễn dịch với thực phẩm giàu vitamin E


Để nhận được lợi ích tăng cường hệ miễn dịch của vitamin E, bạn có thể tìm đến những thực phẩm giàu có sau:


Dầu thực vật, bơ thực vật.

Các loại quả hạch.

Hạt hướng dương.

Tuy nhiên, có một vấn đề đối với những thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch này.


Đó là chúng đều là những thực phẩm giàu chất béo, bạn không thể tiêu một lượng lớn chúng để có được đủ lượng vitamin E khuyến cáo thông qua chế độ ăn uống bình thường, lành mạnh, đặc biệt là chế độ ăn ít béo.


Do đó, bạn nên tham khảo thêm các sản phẩm bổ sung vitamin E nếu cần thiết hay các thực phẩm chức năng tăng cường hệ miễn dịch khác.


3. Thực phẩm giàu kẽm - Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Tại sao thực phẩm giàu Kẽm lại tăng cường hệ miễn dịch?


Kẽm là một khoáng chất thiết yếu giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả cho hệ miễn dịch của bạn bởi kẽm có liên quan đến sự sản xuất và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch.


Viện Y tế Quốc gia (NIH) Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng ngay cả lượng kẽm thấp cũng có thể làm chức năng miễn dịch của bạn bị suy giảm.


Bằng chứng là các bệnh nhân thiếu kẽm bị rối loạn miễn dịch nghiêm trọng và đã chết vì các bệnh nhiễm trùng thường xuyên xảy ra khi họ 25 tuổi.


Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch


Tăng cường hệ miễn dịch với nhóm thực phẩm giàu kẽm


Những thực phẩm nào giàu kẽm?


Dưới đây là một số nguồn thực phẩm hàng đầu bổ sung kẽm tăng cường hệ miễn dịch của bạn:


Hàu.

Hạt điều.

Đậu xanh.

Hạnh nhân.

4. Thực phẩm giàu beta caroten - Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Tại sao thực phẩm giàu Carotenoids lại tăng cường hệ miễn dịch?


Beta caroten, một loại chất oxy hóa khác tăng cường hệ miễn dịch của bạn.


Bản thân beta caroten không phải là một chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng vitamin A sản phẩm của quá trình chuyển đổi beta caroten trong cơ thể bạn thì có. Vitamin A là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch của bạn.


Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch


Tăng cường hệ miễn dịch với thực phẩm giàu beta - caroten


Bạn có thể bổ sung vitamin A từ thực phẩm mà bạn ăn dưới dạng beta caroten, hoặc ở dạng thuốc, thực phẩm chức năng bổ sung. Tuy nhiên, ưu điểm của beta caroten từ chế độ ăn uống là cơ thể chỉ chuyển đổi nhiều như nó cần.


Vitamin A dư thừa sẽ gây độc. Và mức vitamin A độc hại có thể xảy ra nếu bạn tiêu thụ quá liều các sản phẩm bổ sung.


Theo một báo cáo nghiên cứu mới công bố trên Tạp chí Journal of Leukocyte Biology, quá nhiều vitamin A lại làm giảm khả năng miễn dịch của của bạn, từ đó mở ra cơ hội cho các bệnh nhiễm trùng mà bình thường hệ miễn dịch của bạn có thể chống lại nó.


Do đó, sử dụng thực phẩm giàu beta caroten để tăng cường hệ miễn dịch sẽ là sự lựa chọn an toàn hơn và chỉ sử dụng các sản phẩm bổ sung khi bạn nhận được chỉ định của thầy thuốc thôi nhé!


Thực phẩm nào giàu carotenoid?


Hãy thường xuyên bổ sung những thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch thông qua lợi ích của beta caroten vào thực đơn của bạn:


Quả mơ

Măng tây

Bông cải xanh

Cà rốt

Bắp cải

Hẹ

Lá bồ công anh

Bưởi

Cải xoăn

Cà chua

Bơ thực vật

Hành

Đậu Hà Lan

Ớt

Mận

Quả bí ngô

Rau bina

Bí đao

Khoai lang

5. Thực phẩm giàu Omega – 3 - Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Tại sao thực phẩm giàu Omega – 3 lại tăng cường hệ miễn dịch?


Omega – 3 là một loại axit béo thiết yếu được biết đến với hiệu quả ức chế viêm và giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn trong tầm kiểm soát.


Mặc dù không biết liệu omega – 3 có thể giúp bạn chống lại nhiễm trùng như cảm lạnh thông thường hay không nhưng các nghiên cứu đã cho thấy omega – 3 có thể bảo vệ cơ thể chống lại các rối loạn của hệ miễn dịch như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, viêm khớp dạng thấp.


Nhưng cơ thể bạn không thể tự sản xuất omega – 3 vì thế bạn cần bổ sung chúng từ thực phẩm để tăng cường sự khỏe mạnh của hệ miễn dịch.


Thực phẩm nào giàu Omega – 3?


Các loại cá béo hay cá dầu (như cá mồi, cá mòi, cá trích, cá cơm, cá thu, cá hồi,…) sẽ là lựa chọn đầu tiên nên được giới thiệu cho bạn khi nói đến những thực phẩm giàu omega 3 tăng cường hệ miễn dịch.


Tại sao ư?


Trong các mô và cả trong khoang bụng ở xung quanh ruột của các loại cá này đều có chứa dầu. Phi lê cá béo có chứa tới 30% dầu, tuy nhiên tỉ lệ này sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng loài cá và từng con cá khác nhau trong cùng loài. Nhưng dù sao con số giàu có này vẫn nên được xếp một thứ hạng cao trong nhóm thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho bạn.


Hơn nữa, cá béo còn là một nguồn giàu có vitamin A và D nữa mà như đã trình bày ở phần trên, vitamin A là một lựa chọn thông minh để tăng cường hệ miễn dịch.


Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch


Tăng cường hệ miễn dịch với thực phẩm giàu omega 3


Và còn rất nhiều lựa chọn thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch khác cho bạn, bao gồm:


Dầu tía tô

Tảo xoắn

Quả óc cho

Hạt củ cải

Húng quế

Các loại rau lá xanh đậm như rau bina

Trứng

6. Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch – Điểm mấu chốt

Thực phẩm giàu vitamin A, giàu vitamin E hay giàu kẽm,… đúng là những thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho bạn.


Nhưng để tạo được một ý nghĩa thực sự cho việc bổ sung thực phẩm và tăng cường hệ miễn dịch, chìa khóa là hãy đa dạng chúng.


Chỉ ăn một trong những thực phẩm này sẽ không đủ để giúp bạn chống lại các tác nhân gây bệnh, ngay cả khi bạn ăn liên tục.


Bạn cũng cần chú ý lượng khuyến nghị hàng ngày để cơ thể bạn không nhận quá nhiều hoặc quá ít các chất cần thiết này.


Sử dụng thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch quả là một khởi đầu tuyệt với cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, còn nhiều điều khác bạn có thể làm để khỏe mạnh hơn có thể kể đến như ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát tâm trạng của bạn…


Kết luận: Với một danh sách những thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch trên kia, cùng ý nghĩa mà chúng mang đến cho hệ miễn dịch của bạn, hy vọng là mỗi bữa ăn của bạn sẽ trở nên lành mạnh hơn. Có được chúng, bạn đã có một chiến thuật để chống lại bệnh tật rồi đấy.


Ds. Phương Thảo

Xem thêm> Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng

[Continue reading...]

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

6 LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH GIÚP CẢ GIA ĐÌNH TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG PHÒNG DỊCH COVID-19

- 0 nhận xét

 Chưa bao giờ mọi người nâng cao cảnh giác như mùa dịch Covid-19, và vấn đề nâng cao sức khỏe để phòng dịch càng được quan tâm. Hãy cùng thực hiện những cách sau đây nhé:


1. Chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng Việt Nam: nhóm tinh bột, nhóm rau củ quả, nhóm chất đạm, sữa và các sản phẩm từ sữa, nhóm chất béo


Ăn đầy đủ các chất sinh năng lượng như: chất béo, chất đạm, chất bột đường nhằm đảm bảo cho cơ thể đủ sức khỏe cho hoạt động và chống bệnh.

Khi cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng đồng nghĩa với chúng ta có một hệ miễn dịch khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.

2. Lưu ý bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng bao gồm các vitamin và khoáng chất để giúp tăng cường miễn dịch. Không chỉ có vitamin C mà còn có vitamin A, D, E, sắt, kẽm, selen và các chất chống oxy hóa như Flavonoid.


Vitamin C: hỗ trợ sản xuất interferon - protein quan trọng của hệ miễn dịch, giúp ức chế sự tổng hợp của virus mới, có tác dụng chống lại virus xâm nhập. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C: ổi, cam, quýt, bưởi, nho, cà chua, súp lơ, củ cải, ớt chuông…

Vitamin A và Beta-caroten: Vitamin A có trong gan động vật, lòng đỏ trứng. Beta-caroten (tiền chất của Vitamin A) có trong các loại rau và trái cây có màu vàng, cam, đỏ như: cà rốt, khoai lang, bí ngô, đu đủ, và các loại quả màu vàng, đỏ…

Vitamin E: làm tăng khả năng miễn dịch, tham gia chuyển hóa của các tế bào, bảo vệ màng tế bào khỏi bị ôxy hóa. Thực phẩm giàu vitamin E: dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu, các loại hạt và các loại rau có lá màu xanh đậm.

Vitamin D: có nhiều vai trò khác nhau của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Nguồn tổng hợp vitamin D là ở da dưới ảnh hưởng của bức xạ tia cực tím mặt trời B (UV-B) chiếm 80-90% và khoảng 10-20% do chế độ ăn uống. Vì thế, mỗi ngày cần tắm nắng từ 15-30 phút, tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản…hoặc hỏi ý kiến bác sĩ nếu cần bổ sung vitamin D bằng thuốc uống.

Các khoáng chất khác như: selen, sắt, kẽm cũng vô cùng quan trọng. Selen là một chất chống oxy hóa mạnh, có nhiều trong: gạo nâu, lúa mạch, cá, tôm, rong biển… Kẽm có nhiều trong các loại động vật có vỏ và hải sản như: hàu, cua...Sắt có nhiều trong: thịt đỏ, gan động vật, cải bó xôi, bông cải xanh, các loại hạt,…

Nếu như khả năng ăn uống không đầy đủ theo khuyến cáo, có thể bổ sung thêm các chế phẩm đa vi chất dinh dưỡng theo hướng dẫn của nhân viên y tế, không nên tùy tiện mua sử dụng.

3. Uống đủ nước tùy theo nhu cầu hoạt động của mỗi người. Dịch nhu cầu bao gồm nước lọc, nước trái cây, sữa, canh, súp…


Trẻ từ 6 tháng – 3 tuổi: khoảng 1 lít / ngày

Trẻ từ 3 tuổi trở lên: nhu cầu dịch 1,3 lít / ngày

Trẻ trên 10 tuổi, người trưởng thành: cần 1,6 – 2,4 lít / ngày tùy vào mức độ hoạt động nhẹ, vừa hay nặng.

Không nên chỉ chờ đến lúc khát mới uống nước vì điều này không tốt cho cơ thể. Cần chia các lần uống nước rải đều ra cho cả ngày, mỗi lần chỉ uống lượng nước vừa phải, không uống quá nhiều nước một lúc.

Các loại nước như nước ngọt có ga, các loại đồ uống có caffein không thể thay thế nước lọc.


4. Sinh hoạt hợp lý:


Tập thể dục đều đặn: dù được khuyến cáo hạn chế đến khu đông người, mọi người vẫn cần duy trì vận động thể lực đều đặn để giúp tăng cường sức sức khỏe cơ thể, tăng sức đề kháng. Có thể chỉ cần những bài tập tại chỗ như: nhảy dây, chạy tại chỗ, tập aerobic tại nhà …

Ngủ đủ giấc: cần duy trì thói quen ngủ sớm, đặc biệt ở trẻ nhỏ, ngủ đủ giấc để giúp cơ thể được thư giãn và nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe

5. Vệ sinh tay: rửa tay thường xuyên, tránh đưa tay lên vùng mặt. Ngoài ra còn cần chú ý vệ sinh nhà cửa, giữ môi trường thông thoáng.


6. Chủng ngừa đầy đủ: để tránh bị nhiễm các bệnh lý làm suy giảm sức đề kháng--


Tác giả: Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sứcđề kháng



[Continue reading...]

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2020

Tăng cường đề kháng để ngừa bệnh

- 0 nhận xét

Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mỗi ngày là cách hiệu quả để ngừa cảm lạnh, bệnh cúm và bệnh mạn tính, theo bodyandsoul.

Ăn tỏi. Hợp chất allicin, vitamin A, C, E, khoáng chất selen, lưu huỳnh và kẽm là những chất quan trọng với chức năng miễn dịch trong cơ thể. Các chất này cũng giúp cơ thể chống lại bệnh nhiễm trùng, cảm lạnh, cúm, cũng như chứa các đặc tính chống vi khuẩn, chống virus.


Ăn rong biển. Rong biển không chỉ vô cùng bổ dưỡng, mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh và nhiễm trùng. Ngoài ra, rong biển còn là nguồn thực phẩm cung cấp kẽm và chất chống oxy hóa quan trọng với sức khỏe miễn dịch.



Bệnh cảm lạnh, cảm cúm… có thể ngừa được qua cách chúng ta bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể

Tiếp xúc ánh sáng mặt trời. Vitamin D bảo vệ chúng ta khỏi bệnh tật và một loạt các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim mạch và tiểu đường. Tiếp xúc ánh sáng mặt trời là cách dễ nhất và lành mạnh nhất để có đủ vitamin D. Vì vậy, hãy dành 10-15 phút mỗi ngày cho mặt, cánh tay và bàn tay tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.


Uống trà xanh. Hợp chất phenolic trong trà xanh làm tăng hoạt động và số lượng của các tế bào miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn và virus cảm lạnh, cảm cúm. Uống 3 ly trà xanh mỗi ngày là lý tưởng nhất.


Bổ sung vitamin C. Vitamin C là một trong những dưỡng chất giúp tăng cường miễn dịch tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa các bệnh. Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ các tế bào từ các gốc tự do, và có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn và chống dị ứng. Hãy ăn nhiều cam quýt, rau mùi tây, dâu, ớt đỏ và kiwi.


Ăn sữa chua. Loại thực phẩm lên men dinh dưỡng này có khả năng cải thiện tiêu hóa và tăng cường sức khỏe miễn dịch của chúng ta. Các vi khuẩn sống (acidophilus và bifidus) giúp tăng cường sức khỏe và sự phát triển của vi khuẩn có ích cho ruột.


Bổ sung kẽm. Kẽm cần thiết cho việc sản xuất các tế bào máu trắng giúp cơ thể chống lại bệnh cảm lạnh và nhiễm trùng. Kẽm có tác dụng chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do, được tìm thấy trong các loại thịt, sữa và các loại ngũ cốc thô. 

Xem thêm> Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2020

Cách tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch

- 0 nhận xét

 Nói một cách đơn giản, khả năng phòng vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây hại như: vi khuẩn, kí sinh trùng, virus... được gọi là sức đề kháng. Khi sức đề kháng bị suy yếu thì hệ thống miễn dịch cũng bị suy giảm. Tăng cường hệ thống miễn dịch chính là tăng cường sức đề kháng. Vậy làm thế nào để tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch, đặc biệt trước tình hình dịch bệnh do virus Corona gây ra diễn biến ngày càng phức tạp?


1. Hệ miễn dịch hoạt động như thế nào?

Cơ thể của bạn tạo ra các protein được gọi là kháng thể phá hủy các tế bào bất thường. Chúng giúp chống lại các bệnh thông thường như cúm hoặc cảm lạnh và bảo vệ bạn khỏi các bệnh nghiêm trọng khác, chẳng hạn như ung thư hoặc bệnh tim.


Hệ thống miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể bạn. Đó là một mạng lưới phức tạp của các tế bào, mô và các cơ quan kết hợp với nhau để bảo vệ cơ thể bạn chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, thậm chí đó có thể là một loại nấm, tất cả đều có khả năng khiến chúng ta bị bệnh. Chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi - trong nhà, văn phòng, khu vui chơi. Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh bảo vệ chúng ta bằng cách trước tiên tạo ra một rào cản ngăn chặn virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng hoặc kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể. Và nếu chúng vượt qua hàng rào, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các tế bào bạch cầu và các hóa chất và protein khác tấn công và phá hủy các chất lạ này. Hệ thống miễn dịch cố gắng tìm kháng nguyên và loại bỏ nó trước khi nó có thể sinh sản. Nếu việc ngăn chặn không thành công, hệ thống miễn dịch sẽ còn tăng cường hơn nữa để tiêu diệt những kẻ xâm nhập khi chúng nhân lên.



Hệ miễn dịch

Hệ thống miễn dịch giúp cơ thể con người chống lại một số tác nhân gây bệnh

Hệ thống miễn dịch có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau. Và nó có thể tạo ra những gì cần thiết để loại bỏ gần như tất cả những kháng nguyên này. Khi hệ miễn dịch hoạt động bình thường, hệ thống phòng thủ phức tạp này có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe từ ung thư cho đến cảm lạnh thông thường .


Đôi khi hệ thống miễn dịch có thể mắc lỗi và xác định một chất là có hại khi thực tế không phải vậy. Khi hệ thống miễn dịch hoạt động để chiến đấu với những kẻ xâm nhập này, cơ thể bạn sẽ bị dị ứng .


Cơ thể của chúng ta không thể chống lại mọi kẻ xâm lược. Đôi khi hệ thống miễn dịch bị phá vỡ, có một số bệnh mà chúng ta không thể kiểm soát được. Một số yếu tố khiến hệ thống miễn dịch bị suy yếu đi, lúc này, vi khuẩn, virus, hoặc độc tố có thể xuất hiện khắp cơ thể bạn.


Vậy làm thế nào để tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ thống miễn dịch trong mùa dịch?


Video đề xuất:



Triệu chứng nhiễm virus Corona qua từng ngày như thế nào?


2. Cách tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch

Không có bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào có thể giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch. Thay vào đó, việc áp dụng những thói quen sống lành mạnh này có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng của bạn suốt đời.


Dưới đây là một số cách tăng cường sức đề kháng, bao gồm:


Thay đổi lối sống: Thói quen sức khỏe xấu có thể làm khiến hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động một cách trì trệ. Đó là lý do tại sao các bác sĩ kêu gọi bạn thực hiện một số thay đổi lối sống. Trước tiên, bạn cần phải giảm bớt căng thẳng, đó là thay đổi quan trọng nhất bạn có thể thực hiện. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy căng thẳng sẽ khiến cơ thể bạn bị suy yếu. Bạn có thể thư giãn bằng cách tập thể dục hàng ngày và kiểm soát căng thẳng. Bên cạnh đó, bạn cần ngủ đủ giấc. Bạn cần ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm để đẩy mạnh hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Ngủ

Người ngủ đủ 8 tiếng có sức đề kháng tốt hơn

Tập thể dục: giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch. Tập thể dục cũng giúp bạn tăng mức IgA, một loại protein có trong hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm trùng, giúp ngăn chặn các mối đe dọa ra khỏi cơ thể bạn và loại bỏ bất kỳ thứ gì xâm nhập vào cơ thể. Cuối cùng, bạn cần giữ vệ sinh tốt và coi đây như một thói quen.

Chế độ ăn uống lành mạnh: dinh dưỡng hợp lý là điều cần thiết để hệ thống miễn dịch hoạt động tốt. Một chế độ ăn nhiều calo không chỉ dẫn đến tăng cân mà còn có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng. Thêm vào đó, thừa cân có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe cũng có thể khiến hệ thống miễn dịch của bạn bị suy giảm. Khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm, bạn nên tránh những thứ như rượu và đường. Một chế độ ăn giàu vitamin giúp cơ thể chống oxy hóa, mặt khác, có thể tăng cường sức đề kháng với nhiễm trùng. Bạn nên lựa chọn các loại hoa quả, thực phẩm như: trái cây và rau màu xanh đậm, đỏ, vàng và cam được đóng gói với chất chống oxy hóa, các loại quả mọng, trái cây họ cam quýt, kiwi, táo, nho đỏ, cải xoăn, hành tây, rau bina, khoai lang và cà rốt. Các thực phẩm tăng cường miễn dịch khác bao gồm tỏi tươi, có đặc tính kháng vi-rút và kháng sinh. Các nghiên cứu cho rằng, nếu bạn bị cảm lạnh hoặc cúm , một bát súp gà hấp có thể làm giảm viêm và giúp bạn nhanh khỏe hơn. Và các loại nấm như reichi, maitake và shiitake có thể có tác động mạnh mẽ đến chức năng miễn dịch cũng như tăng cường sản xuất các hóa chất giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Không lạm dụng các chất kích thích: Uống một lượng rượu vừa phải giúp đạt được một số lợi ích nhất định cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Đàn ông không nên uống quá hai ly một ngày và phụ nữ không nên uống quá một ly. Nếu uống quá nhiều rượu có thể ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu và làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của bạn. Sử dụng các chất kích thích, bao gồm cần sa, có tác dụng tương tự đối với các tế bào bạch cầu, làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn.

Hạn chế rượu bia

Hạn chế sử dụng các chất kích thích có thể giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng

Quan hệ tình dục lành mạnh: Quan hệ tình dục một cách lành mạnh có thể đem lại nhiều lợi ích cho hệ thống miễn dịch. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người quan hệ tình dục một hoặc hai lần một tuần có mức protein hệ thống miễn dịch cao hơn gọi là immunoglobulin A (IgA) so với những người ít quan hệ tình dục. Tình dục cũng có thể giúp miễn dịch bằng cách giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ. Quan hệ tình dục lành mạnh, cùng với chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc là một phần trong cách tiếp cận toàn diện để tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ bạn khỏi bệnh tật.

Tiêm vắc-xin: Hầu hết tất cả người lớn và trẻ em nên tiêm vắc - xin phòng bệnh viêm phổi và tiêm phòng cúm, đặc biệt là người cao tuổi và bất cứ ai có hệ thống miễn dịch bị suy yếu do một căn bệnh nào đó gây ra, chẳng hạn như HIV, ung thư... Trẻ em và thiếu niên cần tiêm các loại vắc- xin sau:

Viêm gan A và B

Rotavirus

Bạch hầu

Uốn ván

Ho gà

Sởi, quai bị, rubella

Varicella

Bệnh bại liệt

Phế cầu

HPV

Viêm màng não

Cúm

HIB

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ cho biết tất cả trẻ em lứa tuổi 11-12 cần tiêm một liều vắc -xin phòng bệnh viêm màng não với một liều nhắc lại ở lứa tuổi 16 đến 18 hoặc nếu bạn đang đi du lịch sang các nước có tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não cao.


Tiêm chủng, tiêm phòng, tiêm vacxin tại vinmec

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa một số bệnh hiệu quả nhất hiện nay

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.


Nguồn tham khảo: webmd.com

Xem thêm: Sửa non Alpha Lipid Lifeline răng sức đề kháng

[Continue reading...]

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

Thực phẩm giúp tăng sức đề kháng phòng dịch bệnh do virus corona

- 0 nhận xét

Nâng cao sức đề kháng của bản thân chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất, đặc biệt là trong mùa dịch. Phòng dịch cho cá nhân cũng chính là phòng dịch cho cộng đồng. Bài viết sau sẽ cung cấp một số lời khuyên đơn giản, dễ thực hiện để nâng cao sức đề kháng bản thân thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý.


1. Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng

Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng chính là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Có hai loại là sức đề kháng tự nhiên và sức đề kháng tổng hợp. Trong đó sức đề kháng tổng hợp hưởng lợi từ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tiêm phòng vắc-xin và tập thể dục thể thao đều đặn.


Đầu tiên cần ghi nhớ rằng chế độ dinh dưỡng cân bằng là tiền đề cho việc giữ cơ thể khỏe mạnh. Một bữa ăn cần phải ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng: chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.


Ngoài ra để nâng cao sức đề kháng thì chúng ta cần phải ăn nhiều hoa quả và rau xanh kèm với uống nhiều hơn 1,5 lít nước trong 1 ngày. Dưới đây là danh sách các thực phẩm vừa nâng cao sức đề kháng, vừa có tác dụng phòng bệnh cúm.


Tỏi: Đứng đầu trong danh sách các thực phẩm để phòng cúm chính là tỏi. Có thể sử dụng tỏi tươi trong nấu ăn hàng ngày. Hàm lượng tỏi theo khuyến cáo của các chuyên gia là từ 1-3 tép tỏi 1 ngày cho 1 người. Không nên ăn quá nhiều vì ăn quá nhiều cũng có thể gây độc. Chế biến tỏi nên đập dập hoặc cắt lát tỏi sau đó đợi 10-15 phút rồi hãy chế biến nhằm giữ lại tối đa công dụng của tỏi. Thêm nữa, khi chế biến không nên chế biến ở nhiệt độ quá cao. Nếu bổ sung tỏi bằng cách nấu nướng thì có thể dùng nhiều hơn 3 tép tỏi trong 1 ngày do trong quá trình nấu nướng một số công dụng của tỏi có thể mất đi phần nào.



Ăn tỏi giúp tăng sức đề kháng chống lại virus cúm

Có nên sử dụng tỏi để phòng bệnh do virus corona chủng mới 2019?



Video đề xuất: 

Công thức chế biến tỏi sống tăng đề kháng giữa tâm dịch 2019-nCoV

Các trái cây thuộc họ cam quýt: Vitamin C chính là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng, bởi Vitamin C làm tăng sự sản xuất bạch cầu. Các trái cây chứa nhiều vitamin C bao gồm bưởi, những quả thuộc họ cam, quýt, chanh,... Do vitamin C không được dự trữ trong cơ thể nên việc bổ sung vitamin C phải đều đặn hàng ngày. Đối với người đau dạ dày có thể bổ sung vitamin C bằng một số loại như ổi, đu đủ, rau cải thìa, bắp cải, rau mầm,...Bổ sung vitamin tăng sức đề kháng cho bé bằng cách thêm trái cây vào khẩu phần ăn là vô cùng cần thiết.

Ớt chuông đỏ: Ớt chuông đỏ chứa nhiều vitamin C gấp 2 lần so với họ cam quýt. Ngoài ra ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp beta carotene dồi dào. Bên cạnh giúp tăng sức đề kháng, vitamin C còn có tác dụng giữ một làn da khỏe mạnh, còn beta carotene giúp cho mắt và da khỏe mạnh hơn.

Bông cải xanh: Bông cải xanh chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A, C, E và giàu hàm lượng chất C. Đây là loại rau tốt nhất cho sức khỏe nên bổ sung vào thực đơn các món ăn của cả gia đình. Chìa khóa để giữ các vitamin và khoáng chất trong bông cải xanh là thời gian đun nấu càng ngắn càng tốt, hoặc thậm chí là không cần đun nấu.

Bông cải xanh



Bông cải xanh chứa nhiều khoáng chất

Gừng: Gừng có tính năng giúp giảm viêm, giảm đau họng và một số bệnh viêm khác. Ngoài ra nó còn giúp giảm cảm giác buồn nôn. Gừng giúp làm giảm các triệu chứng đau và làm chậm quá trình tạo cholesterol theo như một nghiên cứu mới đây trên động vật. Chế biến gừng vô cùng đa dạng, có thể dùng như gia vị trong bữa ăn, hoặc có thể dùng nấu chín, các gia vị ăn kèm, hoặc pha trà gừng để uống.

Rau bina: Rau bina chứa rất nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, carotene, giúp tăng sức đề kháng và khả năng chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch. Việc nấu rau bina trong một thời gian ngắn giúp tăng cường vitamin A và các chất dinh dưỡng khác được giải phóng ra từ axit oxalic.

Sữa chua: Hãy dùng các loại sữa chua có các lợi khuẩn được ghi trên nhãn mác vì những lợi khuẩn này giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Tránh các loại sữa chua có nhiều đường. Bạn có thể làm sữa chua tại nhà bằng trái cây và thêm vào đó 1 ít mật ong. Sữa chua cũng chính là nguồn vitamin D tuyệt vời, vì vitamin D cũng chính là chất kích hoạt hiệu quả cho một hệ miễn dịch hoàn hảo.

Quả hạnh nhân: Khi nói đến việc ngăn ngừa và phòng chống cảm lạnh, việc bổ sung vitamin E cũng là cần thiết. Vitamin E là loại vitamin tan trong dầu. Nó cần một lượng chất béo thì cơ thể mới hấp thu được vitamin E. Vì vậy hạnh nhân chính là thực phẩm cung cấp vitamin E hoàn hảo, do nó có một lượng chất béo tốt cho sức khỏe. Một khẩu phần ăn gồm nửa cốc chứa 46 hạt hạnh nhân nguyên vỏ cung cấp 100% lượng vitamin E được khuyến nghị hàng ngày.

hạnh nhân

Hạnh nhân cung cấp lương lớn vitamin E cho cơ thể

Nghệ: Nghệ được sử dụng nhiều nhất trong món cà ri, nhưng nó cũng được sử dụng như một chất chống viêm và chống đau xương khớp dạng thấp. Ngoài ra nồng độ curcumin cao có tác dụng giảm tổn thương cơ do tập thể dục.

Trà xanh: Trà xanh là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, ngoài ra trà xanh giàu epigallocatechin gallate, hoặc EGCG, một chất oxy hóa mạnh mẽ khác trong khi EGCG là chất tăng khả năng sức đề kháng. Trà xanh cũng là một nguồn axit amin L-theanine tốt. L-theanine có thể hỗ trợ sản xuất các hợp chất chống vi trùng trong các tế bào T của bạn.

Đu đủ: Đu đủ là một loại cây khác chứa vitamin C hàm lượng cao. Ngoài ra đu đủ có một loại enzyme tiêu hóa là papain có tác dụng chống viêm. Đu đủ còn giàu Kali, vitamin B và folate dồi dào. Tất cả đều có lợi cho sức khỏe chung của bạn.

Quả kiwi: Giống như đu đủ, kiwi có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết, gồm folate, kali, vitamin K và vitamin C. Vitamin C có tác dụng tăng các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng trong khi các thành phần khác trong quả kiwi giúp cơ thể của bạn hoạt động tốt.

Thịt gà: Khi bạn bị ốm thì món cháo gà không chỉ giúp bạn có cảm giác ăn uống ngon miệng mà còn là một loại thuốc. Nó giúp cải thiện các triệu chứng cảm lạnh. Ngoài ra thịt gà cũng giàu vitamin B giúp lợi ích cho miễn dịch đường ruột, tăng sức đề kháng.

Động vật có vỏ: Động vật có vỏ chính là một trong những thực phẩm xuất hiện trong tâm trí chúng ta ngay lập tức khi muốn bổ sung kẽm. Kẽm tuy không được biết đến nhiều như vitamin và các khoáng chất khác nhưng có tác dụng cực tốt giúp các tế bào miễn dịch thực hiện được tốt chức năng của nó. Một số loại động vật có vỏ có thể kể đến là: cua, sò tôm, trai,...

Hải sản


Động vật có vỏ chứa lượng lớn các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe

2. Một số biện pháp khác nhằm tăng cường sức đề kháng

Uống nhiều nước.

Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống.

Ăn chín uống sôi.

Tập thể dục đều đặn.

Video đề xuất:



Tăng cường sức đề kháng trong tâm bão dịch do virus Corona mới (2019-nCoV)


3. Cách bổ sung vitamin tăng sức đề kháng cho bé

Nếu trường hợp bé nhà bạn không chịu ăn các loại rau, củ quả, thì việc bổ sung vitamin bằng thực phẩm chức năng là cần thiết. Nên chọn các nguồn sản phẩm uy tín, chất lượng đã được kiểm định. Cho bé tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tăng cường hoạt động ngoài trời.


Trẻ nhỏ cần vui chơi

Cha mẹ nên tăng cường hoạt động ngoài trời cho trẻ

4. Kết luận

Việc ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng kể trên là cần thiết cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, một chế độ ăn phong phú và đa dạng mới chính là chìa khóa cho một cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy cần kết hợp các loại thực phẩm kể trên cùng với các nguồn thực phẩm thông thường khác trong chế độ ăn hàng ngày, kết hợp với tập luyện thể dục thể thao và uống nhiều nước để có một sức khỏe hoàn hảo.

Nguồn Vinmec

Xem thêm: Sửa non Alpha Lipid Liflinr tăng cườngđề kháng

[Continue reading...]

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2020

Nghiên cứu: Những người từng bị cảm lạnh có thể tạo phản ứng miễn dịch với COVID-19 nhanh hơn

- 0 nhận xét

 Khi các tế bào T được phát triển để phản ứng với một chủng virus cụ thể, nó sẽ phản ứng với cả các mầm bệnh tương tự.


Những người từng bị cảm lạnh trong một vài năm gần đây có thể có lợi thế khi chiến đấu với COVID-19. Đó là giả thuyết được rút ra từ một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Science. Trong đó, các nhà khoa học tìm thấy những người chưa từng tiếp xúc với SARS-CoV-2 nhưng vẫn có các tế bào miễn dịch T phản ứng được với virus này.


Các tác giả nghiên cứu cho rằng những tế bào T của họ đã học được cách chống lại họ virus corona nói chung, bắt đầu từ các virus gây cảm lạnh thông thường mà họ mắc phải trước đây.


Nghiên cứu: Những người từng bị cảm lạnh có thể tạo phản ứng miễn dịch với COVID-19 nhanh hơn - Ảnh 1.

Nghiên cứu: Những người từng bị cảm lạnh sẽ có lợi thế khi chiến đấu với COVID-19



Tế bào bạch cầu T là một phần quan trọng của hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi virus. Nhiệm vụ của chúng là xác định và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh, đồng thời thông báo cho các tế bào B giúp chúng tạo ra kháng thể mới chống lại căn bệnh.


Khi bị nhiễm một mầm bệnh bất kỳ, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ tạo ra cả kháng thể và các tế bào bạch cầu T này. Sau khi đã khỏi bệnh, nồng độ kháng thể trong máu của bạn sẽ suy giảm theo thời gian, nhưng các tế bào T vẫn ghi nhớ được mầm bệnh trong nhiều năm, giúp kích hoạt hệ thống phòng thủ nếu bạn gặp phải virus tương tự.


Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy việc các tế bào T ghi nhớ virus corona (những chủng gây cảm lạnh) có thể giúp những người mắc COVID-19 có lợi thế hơn trong việc chống lại virus corona mới, cụ thể là SARS-CoV-2.


"Điều này có thể giúp giải thích tại sao một số người mắc COVID-19 có các triệu chứng bệnh nhẹ hơn, trong khi những người khác bị bệnh nặng", Alessandro Sette, một trong số các tác giả của nghiên cứu mới cho biết.


Một số tế bào T nhận ra SARS-CoV-2 dù chưa từng thấy nó


Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Science, nhóm của Sette đã phân tích máu của 25 tình nguyện viên được thu thập từ năm 2015 đến 2018. Mặc dù đó là khoảng thời gian COVID-19 chưa xuất hiện, nhưng các tế bào T trong các mẫu máu này vẫn có thể nhận diện được virus SARS-CoV-2 và 4 chủng virus corona gây cảm lạnh thông thường.


Trước đó vào tháng 5, Sette cũng công bố một nghiên cứu trong đó ông kiểm tra máu của 10 người chưa từng tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 nhưng lại có các tế bào T có khả năng nhận diện và tạo phản ứng miễn dịch khi gặp nó.


Nghiên cứu: Những người từng bị cảm lạnh có thể tạo phản ứng miễn dịch với COVID-19 nhanh hơn - Ảnh 2.

Khi các tế bào T được phát triển để phản ứng với một chủng virus cụ thể, nó sẽ phản ứng với cả các mầm bệnh tương tự.



Mở rộng phân tích này sang các nhóm thuần tập ở Mỹ, Hà Lan, Đức, Singapore và Anh, Sette cũng thấy khoảng 20-50% số người trong các nhóm này đã có các tế bào bạch cầu phản ứng được với virus SARS-CoV-2, mặc dù sự thật là họ chưa từng phơi nhiễm hay mắc COVID-19.



"Phản ứng miễn dịch chống lại COVID-19 đã tồn tại ở một mức độ nào đó trong dân số nói chung", Sette viết trong báo cáo. Hai nghiên cứu khác gần đây cũng cung cấp nhiều bằng chứng hơn cho kết luận này của ông.


Nghiên cứu đầu tiên được công bố vào tháng trước cho thấy hơn một phần ba trong số 68 người Đức khỏe mạnh chưa bao giờ phơi nhiễm COVID-19 nhưng có tế bào T phản ứng với virus. Nghiên cứu thứ hai được công bố trên tạp chí Nature chỉ ra hơn 50% trong số 37 người khỏe mạnh có các tế bào T nhận ra virus SARS-CoV-2. Dĩ nhiên, họ cũng là những người chưa từng tiếp xúc hay mắc COVID-19.


Nghiên cứu trên tạp chí Nature cũng đã kiểm tra 23 người sống sót sau bệnh SARS năm 2003 - cũng là một chủng virus corona. Kết quả cho thấy các tế bào T của họ vẫn có bộ nhớ đặc hiệu cho virus sau 17 năm hồi phục. Chính những tế bào T đó cũng có thể nhận ra virus SARS-CoV-2 mới.


Những người có tế bào T phản ứng chéo có thể đáp ứng miễn dịch nhanh hơn


Lời giải thích dễ hiểu nhất cho những quan sát này là một hiện tượng được gọi là phản ứng chéo: Khi các tế bào T được phát triển để phản ứng với một chủng virus cụ thể, nó sẽ phản ứng với cả các mầm bệnh tương tự.


Điều đó có thể cung cấp cho hệ thống miễn dịch một cơ chế sẵn sàng để đối phó với các virus mới, dù chúng chưa từng được sinh ra hoặc chưa từng được biết đến.


Nghiên cứu: Những người từng bị cảm lạnh có thể tạo phản ứng miễn dịch với COVID-19 nhanh hơn - Ảnh 3.

Hiện còn quá sớm để nói liệu trí nhớ miễn dịch của tế bào T có ảnh hưởng thế nào đến kết quả điều trị cuối cùng trên bệnh nhân COVID-19.



Sette ví phản ứng chéo của tế bào T giống như một vận động viên điền kinh đã nhổm chân dậy trên vạch xuất phát. "Bạn đang bắt đầu với một chút lợi thế - một sự khởi đầu trong cuộc chạy đua vũ trang giữa virus muốn sinh sôi và hệ thống miễn dịch muốn loại bỏ nó", ông nói với Business Insider.


Trong trường hợp không có các tế bào T phản ứng chéo, cơ thể bạn phải tăng cường khả năng phòng thủ từ con số 0. Điều này có thể ảnh hưởng đến tốc độ mà hệ thống miễn dịch của bạn có thể phản ứng với virus xâm nhập.


Sette cho biết mức độ phản ứng chéo của tế bào miễn dịch T có thể giúp cơ thể "chuyển sang các mức độ bảo vệ khác nhau". "Có phản ứng tế bào T mạnh hoặc phản ứng tế bào T tốt hơn sẽ cho bạn một cơ hội đạt được phản ứng nhanh hơn và mạnh hơn nhiều".


Mặc dù vậy, ông nhấn mạnh hiện còn quá sớm để nói liệu trí nhớ miễn dịch của tế bào T có ảnh hưởng thế nào đến kết quả điều trị cuối cùng trên bệnh nhân COVID-19. 


Một mặt, các phản ứng miễn dịch có thể giúp cơ thể chống lại mầm bệnh. Đôi khi, nó tạo ra một hiệu ứng gọi là bão cytokine (phản ứng miễn dịch thái quá tấn công cả tế bào khỏe mạnh trong cơ thể) và khiến căn bệnh trở nên trầm trọng hơn.


Tham khảo Businessinsider

Xem thêm Sửa non Alpha Lipid Lifeline tăng  cường miễn dịch với virus

[Continue reading...]
 
Copyright © . TiNa-Sữa non - Posts · Comments
Theme Template by BTDesigner · Powered by Blogger