Thứ Ba, 29 tháng 3, 2022

Trằn trọc mất ngủ hậu Covid

- 0 nhận xét

 Sau khỏi Covid tôi thường trằn trọc khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thường tỉnh nửa đêm, khi ngủ trở lại thì hay gặp ác mộng. Xin hỏi bác sĩ cách khắc phục? (Minh Anh, TP HCM)


Trả lời:


Sau giai đoạn nhiễm trùng hay căng thẳng do bệnh thì cơ thể có phản ứng viêm, ít nhiều ảnh hưởng đến các hoạt động, có thể gây rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu giấc.


Nhiều người mất ngủ hay có thói quen ngủ bù ban ngày, điều này lại càng gây mất ngủ ban đêm, tạo thành vòng lẩn quẩn. Để khắc phục tình trạng này, ban ngày có thể tranh thủ chợp mắt buổi trưa hoặc có nhiều thời gian thì ngủ đủ chu kỳ 1,5 giờ, để dành giấc ngủ sâu vào ban đêm.


Buổi tối, cần thực hiện các hoạt động hỗ trợ giấc ngủ hoặc vệ sinh giấc ngủ như lặp lại thời gian biểu thức ngủ đều đặn. Có những cách "vệ sinh giấc ngủ", như trước khi ngủ khoảng 30 phút đến một giờ nên thực hiện một số hoạt động thông báo cho não biết "tôi chuẩn bị ngủ rồi" như không xem tivi, không sử dụng thiết bị điện tử, tắm nước ấm cho cơ thể thoải mái, mặc quần áo ngủ rộng rãi...


Dành 20-30 phút ghi chép những điều tích cực trong ngày, những điều biết ơn... để có cảm xúc dễ chịu trước khi ngủ. Lập kế hoạch cho ngày mai, chẳng hạn ghi lại 3-5 mục tiêu cần làm, tránh bước lên giường còn suy nghĩ ngày mai sẽ làm gì. Bạn cũng có thể những loại sách nhẹ nhàng, giúp tâm hồn thoải mái trước khi ngủ hoặc tập một vài động tác thể dục nhẹ trên giường giúp căng giãn cơ. Khi đặt lưng xuống ngủ, nên thả lỏng toàn bộ cơ thể, hít sâu thở chậm, tâm trí nằm ở hơi thở cũng sẽ giúp giảm căng thẳng.


Bác sĩ Giang Ngọc Thụy Vy

Trưởng Khoa Tâm lý y học, Bệnh viện Tâm thần TP HCM

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2022

4 yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh con trai hay gái

- 0 nhận xét

 Các nghiên cứu chỉ ra tuổi tác, thói quen sinh hoạt, trạng thái tinh thần và môi trường sống có thể ảnh hưởng đến việc người mẹ sẽ sinh con trai hay con gái.


Tuổi tác


Các nghiên cứu chỉ ra, số lượng tinh trùng của nam giới giảm dần theo tuổi tác. Người bố càng có tuổi, khả năng sinh con gái càng cao. Tương tự, người mẹ càng lớn tuổi, lượng kiềm tiết trong tử cung sẽ giảm dần do ảnh hưởng của quá trình lão hóa, do đó, cơ hội sinh con gái cũng tăng lên đáng kể. Vì vậy, các cặp vợ chồng tuổi tác lớn thường sinh con gái hơn so với các cặp vợ chồng trẻ.


Một nghiên cứu của Anh cho thấy, một cặp vợ chồng cứ tăng 5 tuổi thì khả năng sinh con gái sẽ tăng thêm 1%. Nam giới từ 25-29 tuổi sinh con trai nhiều hơn con gái, trong khi nam giới trên 29 tuổi sinh con gái nhiều hơn con trai.



Ảnh minh họa: MFM.

Ảnh minh họa: MFM.


Hút thuốc


Các nhà khoa học Nhật Bản và Đan Mạch đã chỉ ra, những cặp vợ chồng hút thuốc trước và sau khi thụ thai thường ít có khả năng sinh con trai hơn. Nếu người bố hút hơn 20 điếu thuốc mỗi ngày và người mẹ không hút thuốc, xác suất sinh con gái cao hơn nhiều so với con trai. Nếu cả hai vợ chồng cùng hút thuốc, khả năng sinh con trai sẽ càng thấp.


Trạng thái tinh thần


Nghiên cứu đăng trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS) cho thấy, những phụ nữ bị căng thẳng về thể chất và tinh thần trong thời kỳ chuẩn bị mang thai ít có khả năng sinh con trai hơn.


Nghiên cứu được tiến hành trên 187 phụ nữ mang thai khỏe mạnh, độ tuổi từ 18 đến 45 tuổi. Trong số đó, khoảng 66,8% phụ nữ mang thai có tinh thần thoải mái, không căng thẳng, trong khi 17,1% được coi là có căng thẳng tâm lý, chẳng hạn như lo lắng, trầm cảm; khoảng 16% số người được coi là căng thẳng ở mức độ thể chất. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những phụ nữ ở hai nhóm sau sinh nhiều con gái hơn so với nhóm đầu.


Các nhà nghiên cứu ước tính có khoảng 30% phụ nữ mang thai, trước đó đã gặp căng thẳng trong công việc hoặc căng thẳng tâm lý, liên quan đến trầm cảm và lo âu. Căng thẳng này có liên quan đến nguy cơ cao sinh non và tỷ lệ tử vong lẫn bệnh tật ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, con của họ có thể gặp các vấn đề về hệ thần kinh trung ương, chẳng hạn như chậm phát triển.


Chất gây ô nhiễm môi trường


Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học tại Đại học Chicago, Mỹ đã kiểm tra dữ liệu hồ sơ y tế dựa trên các yếu tố như chỉ số chất lượng môi trường, nhiệt độ... của 150 triệu người Mỹ trong 8 năm và 9 triệu người Thụy Điển trong hơn 30 năm. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra, một số chất ô nhiễm nhất định như ô nhiễm thủy ngân tại vị trí gần các nhà máy công nghiệp có thể khiến tỷ số giới tính thay đổi tới 3%. Ví dụ, các khu vực có mức độ phơi nhiễm thủy ngân cao hơn có xu hướng có nhiều trẻ em trai hơn, trong khi các khu vực có hàm lượng chì trong đất cao hơn có tỷ lệ trẻ em gái cao hơn.


Thùy Linh (Theo QQ

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2022

Vì sao không nên test nhanh liên tục?

- 0 nhận xét


 TP HCMF0 hay người có triệu chứng không nên test nhanh liên tục vì tốn kém không cần thiết, gây tâm lý lo lắng, theo các chuyên gia.


Chị Hà Anh, ngụ quận Gò Vấp, test nhanh một tuần hai lần cho gia đình bốn người. Chị giải thích "vì hàng xóm, đồng nghiệp xung quanh lần lượt mắc Covid-19, test cho yên tâm".


Bốn ngày nay, chị có triệu chứng ho, đau họng, ngày nào cũng test nhanh cho cả nhà nhưng "không hiểu vì sao cứ một vạch hoài". Tổng cộng, một tháng qua gia đình chị tốn hơn 5 triệu đồng tiền mua kit xét nghiệm. "Test cũng lo mà không test cũng lo", chị Hà Anh nói.


Chị Thu, ở quận Phú Nhuận, cũng tự xét nghiệm thường xuyên. Khi phát hiện dương tính nCoV, chị lại càng nôn nóng, test nhiều lần "để xem khi nào âm tính". Gia đình chị tốn hơn 10 triệu đồng mua kit, chưa kể tiền khẩu trang, mua thuốc, thực phẩm bồi bổ.


Nhiều người cũng mang tâm trạng lo lắng tương tự, càng test nhiều lại càng bất an vì kết quả "không biết có chính xác không". Chuyện test một vạch, hai vạch, vạch đậm, vạch nhạt được bàn luận phổ biến trên các hội nhóm điều trị F0, trong bối cảnh số ca mắc gia tăng rất nhanh hiện nay.


Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho rằng test thường xuyên gây tốn kém không cần thiết, ảnh hưởng tâm lý. Bác sĩ khuyến cáo người không có triệu chứng thì không cần xét nghiệm.


Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người có triệu chứng như ho, sốt, đau họng, chảy nước mũi, nên test. Nếu dương tính, tự cách ly điều trị tại nhà, liên hệ y tế để được bác sĩ tư vấn. Ai đã tiêm đủ vaccine, 5 hoặc 7 ngày sau phát hiện dương tính thì test lại, kết quả âm tính là có thể đi học, đi làm. Trường hợp vẫn còn dương tính thì đợi đủ 10 ngày, không cần xét nghiệm lại, có thể hoàn thành cách ly vì không còn khả năng lây nhiễm. Người chưa tiêm đủ vaccine, đến ngày thứ 10 kể từ khi dương tính cần test lại, nếu kết quả âm tính thì hoàn thành cách ly, nếu vẫn dương tính thì đợi đủ 14 ngày, không cần xét nghiệm, có thể hòa nhập cộng đồng.


Với trẻ em, virus thường đào thải nhanh hơn, đa số trẻ ba ngày có thể âm tính nên có thể thực hiện test nhanh kiểm tra vào ngày thứ ba hoặc thứ 5. Nếu ngày ba hoặc 5 vẫn dương tính, đến ngày thứ 7 có thể hoàn thành cách ly không cần xét nghiệm với trẻ đã chích ngừa; test nhanh lại nếu trẻ chưa tiêm vaccine.


"Người có triệu chứng (nếu test âm tính) thì cũng không nên xét nghiệm lại thường xuyên", bác sĩ Tiến nói. Trong trường hợp này, âm tính có thể là do những bệnh khác như sốt siêu vi, cảm cúm, không phải Covid-19.


Để loại trừ nguy cơ mắc bệnh rồi lây lan, người bệnh có thể tự điều trị các triệu chứng, theo dõi sức khỏe, cách ly ở nhà hoặc đi làm thì giữ khoảng cách với mọi người xung quanh, tuân thủ 5K. Điều trị triệu chứng bằng cách hạ sốt, thuốc ho thảo dược, vitamin, rửa mũi, súc họng bằng nước muối sinh lý, ăn uống, nghỉ ngơi tăng cường sức đề kháng để chống chọi bệnh.


Riêng người cao tuổi, có bệnh nền, nếu có triệu chứng, có tiếp xúc dịch tễ mà test nhanh âm tính thì có thể thực hiện xét nghiệm PCR để xác định bệnh, kịp thời dùng thuốc kháng virus molnupiravir dưới sự tư vấn của bác sĩ (nếu có chỉ định). Một số trường hợp test nhanh âm tính nhưng PCR dương tính do phụ thuộc độ nhạy, độ đặc hiệu của kit test nhanh, thao tác tự lấy mẫu, thời gian đọc mẫu.

Test nhanh Covid-19. Ảnh: Lê Phương

Test nhanh Covid-19. Ảnh: Lê Phương


Cùng quan điểm không nên lạm dụng test nhanh hay PCR gây tốn kém, bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn khối Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho rằng "test tới test lui" coi một vạch hay hai vạch không quan trọng bằng theo dõi triệu chứng khi đối diện với chủng Omicron. "Khi có triệu chứng nghi ngờ, dù một vạch hay hai vạch cũng chữa như nhau và phòng ngừa lây nhiễm cho người khác, nếu đi đâu thì thực hiện 5K", bác sĩ nói. Nếu sốt cao hơn 48 giờ, cần đi khám vì có khả năng bị sốt xuất huyết. Nếu triệu chứng diễn tiến nặng, nên đi khám bệnh.


Bên cạnh đó, theo bác sĩ Khanh, khi đã dương tính, mọi người không lăn tăn vạch mờ, vạch đậm bởi chúng không có giá trị tiên lượng bệnh nặng bệnh nhẹ, chỉ thể hiện khả năng lây ít hay nhiều, đôi khi độ đậm nhạt của vạch còn do nơi quẹt lấy mẫu. Ngoài ra, không cần lo lắng khi triệu chứng rất nhanh hết nhưng hai vạch nhiều ngày, bởi quan trọng là mau hết triệu chứng.


Ngoài ra, không nên vội vã dựa vào test nhanh hay PCR để chắc chắn mình sạch virus hoàn toàn sau 5-7 ngày. "10 ngày không test, luôn mang khẩu trang, không tụ tập để ít lây cho người khác có khi còn an toàn hơn người vừa đúng 7 ngày thấy một vạch vội vã ra đường mà không mang khẩu trang. Nếu cẩn thận, nhất là trong nhà có người lớn tuổi, có bệnh nền, hoặc môi trường làm việc tiếp xúc nhiều người thì sau khi hết 7 ngày cách ly, 5K thêm vài ngày nữa", ông Khanh nhấn mạnh.


Lê Phương

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng


[Continue reading...]

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2022

Hiện tượng chóng mặt hậu Covid-19 và thắc mắc thường gặp

- 0 nhận xét

 Covid-19 cũng như nhiều virus khác, có khả năng ảnh hưởng và làm tổn thương hệ thống thần kinh, hệ thống tai trong và tiền đình, gây chóng mặt.


Bác sĩ Lê Minh Kỳ, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, giải đáp những thắc mắc thường gặp về triệu chứng chóng mặt ở F0 khỏi bệnh.


Vì sao bị chóng mặt hậu Covid-19?


Covid-19 ảnh hưởng hệ thống thần kinh, gây các triệu chứng về thần kinh như mất ngủ, trầm cảm, lo lắng, rối loạn tiền đình, trong đó phổ biến là triệu chứng chóng mặt.


Chóng mặt là cảm giác hay ảo giác về chuyển động của cơ thể hoặc vật xung quanh trong khi thực ra không có sự chuyển động. Cảm giác thường gặp nhất là xoay tròn kèm theo buồn nôn, đi đứng không vững, dáng đi lệch lạc, có thể khởi phát hay nặng lên khi cử động đầu. Cơn chóng mặt có thể rất ngắn, chỉ vài giây hoặc dài đến vài ngày, vài tuần, biểu hiện rất khác nhau từ nhẹ đến nặng. Bệnh nhân có thể chỉ biểu hiện như choáng thoáng qua nhanh khi thay đổi tư thế đầu, hoặc cảm giác chòng chành khi đi lại, mất thăng bằng, cho đến các cơn nhà cửa nghiêng ngả, quay tròn kèm theo buồn nôn và nôn...


Có nguy hiểm?


Điều này tùy vào vị trí và mức độ tổn thương do virus gây ra. Có những tổn thương tự hồi phục sau khi hết triệu chứng nhiễm virus, như viêm thần kinh tiền đình một bên. Ở tình trạng này, dây thần kinh tiền đình đã tổn thương song lâu dài sẽ được tiền đình trung ương hoạt động bù trừ, bệnh nhân có thể không nhận ra sự khác biệt về thăng bằng và hết chóng mặt.


Một số bệnh như viêm dây thần kinh tiền đình (Ménière), chứng chóng mặt kịch phát tư thế lành tính (BPPV), viêm mê nhĩ (nhiễm trùng do vi khuẩn ở tai trong), tổn thương khu trú tiền đình trung ương, triệu chứng nặng nề và tái phát nhiều lần, gây mất chức năng tiền đình và thính giác tăng dần, chóng mặt quay dữ dội đột ngột, thậm chí đột quỵ...


Sau khi khỏi Covid, bất kỳ khi nào có vấn đề bất thường về thần kinh như chóng mặt, mất thăng bằng, ù tai, nghe kém, bạn đều nên đến bác sĩ khám. Điều trị càng sớm, cơ hội hồi phục chức năng tai trong và tiền đình càng cao.


Kéo dài bao lâu?


Triệu chứng chóng mặt có thể xảy ra cùng lúc với mắc Covid-19, hoặc sau nhiễm một vài tuần. Triệu chứng kéo dài tùy vào từng tổn thương cấu trúc cơ quan tiền đình của mỗi bệnh nhân. Chóng mặt nói chung là tác dụng phụ thường gặp của Covid-19 cấp tính.


Trong nhiều trường hợp, chúng sẽ biến mất khi các triệu chứng khác của Covid-19 kết thúc. Phần lớn chóng mặt kéo dài một vài tuần đến vài tháng. Tuy vậy, đại dịch mới diễn ra khoảng hai năm nên chưa thể đánh giá được ảnh hưởng của chúng sẽ kéo dài bao lâu. Tới nay, nhiều bệnh nhân cho biết triệu chứng của họ không hề thuyên giảm.


Có thể tự khỏi không?


Đa phần những chóng mặt nhẹ do Covid gây ra thường sẽ tự biến mất khi các triệu chứng điển hình khác của Covid trên đường hô hấp hết mà không cần phải điều trị gì. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương tiền đình, hoặc tổn thương các cơ quan khác ngoài tiền đình do virus gây ra mà chóng mặt có thể tự khỏi hoặc diễn biến kéo dài và cần sự can thiệp y tế.


Người bị rối loạn tiền đình, mắc Covid-19 bệnh có nặng thêm?


Covid-19 có khả năng kích hoạt tình trạng tiền đình ở những người bệnh BPPV, Ménière, viêm dây thần kinh tiền đình... giai đoạn thuyên giảm hoặc ổn định. Virus gây rối loạn chuyển hóa tai trong nên có thể làm tái phát đợt bệnh BPPV, làm nặng thêm tình trạng bệnh Meniere và các bệnh lý tiền đình khác.


Một số bệnh nhân sau khi điều trị Covid kéo dài, dùng các loại thuốc kháng virus, kháng sinh và nằm lâu ngày, cũng suy giảm chức năng tiền đình có trước đó.


Bác sĩ Kỳ hướng dẫn người bệnh tập phục hồi chức năng tiền đình. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bác sĩ Kỳ hướng dẫn người bệnh tập phục hồi chức năng tiền đình. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh


Cách giảm chóng mặt


Trong cơn cấp: Khi có cơn chóng mặt cấp, cần hạn chế vận động, nên nghỉ ngơi tại giường. Tập trung nhìn vào một điểm cố định trước mặt; cố gắng bám vào hoặc tựa vào các bề mặt xung quanh; giữ bình tĩnh, tránh căng thẳng vì lo lắng sẽ làm tăng các triệu chứng. Ngoài ra cần có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước, tránh rượu bia thuốc lá và nên gối đầu cao khi ngủ.


Ngoài cơn cấp: Sau mắc Covid-19, khi bị chóng mặt kéo dài, nên hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, vận động tại chỗ (quay đầu, đứng lên/xuống thường xuyên, đứng xoay người...). Đây là những cách tốt để kích thích hệ thống tiền đình và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.


Cần phân biệt cơn chóng mặt cấp do bệnh của hệ thống tiền đình chức năng, không gây nguy hiểm tính mạng, với chóng mặt cấp do cơn đột quỵ tiểu não có thể gây nguy hiểm tính mạng. Do đó, khi có cơn chóng mặt cấp xuất hiện sau Covid, người bệnh cần đến bệnh viện khám, điều trị sớm, tránh các biến chứng đáng tiếc như đột quỵ.


Quỳnh Phương

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]
 
Copyright © . TiNa-Sữa non - Posts · Comments
Theme Template by BTDesigner · Powered by Blogger