Thứ Ba, 26 tháng 4, 2022

Bí quyết sống lâu và khỏe mạnh

- 0 nhận xét

 Để nâng cao tuổi thọ, các chuyên gia gợi ý tăng cường ăn rau, tập luyện thể thao, giảm ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, ngủ đủ giấc và chăm sóc sức khỏe tinh thần.

Sau hai năm đại dịch, nhiều người nỗ lực tìm cách cải thiện sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, với hy vọng sẽ sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn khi đã già đi. Nhờ những tiến bộ của y học hiện đại, tuổi thọ ở các nước phát triển tăng lên trong nhiều thập kỷ.

Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới, phụ nữ và nam giới Hong Kong có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, lần lượt là 88 tuổi và 82 tuổi.

Nhiều người cho rằng tuổi thọ của một người phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố di truyền. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng điều này chưa chính xác. Theo nghiên cứu Sinh đôi kinh điển của Đan Mạch, thực hiện trên hơn 2.800 cặp song sinh từ năm 1870 đến năm 1900, gene di truyền chỉ quyết định khoảng 20% tuổi thọ. 80% còn lại là các yếu tố môi trường và lối sống.

Các nhà khoa học đã tổng hợp nhiều nghiên cứu và chỉ ra 4 thói quen có thể khiến một người sống lâu hơn.

Ăn nhiều rau, ít thịt

Một nghiên cứu từ Na Uy cho thấy việc chuyển từ chế độ ăn uống thông thường sang chế độ ít carbohydrate, ít chất béo kể từ độ tuổi 20 giúp tăng 10 năm tuổi thọ cho cả phụ nữ và nam giới. Cách hiệu quả nhất là ăn nhiều đậu, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt, hạn chế thịt đỏ và thịt chế biến sẵn.

Các chuyên gia cũng nhận định việc chuyển sang ăn nhiều rau, ít thịt kể từ tuổi 60 có thể giúp tăng 8 năm tuổi thọ đối với phụ nữ và 8,8 năm đối với nam giới. Người 80 tuổi bắt đầu ăn chế độ này sống lâu hơn khoảng 3,4 năm, theo nghiên cứu của Đại học Bergen được công bố vào tháng 2 trên tạp chí PLoS Medicine.

Tiêu thụ thực phẩm toàn phần có thể giảm nguy cơ phát triển các bệnh mạn tính như ung thư, tiểu đường và tim mạch, giảm tỷ lệ tử vong, từ đó tăng tuổi thọ, Jennifer Paul, chuyên gia dinh dưỡng tại Ủy ban Bác sĩ Washington cho biết.

"Các loại thực phẩm như đậu, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và các loại hạt chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và phytochemical, ít calo, chất béo bão hòa và không có cholesterol. Bên cạnh các loại hạt, thực phẩm toàn phần cũng ít chất béo", bà Paul nói.

Các loại hạt có hàm lượng chất béo cao hơn, là những chất béo không bão hòa lành mạnh, sterol thực vật, axit béo omega-3 và vitamin E. Chúng giúp tăng cường sức khỏe, thúc đẩy tiêu hóa, giảm cân và ngăn ngừa ung thư.

Ngược lại, thịt có chất béo bão hòa, sắt, cholesterol và protein động vật, hàm lượng chất xơ thấp gây nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt, thịt đỏ và thịt đã qua chế biến có thể gây ung thư. Tổ chức Y tế Thế giới đã phân loại thịt chế biến sẵn vào "Nhóm 1, chất gây ung thư". Thịt đỏ được xếp vào "Nhóm 2, chất có thể gây ung thư" ở người.

"Ăn thịt chế biến sẵn, thịt đỏ và thịt gia cầm cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Các chuyên gia phát hiện tiêu thụ 50g thịt chế biến sẵn và thịt đỏ mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lần lượt là 18% và 9%. Tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến sẵn cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2", tiến sĩ Paul nói. Bà khuyến khích mỗi người ăn một vài bữa chay một tuần, nhằm giảm thiểu lượng thịt tiêu thụ.



Chuyên gia khuyến khích tăng cường ăn rau, hoa quả, hạn chế tiêu thụ thịt đỏ để giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Ảnh: SCMP

Ngủ đúng giờ và không ngủ trưa quá lâu

Ngủ đủ giấc mỗi đêm giúp tăng cường sức khỏe hệ thống miễn dịch, giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể. Khi con người không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ sản sinh nhiều hormone căng thẳng cortisol, theo tiến sĩ Kenny Pang, chuyên gia tai mũi họng tại Trung tâm Giấc ngủ châu Á ở Singapore. Quá nhiều cortisol làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao và bệnh tim.

Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến khả năng ngủ của mỗi người, kéo dài các chu kỳ không lành mạnh. "Một nghiên cứu phát hiện rằng thiếu ngủ mạnh tính có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như béo phì, trầm cảm, tiểu đường, cao huyết áp, đột quỵ và tim mạch", ông Pang nói.

Phân tích tổng hợp ba nghiên cứu lớn chỉ ra rằng người ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm có tỷ lệ mắc bệnh mạn tính cao hơn, tuổi thọ thấp hơn. Nghiên cứu Whitehall II của Anh cho thấy người ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao gấp đôi so với bình thường. Theo ông Pang, người lớn trung bình nên ngủ từ 6 đến 8 tiếng mỗi đêm. Điều quan trọng là duy trì lịch ngủ đều đặn.

Ngủ trưa ngắn có thể cải thiện tâm trạng và tăng cường năng lượng. Các chuyên gia gợi ý thời gian ngủ trưa thích hợp là 20 phút, khuyến cáo không nên ngủ đến một tiếng.

Nghiên cứu do Hiệp hội Tim mạch châu Âu trình bày năm 2020 cho thấy ngủ trưa hơn 60 phút làm tăng 30% nguy cơ tử vong vì bất cứ loại bệnh nào, nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 34% so với việc không ngủ trưa. Những người không ngủ đủ giấc mỗi đêm và ngủ bù nhiều trong ngày có tỷ lệ tử vong cao.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Tiến sĩ Adrian Low, nhà tâm lý học tại Hong Kong, cho biết thực hiện các phương pháp ngăn ngừa trầm cảm cũng có thể nâng cao tuổi thọ. "Trầm cảm từ lâu có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe thể chất. Một phần vì nó dẫn đến các thay đổi sinh lý trong cơ thể, chẳng hạn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ", ông nói.

Trầm cảm cũng khiến một người tạo dựng thói quen không tốt như ăn quá nhiều, ăn uống vô độ, bỏ đói bản thân, lười vận động, hút thuốc lá hoặc lạm dụng rượu bia. Theo tiến sĩ Low, giữ thái độ tích cực có thể giúp nâng cao ý chí sống, khiến một người chú ý đến sức khỏe, từ đó ít bị bệnh hơn. Tiến sĩ Low đưa ra một vài gợi ý để giảm căng thẳng và có tâm lý tích cực.

"Hãy tập trung vào những điều tốt đẹp, cho dù chúng nhỏ nhặt, tầm thường đến mức nào. Hãy nghĩ về những người hoặc khoảnh khắc mang lại cho bạn sự thoải mái và hạnh phúc, bày tỏ lòng biết ơn với người khác ít nhất một lần một ngày", ông cho biết.

Theo ông, tiếp xúc với những người tích cực có thể khiến bản thân nhìn thấy các mặt tươi sáng của cuộc sống. Ông cũng khuyến khích mỗi người tự trò chuyện với bản thân, lan tỏa sự tích cực bằng cách khen ngợi hoặc làm những điều tốt đẹp với người xung quanh.

Vận động và tập luyện cường độ cao để tăng cường thể lực

Tập thể dục thường xuyên giúp giữ cơ thể thon gọn, cung cấp nhiều năng lượng, giúp thư giãn và cải thiện tâm trạng. Nó cũng tốt cho tim, phổi và não, làm giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao, ung thư, tiểu đường và Alzheimer.

Nghiên cứu công bố năm 2020 trên tạp chí JAMA Internal Medicine cho thấy tập thể dục cường độ cao có thể nâng cao tuổi thọ. Người hoạt động thể chất nhiều có tỷ lệ tử vong thấp hơn.

Các chuyên gia khuyến cáo tập luyện khoảng 150 phút mỗi tuần, hoặc khoảng 20 phút mỗi ngày. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, "hoạt động mạnh" là tập hợp các động tác làm tăng nhịp tim và nhịp thở, ngưỡng hợp lý là khoảng 70-85% nhịp tim tối đa.

Thục Linh (Theo SCMP)

[Continue reading...]

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2022

Bí quyết dinh dưỡng của người Nhật

- 0 nhận xét

 Sử dụng fucoidan, dưỡng chất từ tảo rong nâu là một trong những bí quyết sống khỏe và trường thọ của người dân Nhật Bản.


Tuổi thọ của người Nhật nhiều năm qua thường thuộc top hàng đầu thế giới. Theo số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2021, tuổi thọ trung bình của người Nhật là 84,8, cao nhất trong khối G7. Chế độ ăn uống khoa học lành mạnh là một trong những lý do giúp người dân Nhật sống lâu.


Trong bài viết "Tại sao Nhật Bản trở thành quốc gia sống thọ nhất thế giới: Góc nhìn từ thực phẩm và dinh dưỡng", đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng châu Âu (European Journal of Clinical Nutrition), nhà nghiên cứu Shoichiro Tsugane, Trung tâm Khoa học Y tế Công cộng, Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản cho biết, người Nhật ngày nay ăn ít thịt hơn (nhất là thịt đỏ), hạn chế đường, chất ngọt, khoai tây. Họ chuyển sang ăn nhiều cá, hải sản, gạo, đậu nành và trà xanh. Điều đó đã giúp tỷ lệ mắc những bệnh nêu trên giảm xuống đến mức thấp nhất. Bên cạnh việc duy trì nếp sống lành mạnh như tập thể dục đều đặn, giữ cho tinh thần luôn thoải mái bằng các hoạt động xã hội, thì chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là yếu tố quan trọng liên quan đến tuổi thọ của người Nhật.


Ngoài việc tuân thủ chế độ ăn cung cấp dinh dưỡng toàn diện, đa dạng và cân bằng, người Nhật còn thường xuyên bổ sung các thực phẩm có nguồn gốc từ biển (tảo, hải sản). Là một quốc gia quần đảo, Nhật có nhiều lợi thế với nguồn thực phẩm này, trong đó có tảo rong nâu Undaria pinnatifida, tên tiếng Nhật là Wakame. Theo một bài viết đăng trên số đặc biệt "Khám phá thuốc có nguồn gốc từ biển tiền lâm sàng" của Marine Drug - tạp chí điện tử xuất bản hàng tháng có trụ sở tại Thụy Sĩ, tảo rong nâu chứa fucoidan được tiêu thụ rộng rãi như một phần của chế độ ăn uống bình thường ở Đông Á, nhất là ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Tảo rong nâu có màu xanh khi nấu chín, mang vị ngọt cùng kết cấu béo ngậy, các lá tảo có xu hướng nở ra trong quá trình nấu nướng.



Tảo rong nâu, một trong những bí quyết sống trường thọ của người Nhật Bản. Ảnh: Shutterstock

Tảo rong nâu, một trong những bí quyết sống trường thọ của người Nhật Bản. Ảnh: Shutterstock


Những năm 1990, các nhà khoa học Nhật đã nghiên cứu tác dụng của fucoidan đối với sức khỏe con người và dần đưa thành phần này vào đời sống bởi những lợi ích mà dưỡng chất mang lại.


Dẫn các tài liệu chuyên môn đăng trên các tạp chí quốc tế, tiến sĩ Trần Bảo Nghi, Giám đốc Chuyên môn Y khoa - Dược AKC - Vinamilk cho biết, công dụng được đánh giá cao nhất của fucoidan là hỗ trợ giảm các biến chứng và triệu chứng liên quan trong điều trị ung thư. "Các nghiên cứu lớn nhỏ khác nhau đều cùng chỉ ra rằng, các dưỡng chất fucoidan có hoạt tính kháng u, giúp ức chế hiệu quả sự tiến triển của khối u, ngăn chặn tế bào ung thư, giảm thiểu tác dụng phụ của hóa trị", tiến sĩ Bảo Nghi cho biết.


Theo tiến sĩ Nghi, một công dụng quan trọng khác của fucoidan là kháng đông, chống huyết khối, kháng virus, kháng viêm, điều hòa hệ miễn dịch. Fucoidan sau khi vào cơ thể sẽ kích hoạt các tế bào miễn dịch tự nhiên, có thể ức chế được virus gây suy giảm miễn dịch, kể cả virus tiêu chảy và virus cúm. Fucoidan giúp gia tăng gần gấp 2 lần lượng kháng thể chống cúm mùa tuýp B chỉ sau 5 tuần sử dụng.


Dưỡng chất fucoidan còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng vi khuẩn H.pylori xâm lấn vào tế bào niêm mạc dạ dày, có tiềm năng điều trị nhiễm H.pylori, ngăn ngừa ung thư dạ dày. Dưỡng chất cũng ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại, ngăn chúng tấn công bề mặt ruột, nuôi dưỡng và giảm tổn thương niêm mạc, giúp điều trị bệnh viêm đại tràng mạn tính.


Fucoidan có tiềm năng lớn trong điều trị hiệu quả các hội chứng chuyển hóa. Tiến sĩ Bảo Nghi dẫn chứng một số báo cáo chứng minh fucoidan cũng ức chế quá trình sản sinh tế bào mỡ và tăng phân giải lipid, giảm mỡ máu, chống tăng huyết áp, giảm đường huyết, tăng đáp ứng insulin... "Fucoidan cũng là một lựa chọn tốt cho tim mạch", tiến sĩ Nghi khẳng định. Thành phần này cũng giúp bảo vệ da khỏi các tổn thương và ngăn ngừa tình trạng lão hóa, qua việc giảm 14,5% tình trạng tế bào biểu bì da mất nước và giảm 11,9% tình trạng ban đỏ da chỉ sau 24 giờ sử dụng.


Các chuyên gia tại Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) khuyến cáo có thể bổ sung hàm lượng fucoidan lên đến 250 mg trong một ngày. Không phải sản phẩm nào chứa fucoidan cũng được điều chế đúng cách để mang lại hiệu quả chính xác như mong muốn, do vậy người sử dụng nên lựa chọn những thương hiệu uy tín để đảm bảo quy trình chiết xuất an toàn và hiệu quả.


Sữa Kenko Hanu, một sản phẩm được bổ sung fucoidan. (Nguồn ảnh: Vinamilk).

Sữa Kenko Hanu, một sản phẩm được bổ sung fucoidan. Ảnh: Vinamilk.


Kim Anh

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng


  


[Continue reading...]

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2022

Chữa khỏi đái tháo đường type 2 không cần dùng thuốc trong 1 thử nghiệm lâm sàng bằng sóng siêu âm

- 0 nhận xét


 

Nghiên cứu mang tính đột phá này sử dụng công nghệ peripheral focused ultrasound stimulation (pFUS) được nhóm các nhà khoa học của GE Research phối hợp với đại học Y Yale, UCLA và Viện nghiên cứu y khoa Feinstein chia sẻ trên tạp chí Nature vài hôm trước.


Bằng cách này họ đã tập trung được các nhịp siêu âm vào 1 số mô xác định ở phần rãnh ngang của gan, nơi có các dây thần kinh thuộc tĩnh mạch cửa gan cùng với đám rối thần kinh cách tay làm nhiệm vụ kết nối thông tin trạng thái glucose và dinh dưỡng trong cơ thể lên não. Trước giờ việc tiếp cận đám dây thần kinh này rất khó khăn bởi chúng quá nhỏ để có thể cấy các điện cực vào để theo dõi.


Việc dồn bước sóng siêu âm tại đây đã giúp gan đảo ngược được hiện tượng tăng đường huyết ở 3 loại động vật có đái thảo đường được dùng trong thử nghiệm là chuột bạch, chuột và lợn. Nhóm nghiên cứu cho biết nếu thử nghiệm này cho kết quả khả quan thì họ sẽ phối hợp dùng sóng siêu âm để làm giảm lượng insulin và glucose trong cơ thể. Thời gian 1 liệu trình cũng rất nhanh, chỉ mất 3 phút mỗi ngày là đã có thể đưa lượng đường trong máu của các động vật trở lại mức bình thường.


Rất nhiều các nhà khoa học trên thể giới chia sẻ hứng thú đối với thử nghiệm này, bởi nó sẽ giúp mở rộng phạm vi ứng dụng của sóng siêu âm, không chỉ với bệnh đái tháo đường mà cả các bệnh lý liên quan đến trao đổi chất khác nữa.


Nhóm nghiên cứu đã bắt đầu thử nghiệm trên người và dự kiến sẽ có kết quả vào cuối năm nay. Nếu thành công thì đây sẽ là bước đột phá đối với hàng triệu người bị đái tháo đường type 2 đang hàng ngày phải lo lắng về việc bổ sung insulin cho cơ thể.


Tham khảo Yale School of Medicine

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2022

Làm gì khi bị sai thông tin tiêm chủng?

- 0 nhận xét

 Hơn 41,4 triệu mũi tiêm bị sai thông tin trên dữ liệu hệ thống tiêm chủng quốc gia dẫn đến không thể cấp hộ chiếu vaccine, Bộ Y tế khuyến cáo người dân kiểm tra và phản ánh để sửa.


Bộ Y tế dự kiến cấp hộ chiếu vaccine cho tất cả người dân Việt Nam từ ngày 15/4. Điều kiện cần để cấp hộ chiếu vaccine là thông tin tiêm chủng của người dân đúng, được cơ sở tiêm chủng và công an địa phương xác thực, nhập lên hệ thống và duyệt bằng chữ ký số.


Tuy nhiên, thống kê của Bộ Công an đến ngày 30/3, nền tảng quản lý tiêm chủng có khoảng 154 triệu mũi tiêm nhưng hơn 41,4 triệu mũi tiêm xác thực sai thông tin. Do đó, cơ quan chức năng không thể cấp hộ chiếu vaccine cho những trường hợp này. Các dữ liệu còn thiếu đang được cơ sở tiêm chủng, công an và sở y tế địa phương bổ sung, xác minh, xác thực.


Có 3 cách để kiểm tra và phản ánh thông tin tiêm chủng.


Cách một là gửi yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19. Mọi người cần truy cập vào trang web tiemchungcovid19.gov.vn, chọn mục "Tra cứu", chọn tiếp "Tra cứu chứng nhận tiêm". Sau đó, điền các thông tin cần thiết (được đánh dấu bằng dấu sao), bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, điện thoại, giới tính. Một mã OTP sẽ được gửi đến số điện thoại, người dân nhập mã này để trang web hiển thị thông tin tiêm chủng. Lưu ý, số điện thoại sử dụng để tra cứu phải trùng khớp với số điện thoại sử dụng khi đăng ký tiêm chủng.


Nếu thông tin sai lệch, bấm vào chữ "tại đây" được bôi màu đỏ, gạch chân trong phần ghi chú. Trang web sẽ hiển thị một biểu mẫu để người dân tự khai báo thông tin các mũi tiêm, trong đó phần bắt buộc khai báo có dấu sao màu đỏ. Tiếp theo, chụp ảnh giấy xác nhận đã tiêm chủng vaccine Covid-19, tải lên trang web, nhập mã xác nhận và gửi đi.



Ảnh chụp màn hình giao diện phản ánh thông tin tiêm chủng. Ảnh: Chi Lê

Màn hình giao diện phản ánh thông tin tiêm chủng. Ảnh: Chi Lê


Trong trường hợp sử dụng chứng minh thư nhân dân để đăng ký tiêm chủng hoặc đã có căn cước công dân nhưng chưa được cập nhật, người dân cần liên hệ với công an địa phương để được cung cấp mã định danh. Cơ sở tiêm chủng và công an địa phương có trách nhiệm cập nhật mã định danh lên hệ thống và đồng bộ với thông tin tiêm chủng của người dân.


Cách hai là phản ánh thông tin qua ứng dụng PC-Covid. Trên màn hình chính của ứng dụng, mọi người bấm vào dòng chữ màu xanh ghi "Đã tiêm hai (hoặc ba) mũi vaccine". Ứng dụng sẽ hiển thị thông tin tiêm chủng từ cơ sở tiêm, họ tên, năm sinh, giới tính. Nếu chưa có thông tin, bấm vào mục "Tự khai tiêm vaccine", khai báo các thông tin gồm loại vaccine, ngày tiêm, đơn vị tiêm chủng, sau đó chụp ảnh chứng nhận tiêm, bấm vào mục "Thêm mũi tiêm" nếu cần phản ánh thông tin mũi hai, ba. Cuối cùng, bấm nút "Lưu thông tin" để hoàn tất phản ánh.


Cách ba là sử dụng Sổ sức khỏe điện tử. Tại màn hình chính của ứng dụng, bấm vào mục "Phản ánh tiêm chủng", chọn mục "Tạo phản ánh". Lựa chọn mũi tiêm cần phản ánh, sau đó bấm "Tiếp tục". Tương tự PC-Covid, người dân cần cung cấp các thông tin gồm loại vaccine, ngày tiêm, đơn vị tiêm chủng, ảnh chứng nhận tiêm, cuối cùng bấm nút "Gửi phản ánh".


Sau khi người dân cung cấp thông tin phản ánh, cơ quan quản lý y tế như sở y tế, trung tâm kiểm soát bệnh tật, trung tâm y tế... sẽ rà soát, phản hồi và cập nhật bổ sung thông tin trong vòng 48 giờ. Hộ chiếu vaccine sẽ được cung cấp sau khi các công tác hiệu chỉnh thông tin tiêm chủng hoàn tất, hiển thị bằng mã QR code trên ứng dụng PC-Covid và Sổ sức khỏe điện tử.


Chi Lê

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]
 
Copyright © . TiNa-Sữa non - Posts · Comments
Theme Template by BTDesigner · Powered by Blogger