Thứ Hai, 24 tháng 1, 2022

Làm thế nào tăng đề kháng trước Omicron

- 0 nhận xét

 TP HCM đã xuất hiện ca nhiễm Omicron cộng đồng. Trong bối cảnh chung sống an toàn với Covid, ngoài việc tiêm đủ 3 liều vaccine, xin hỏi bác sĩ cần tăng đề kháng bằng cách nào? (Văn Hùng, 38 tuổi)


Trả lời:


Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể. Dinh dưỡng cung cấp các nguyên liệu cho cơ thể, tạo ra hệ miễn dịch. Do đó chúng ta cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và lối sống lành mạnh, tập luyện thể lực đều đặn.


Không có loại thực phẩm nào có thể ngay lập tức nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Nên ăn đủ số lượng thực phẩm theo khuyến nghị tháp dinh dưỡng hợp lý cho các lứa tuổi người Việt Nam. Không nên sử dụng quá mức bất cứ một loại thực phẩm nào, vì có thể gây hại cho cơ thể.


Hàng ngày, chúng ta cần ăn uống đa dạng thực phẩm để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Sử dụng các thực phẩm bổ sung vi chất như muối bổ sung iốt; bột mì bổ sung sắt và kẽm; dầu ăn bổ sung vitamin A.


Người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính - đối tượng nguy cơ cao nhất trong đại dịch, cần được cung cấp đủ thực phẩm. Chế độ ăn đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng; tránh sụt cân, suy dinh dưỡng; tuân thủ chế độ dinh dưỡng đã được chỉ định phù hợp tình trạng bệnh lý.


Uống nước đủ theo khuyến cáo của từng lứa tuổi; uống nước ấm và chia nhiều lần trong ngày. Thực hiện các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống nước đun sôi.


Tập thể dục đều đặn, ngay cả khi ở trong nhà. Duy trì nếp sinh hoạt lành mạnh như ngủ đủ giấc, không lạm dụng rượu bia, không hút thuốc lá, giữ tinh thần lạc quan.


Cần linh hoạt, khéo léo tổ chức bữa ăn gia đình để bảo đảm đủ chất dinh dưỡng, ngon miệng, vệ sinh. Trong giai đoạn bình thường mới, các sinh hoạt thường nhật hầu hết đều được khôi phục, tuy nhiên vẫn còn nhiều nguy cơ hiện hữu của đại dịch Covid-19 như xuất hiện biến chủng Omicron và những di chứng đáng báo động. Người dân vẫn cần tuân thủ 5K khi trở lại làm việc và học tập.


Bác sĩ chuyên khoa 1 Lâm Nguyễn Thùy An

Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2022

Giáo sư Mỹ nói về cách ứng phó đại dịch trong tương lai

- 0 nhận xét

 GS Drew Weissman cho rằng, cần tạo ra loại vaccine chống lại virus phổ biến toàn thế giới, sẵn sàng sử dụng dù dịch bùng phát ở đâu.


Trong phiên tọa đàm "Tương lai của sức khỏe" tổ chức tại Hà Nội chiều 19/1 thuộc chuỗi sự kiện giải thưởng khoa học - công nghệ toàn cầu VinFuture, GS Drew Weissman, Giám đốc nghiên cứu vaccine, bộ phận bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Perelman, ĐH Pennsylvania, cho biết con người sẽ phải chống chọi với các đại dịch trong tương lai. Giống như cách mà Covid-19 xuất hiện, trước đó có dịch cúm mùa, Ebola... trở thành một phần trong cuộc sống.


Là nhà tiên phong trong lĩnh vực miễn dịch học, GS Weissman cho rằng đặt vấn đề về dự phòng ra sao để ứng phó với đại dịch. Ông nói, năm đầu Covid-19 xuất hiện cả thế giới "bị sốc" nhưng sau đó nhanh thích ứng, phát triển được các vaccine. Theo đó, phải "tạo ra loại vaccine phổ quát chống lại virus phổ biến trên toàn thế giới, sẵn sàng sử dụng dù dịch bùng phát ở đâu đều có thể ứng phó được", GS Weissman nói.



GS Weissman chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Hải Nam

GS Weissman chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Hải Nam


Nói về phát triển vaccine, tác giả của công nghệ mRNA - GS Katalin Kariko, kể về trải nghiệm của bà và cuộc chiến của cả nhân loại với đại dịch Covid-19. Thời điểm ban đầu có những ngần ngại trong phê duyệt vaccine Covid-19 khi đặt câu hỏi: liệu chúng có thực sự an toàn?. Tuy nhiên kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy có thể tin tưởng được.


"Công nghệ mRNA có thể sử dụng phát triển nhiều sản phẩm và ứng dụng nhiều loại vaccine khác nhau", theo GS Kariko. Bà nói rằng các RNA thông tin được nghiên cứu trong thời gian gần đây và tiếp tục nhân rộng để chế tạo vaccine giải quyết biến chủng khác nhau.


GS Katalin Kariko, tác giả của công nghệ mRNA. Ảnh: Hải Nam

GS Katalin Kariko, tác giả của công nghệ mRNA. Ảnh: Hải Nam


GS Pieter Rutter Cullis, ĐH British Columbia nói vaccine chỉ là một khía cạnh. Ông cho biết ở thời điểm hiện tại có nhiều công nghệ như mRNA nhưng sẽ không dừng ở đó. "Công nghệ màu nhiệm nhưng vẫn có khoảng trống", ông nói và thêm rằng kết cấu protein ở các loại vi khuẩn luôn xuất hiện, chúng ta cần phòng thủ trước các loại virus mới.


Mô hình hóa virus mới để chuẩn bị trước


GS Vũ Hà Văn, Đh Yale, Mỹ, tiết lộ câu chuyện về việc nghiên cứu sử dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn để xây dựng mô hình hóa các loại virus mới, qua đó giúp chuẩn bị trước.


Ông phân tích, các loại virus xuất hiện biến chủng khác nhau tuy nhiên số lượng giới hạn. Bởi vậy việc xây dựng mô phỏng nhằm tạo vaccine mang tính phổ quát giúp đối phó với các biến chủng. Ông tin rằng sẽ tạo ra kết quả thiết thực cho cuộc sống.


GS Văn đề xuất ứng dụng AI và dữ liệu lớn để chính xác hóa trong chuẩn đoán y học. Giống như một bác sĩ giỏi được tích lũy nhiều kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị, giờ đây có thể dạy cho máy và so sánh với hàng triệu trường hợp khác. Với sức mạnh điện toán, thuật toán thông minh sẽ giúp khai thác nguồn dữ liệu, mà ông Văn gọi đó là "trợ lý mơ ước trong tương lai". Ông nhấn mạnh, trợ lý này có thể giúp rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, giúp bác sĩ trẻ, ít kinh nghiệm hơn.


Ông cho biết hiện dự án 1.000 bộ gene của Việt Nam đã hoàn thành, cũng là cơ sở để y học tiên đoán sớm nguy cơ cho người bệnh. "Đây cũng là cơ sở để phát triển y học chính xác trong tương lai", ông Văn nói.


GS Vũ Hà Văn. Ảnh: Hải Nam

GS Vũ Hà Văn. Ảnh: Hải Nam


"Không ai có thể an toàn cho đến khi mọi người đều an toàn", GS Quarraisha Abdool Karim, Phó Giám đốc Khoa học của Trung tâm Nghiên cứu AIDS Nam Phi (CAPRISA), Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học châu Phi nói. Bà cho biết, Covid-19 chính là bằng chứng, đòi hỏi tiến bộ loài người, phác thảo phác đồ điều trị và vaccine ra đời.


GS Karim cho rằng, y học chính xác trong y tế công cộng là vô cùng quan trọng. "Sự tham của các quốc gia vào công nghệ, gồm chẩn đoán, phát triển vaccine phòng ngừa để phát triển hoàn sản phẩm đầy đủ là cần thiết"

Như Quỳnh

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2022

Tại sao ăn thịt nướng có thể gây ung thư

- 0 nhận xét

 Thịt nướng, thịt hun khói cung cấp vi chất dinh dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên quá trình chế biến sẽ sản sinh một số chất gây hại, ăn nhiều có thể gây ung thư.


Để bảo quản thịt, người ta thường sử dụng nitrite hoặc nitrate (muối). Các chất này không gây ung thư nhưng trong những điều kiện nhất định (chế biến ở nhiệt độ cao), chúng có thể kết hợp với axit amin của thịt để tạo thành hợp chất như nitrosamine và nitrosamide, là các chất có nguy cơ gây ung thư. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy thường xuyên ăn thực phẩm chứa nhiều muối (trong đó có thịt hun khói) có nguy cơ cao ung thư dạ dày và tăng huyết áp. Các yếu tố này làm tăng nguy cơ gây ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng.


Thịt nướng bằng lửa, than, hoặc nướng trong lò, quay, đều có hại cho sức khỏe. Khi nướng thịt trên than ở nhiệt độ 500-600 độ C, những giọt mỡ chảy xuống than hồng hình thành các phân tử hydrocarbon thơm đa vòng (PAH), là những chất gây ung thư. Trong lò, ở nhiệt độ 80-100 độ C, chất creatin (hoặc creatinin) trong thịt sẽ trở thành amin thơm dị vòng (HCA). Chất này khi vào tới gan sẽ biến thành chất độc, sau đó đi xuống ruột, tạo ra nguy cơ ung thư đại tràng.


Bên cạnh đó, những chất tiết ra lúc đầu, nước thịt dính lò (mà ta thường thu gom lại) rất dễ chuyển thành HCA. Nếu vì khoái khẩu hoặc tiếc rẻ mà ăn, sau một thời gian dài có nguy cơ mắc ung thư. Ở nhiệt độ trên 200 độ C, nhiều loại HCA khác có thể hình thành do sự phân hủy axit amin. Những HCA này nằm tại chỗ thịt quay bị cháy. Vì vậy, ăn thịt nướng nói riêng hay kể cả bất kỳ đồ ăn nướng nói chung cũng gây hại sức khỏe.



Quá trình nướng thịt sản sinh ra nhiều độc tố, nên hạn chế ăn. Ảnh: Shutterstock

Quá trình nướng thịt sản sinh ra nhiều độc tố, nên hạn chế ăn. Ảnh: Shutterstock


Mức độ độc của thịt nướng hại phụ thuộc vào cách chế biến. Nướng trực tiếp trên bếp gas rất độc hại, bởi thực phẩm sẽ bị đốt cháy với mức độ nhanh và nhiệt độ cao, từ đó sản sinh ra chất AGE, là hợp chất glycate hóa bền vững, làm cho thực phẩm có màu hấp dẫn, mùi rất thơm và vị ngon, giòn dễ chịu. Chất AGE sẽ đi vào tế bào, mạch máu, các mô... làm tổn thương tổ chức mô lành. Ở chỗ nào có protein, AGE sẽ làm biến tính protein, điều này rất nguy hiểm vì cơ thể con người chủ yếu được cấu tạo từ protein. Nếu AGE di chuyển lên não sẽ gây tổn thương thần kinh, nằm dưới da sẽ khiến da nhăn nheo... Từ đó, cơ thể sẽ lão hóa nhanh hơn so với tuổi.


Nguy hiểm hơn, AGE còn gây các bệnh tim mạch, xương khớp, thần kinh... tùy mức độ và sự di chuyển vào cơ quan nào, cũng tạo ra các chất trung gian hóa học như axit amin thơm, amin dị vòng... gây đột biến tế bào và ung thư. Nướng gián tiếp trên bếp gas thông qua chảo bơ, mỡ ở nhiệt độ cao... cũng nguy hại, vì cũng tạo ra các chất AGE, axit amin thơm, amin dị vòng là các độc tố với cơ thể, tuy nhiên, mức độ của những chất này sẽ ít hơn.


Nướng đồ ăn trên than hoa, than củi cũng gây độc. Ngoài việc tạo ra chất AGE, các chất trung gian hóa học như amin thơm, amin dị vòng... đồ nướng trên than hoa còn sản sinh ra một số chất khác là chất bột nướng. Chất này sẽ tạo thành hydrat cacbon bị cháy ở nhiệt độ cao, tạo ra acrylamide, đây cũng là chất gây ung thư. Việc nướng trên bếp than (cả than đá và than hoa) cũng tạo ra nhiều khí CO. Đây là loại khí rất nguy hiểm cho sức khỏe nếu chẳng may hít phải. CO kết hợp với chất Hemoglobin tạo thành Med-hemoglobin, khiến con người mắc chứng tê liệt vì oxy không được vận chuyển đi nuôi cơ thể.


Nướng trên bếp từ, bếp điện, lò vi sóng cũng sản sinh ra các chất độc hại nhưng mức độ ít hơn nhiều. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người dùng nên hạn chế việc nướng thực phẩm với nhiệt độ của lò nướng trên 300- 500 độ C. Sử dụng lò nướng không tiếp xúc với thực phẩm một cách trực tiếp trên ngọn lửa là tốt nhất. Đồ nướng tuy ngon nhưng ăn nhiều đều không tốt. Mỗi người chỉ nên ăn vừa phải, ăn cách quãng và ăn có mức độ. Sau khi ăn đồ nướng một lần thì nên nghỉ một tuần đến vài tuần để thải hết độc tố ra khỏi cơ thể mới ăn lại.


Nướng thức ăn trên bếp gas được khuyến cáo không nên sử dụng, vì bản thân khí gas cũng độc hại. Khi nướng bằng bếp than, bếp điện, bếp từ thì phải nướng ở chỗ thoáng, không phải trong phòng ăn. Người nướng nên đeo khẩu trang dạng màng lọc khí độc để hạn chế hít phải nhiều độc tố vào cơ thể. Ưu tiên thịt nạc nhiều hơn thịt mỡ vì khi nướng lượng mỡ này tan chảy xuống than sẽ dễ tạo ra chất gây ung thư.


Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến



[Continue reading...]

Thứ Ba, 4 tháng 1, 2022

Những sai lầm khiến trẻ thấp lùn

- 0 nhận xét

 Bỏ lỡ giai đoạn vàng, nghĩ gen di truyền quyết định tất cả, tập luyện sai cách… là những nguyên nhân khiến trẻ mất cơ hội tăng chiều cao tối ưu.


Thầy thuốc nhân dân, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Bạch Mai - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia; Giám đốc Y khoa Nutrihome miền Bắc, cho biết, chiều cao lý tưởng với cân nặng phù hợp phản ánh rõ nét sức khỏe của trẻ. Điều đó cho thấy bé có thể trạng, thể lực, sức bền, hệ miễn dịch tốt. Trẻ sẽ ít mắc bệnh tật, phát triển tốt.


Ngoài ra, theo phó giáo sư Bạch Mai, thuộc tính di truyền và tiềm năng phát triển chiều cao của trẻ em Việt Nam không thấp. Một nghiên cứu với những người Việt Nam đến Pháp sinh sống cho thấy, họ sinh con ra cao lớn không thua gì người Pháp bản xứ khi trưởng thành. Điều đó chứng tỏ tiềm năng di truyền của người Việt là cao lớn. Theo đó, yếu tố dinh dưỡng, vận động có tác động lớn.



Phát triển chiều cao tối ưu là mơ ước của trẻ em lẫn phụ huynh. Ảnh: Shutterstock

Phát triển chiều cao tối ưu là mơ ước của trẻ em lẫn phụ huynh. Ảnh: Shutterstock


"Nguyên nhân khiến trẻ em Việt Nam hiện nay chưa có chiều cao lý tưởng có thể đến từ sai lầm của ba mẹ trong cách chăm sóc con từ nhỏ. Điều này làm trẻ phải chịu thiệt thòi suốt đời. Từ các sai lầm mà trẻ không thể phát triển chiều cao theo đúng tiềm năng sinh học thực tế một cách tối ưu nhất", phó giáo sư Bạch Mai nhận định.


Nghĩ di truyền quyết định tất cả


Nhiều phụ huynh nghĩ rằng người châu Á nói chung thấp bé là điều hiển nhiên do gen di truyền. Đây là một quan điểm sai lầm. Theo phó giáo sư Bạch Mai, chiều cao khi trưởng thành của một người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó gen di truyền chỉ quyết định khoảng 20%. Các yếu tố còn lại gồm dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ... quyết định đến 80%. Hiện nay, trẻ em nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc... có chiều cao không thua kém các nước Âu, Mỹ nhờ có sự đầu tư đúng cho 80% nói trên.


Phó giáo sư Bạch Mai cho biết thêm, ba mẹ thấp bé không có nghĩa tiềm năng di truyền của họ thấp. Bởi lẽ, có thể khi còn trẻ họ chưa có chế độ dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi... khoa học nên chiều cao hiện tại không phản ánh đúng. Tương tự đối với trẻ em, nếu các bé không được tối ưu hóa tiềm năng di truyền bằng dinh dưỡng, vận động khoa học thì khả năng phát triển chiều cao hạn chế.


Bỏ lỡ các giai đoạn vàng


Đa số ba mẹ phát hiện trẻ bị thiếu chiều cao khi đã muộn, khi trẻ đã đến tuổi đi học hoặc muộn hơn ở tuổi dậy thì. Thay vì vậy, ba mẹ nên chủ động chăm sóc trẻ từ sớm, đặc biệt tập trung vào 3 giai đoạn vàng có sự phát triển chiều cao vượt trội gồm: giai đoạn bào thai, 0-3 tuổi và tiền dậy thì, dậy thì (khoảng 6-13 tuổi với nữ và 7-14 tuổi với nam).


Theo phó giáo sư Bạch Mai, từ tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi đã phát triển hệ xương. Đây là giai đoạn nền tảng để trẻ phát triển thể chất sau này. Tiêu chuẩn của trẻ em châu Á khi sinh cần đạt khoảng 3 kg cân nặng và trên 50 cm chiều cao. Do đó, trong giai đoạn này, mẹ nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là canxi, kẽm, sắt, vitamin D... để giúp thai nhi phát triển tốt.


Phó giáo sư Lê Bạch Mai khám dinh dưỡng tăng chiều cao cho trẻ tại Nutrihome. Ảnh: Nutrihome (chụp trước dịch Covid-19)

Phó giáo sư Lê Bạch Mai khám dinh dưỡng tăng chiều cao cho trẻ tại Nutrihome. Ảnh: Nutrihome (chụp trước dịch Covid-19).


Trong giai đoạn 0-3 tuổi, trẻ có thể tăng thêm 25 cm chiều cao ở năm thứ nhất và tăng 10 cm ở mỗi năm tiếp theo. Đến 3 tuổi, chiều cao của trẻ có thể tăng gấp 2 lần so với lúc sinh. Vì vậy, chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng là rất quan trọng, giúp trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, sức đề kháng, tăng chiều cao tối ưu.


Từ 3 tuổi trở lên, bé vẫn tiếp tục tăng chiều cao với tốc độ thấp hơn (5-6 cm mỗi năm). Đến tuổi tiền dậy thì và dậy thì là cơ hội cuối cùng để trẻ tăng chiều cao vượt trội. Trẻ có thể tăng đạt đỉnh 10-15 cm một năm và duy trì mức đó trong khoảng 2 năm. Tuy nhiên, do không biết chính xác đó là 2 năm nào nên bố mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ trong suốt quá trình dậy thì. Trẻ cần ăn đủ 3 bữa ăn chính, thêm 2 bữa phụ, cân bằng các nhóm chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin, khoáng chất.


Tự ý bổ sung canxi và hormone tăng trưởng


Nhiều phụ huynh cho rằng chỉ có canxi mới giúp trẻ tăng chiều cao. Theo tiến sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cố vấn cao cấp tại Nutrihome, canxi chỉ là một trong nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Nếu chỉ bổ sung canxi mà thiếu sắt, kẽm, vitamin D... thì cơ thể trẻ cũng không thể hấp thụ canxi tốt.


Ngoài ra, việc bổ sung dư thừa canxi có thể dẫn đến cốt hóa các đầu xương sớm, ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Vì vậy, có thể gây tác dụng ngược khiến trẻ thấp oan uổng.


Bác sĩ Yến Phi cho biết thêm, bổ sung sản phẩm tăng chiều cao có chứa hormone tăng trưởng (GH) đường uống là phản khoa học. Các hormone chỉ phát huy tác dụng bên trong cơ thể khi chúng là protein. Tức là những chuỗi protein lớn và do chính các tuyến nội tiết trong cơ thể tổng hợp nên. "Việc uống các sản phẩm từ bên ngoài vào sẽ được hệ tiêu hóa phân hoá thành các axit amin, giống như ăn trứng, thịt cá... bình thường, không có tác dụng tăng chiều cao. Với những trường hợp cần thiết, việc sử dụng hormone tăng trưởng đòi hỏi phải có chỉ định của bác sĩ với phương pháp bổ sung khoa học", bác sĩ Yến Phi khuyến cáo.


Nghỉ ngơi không khoa học


Sự tăng trưởng chiều cao của trẻ được điều chỉnh bởi các hormone tăng trưởng (GH) và yếu tố tăng trưởng giống Insulin-1 (IGF-1) do các tuyến nội tiết trong cơ thể trẻ tiết ra. Những hormone này kiểm soát phần lớn các hoạt động chính của cơ thể gồm tái tạo mô, thay thế tế bào, phát triển tế bào cơ xương, kích thích hoạt động của sụn tăng trưởng...


Hormone tăng trưởng GH được tiết ra trong máu thường xuyên, đặc biệt đạt đỉnh (cao gấp 3-4 lần) sau các hoạt động thể chất mạnh và khi trẻ ngủ ngon trong khoảng 10 giờ đêm đến 4 giờ sáng. Theo đó, bác sĩ Đào Thị Yến Phi cho biết, trẻ nhỏ từ 3-5 tuổi cần ngủ 10-13 giờ mỗi ngày; trẻ từ 6-13 tuổi cần ngủ 9-11 giờ mỗi ngày và thanh thiếu niên từ 14-17 tuổi cần ngủ 8-10 giờ mỗi ngày.


Trẻ cần tập luyện đúng để hỗ trợ tăng chiều cao tối ưu. Ảnh: Nutrihome

Trẻ cần tập luyện đúng để hỗ trợ tăng chiều cao tối ưu. Ảnh: Nutrihome


Tập luyện sai cách


Thạc sĩ Khoa học thể thao Phạm Thanh Nghị - Trưởng phòng Khoa học và Y học Thể thao, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao TP HCM; Chuyên gia Y học thể thao, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết, vận động khoa học giúp trẻ kích thích các đầu xương, sụn tăng trưởng. Các nhóm cơ, dây chằng phát triển giúp trẻ hấp thu dưỡng chất và đưa dưỡng chất vào xương tốt hơn. Việc chọn đúng bài tập, hiểu đúng kỹ thuật, chuẩn bị cho các nhóm cơ, dây chằng tham gia vào quá trình vận động là rất quan trọng đối với trẻ.


Trẻ cần tránh các bài tập cường độ cao, có va chạm mạnh, các bài tập có trở kháng nặng (với tạ) và các bài tập gây kiệt sức vì có thể gây tác dụng ngược, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Ngoài ra, trẻ cũng cần tập luyện phát triển đều kỹ năng nhanh, mạnh, bền, dẻo dai... Đồng thời, bé phải được kiểm tra, đánh giá toàn diện về các nguy cơ, rủi ro, tổn thương cơ xương khớp có thể xảy ra.


Hoài Ân

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



Những sai lầm khiến trẻ thấp lùn - 3

[Continue reading...]
 
Copyright © . TiNa-Sữa non - Posts · Comments
Theme Template by BTDesigner · Powered by Blogger