Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021

Lỗ hổng lớn bí ẩn trong ‘cây gia đình’ của biến thể Omicron

- 0 nhận xét

 THU HẰNG ,   THEO BÁO TIN TỨC 19 PHÚT TRƯỚC

Làm thế nào Omicron lại tạo ra rất nhiều đột biến trên các protein gai của nó, mà không có bất kỳ bước tiến hóa trung gian nào thông qua các biến thể khác?

Vắc-xin Sputnik V có hiệu quả tích cực với biến thể Omicron 

Hủy gần hết các buổi tụ tập cuối năm vì nhiều bạn thân thành F0, Bill Gates dự đoán: Omicron sẽ sớm “có mặt ở mọi quốc gia”! 

Tổng thống Nga tuyên bố Sputnik-V hiệu quả chống lại chủng Omicron 

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, biến thể Omicron hiện là biến chủng COVID-19 chiếm ưu thế ở Mỹ. Gần 3/4 trường hợp nhiễm mới là do biến chủng này - tăng gấp 6 lần so với mức nhiễm Omicron vào tuần trước, trong chỉ mới một tháng trước nước Mỹ ghi nhận ca Omicron đầu tiên.


Các nhà khoa học đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc tìm hiểu nguồn gốc và sự lây lan của COVID-19, nhưng đó lại là một phần nguyên nhân khiến biến thể Omicron gây bất ngờ: nguồn gốc của nó rất khó hiểu, vì nó không bắt nguồn từ các chủng nổi bật khác gần đây như biến thể Delta. Sự nhầm lẫn xung quanh nguồn gốc của biến thể mới này tạo ra nhiều rào cản hơn trong việc điều trị nó.


Ngoài khả năng lây truyền cực kỳ nhanh, biến thể Omicron còn đáng sợ là bởi nó có 30 đột biến nằm gần protein gai, là những phần lồi giống như cái gai trên hình cầu trung tâm của virus SARS-CoV-2. Do các vaccine công nghệ mRNA hiện có được thiết kế để huấn luyện hệ miễn dịch nhận ra những gai đó là kẻ xâm nhập, các đột biến trên các protein gai có thể giúp virus biến thể Omicron tránh được nỗ lực tự vệ của cơ thể và có thể tránh được một phần khả năng miễn dịch dựa trên vaccine hiện có.


Vậy làm thế nào mà Omicron lại tạo ra rất nhiều đột biến trên các protein gai của nó, mà không có bất kỳ bước tiến hóa trung gian nào thông qua các biến thể khác? Các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết về việc điều đó đã xảy ra như thế nào, mặc dù không có giả thuyết nào có thể giúp trấn an.


Đầu tiên, cần lưu ý rằng chúng ta đều biết trước các đột biến sẽ xảy ra với một loại virus, ở mức độ nào đó. Khi SARS-CoV-2 bị đánh bại bởi hệ miễn dịch của con người và tấm khiên vaccine do chúng ta tạo ra, các virus sống sót có xu hướng trở thành những virus đột biến để ngăn chặn nỗ lực miễn dịch của con người. Những kẻ sống sót sau đó sẽ truyền những đặc điểm đó cho các virus con cái mà nó tạo ra thông qua quá trình sao chép. Nhờ công nghệ di truyền, các nhà nghiên cứu đã có thể nghiên cứu những chủng đột biến đó và tìm hiểu về "cây gia đình" của SARS-CoV-2, hay mối quan hệ giữa tất cả các biến thể có nguồn gốc liên quan đến nhau.



- Ảnh 1.


Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại Mỹ. Ảnh: AP


Và đây là nơi chuyện kỳ lạ xảy ra. Có một lỗ hổng lớn trên dòng thời gian tiến triển của biến thể Omicron.


Thông thường các đặc điểm trình tự trong bộ gien của bất kỳ virus nào cũng có thể được khớp trong cơ sở dữ liệu với các chủng khác để các chuyên gia có thể suy ra nguồn gốc của chúng. Các nhà khoa học lần theo những “cây gia đình” này để tìm hiểu thêm về nguồn gốc của một loại virus, và với hy vọng rằng thông tin này sẽ giúp họ đánh bại nó. Tuy nhiên, các trình tự nhận dạng gần đây nhất trên bộ gien của biến thể Omicron lại bắt nguồn từ hơn một năm trước, từ giữa năm 2020. Điều này có nghĩa là các nhà khoa học không thể liên kết nó với các chủng hiện đang hoạt động. Tuy nhiên, họ biết chắc chắn rằng chủng Omicron rất khác với chủng SARS-CoV-2 ban đầu đã càn quét cả thế giới vào đầu năm 2020.


Vậy điều gì giải thích cho lỗ hổng đó? Biến thể Omicron đến từ đâu?


Một giả thuyết cho rằng Omicron đã phát triển ở một bệnh nhân COVID-19 bị suy giảm miễn dịch. Mặc dù không có bằng chứng trực tiếp cho thấy điều này đã xảy ra, nhưng các nhà khoa học biết rằng virú có thể trở nên mạnh hơn trong cơ thể của một người có hệ miễn dịch kém, bởi vì chúng lưu hành lâu hơn - tiếp tục biến đổi khi chúng trốn tránh hệ miễn dịch suy yếu của bệnh nhân. Một loại virus lưu hành nhiều tháng trong cơ thể của một bệnh nhân suy giảm miễn dịch có thể phát triển các kỹ năng sống sót vượt trội bằng cách tạo dựng khả năng phòng thủ chống lại các kháng thể của con người.


Tất nhiên, đây chỉ là những lý thuyết - người ta chưa chứng minh được rằng omicron có nguồn gốc từ một bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Những nghiên cứu và lý thuyết này chỉ đơn thuần chứng minh rằng một sự phát triển như vậy có thể đã xảy ra.


Tiến sĩ William Haseltine - một nhà sinh vật học nổi tiếng với trong cuộc chiến chống đại dịch HIV / AIDS và hiện là Chủ tịch Tổ chức y tế toàn cầu Access Health International Haseltine, đề cập đến khả năng được thảo luận nhiều tiếp theo. Đó là biến thể Omicron xuất hiện từ một quá trình được gọi là chứng nhảy ngược từ động vật - tức là một tình huống trong đó một loại virus có nguồn gốc từ động vật khác nhảy sang người, sau đó quay trở lại động vật, và sau đó nhảy trở lại con người một lần nữa. Đại dịch COVID-19 bắt nguồn từ bước đầu tiên của quá trình đó (nhảy từ động vật, có thể là dơi hoặc tê tê sang người), và giả thuyết cho rằng virus này bằng cách nào đó đã nhảy từ người sang động vật và sau đó lây trở lại con người.


- Ảnh 2.


Hình ảnh virus SARS-CoV-2 dưới kính hiển vi.


Tuy nhiên, Trevor Bedford, một nhà virus học, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle, nói rằng ông nghi ngờ biến thể Omicron bắt nguồn ở động vật vì ông không thấy vật liệu di truyền còn sót lại từ những con vật đó trong bộ gien của nó, mà thay vào đó là sự chèn RNA của con người. Điều này "cho thấy rằng nó đã tiến hóa ở người."


Đáp lại, Tiến sĩ Haseltine đã viết cho tờ Forbes rằng giả thuyết này "hoàn toàn hợp lý và thực sự có thể xảy ra”. Chỉ ra số lượng đa dạng các loài động vật đã bị nhiễm COVID-19, ông lưu ý rằng sự chuyển giao kép như vậy giữa các loài đã được quan sát trước đây, dẫn đến một đột biến mới trong protein gai.


Giáo sư Bedford lại suy đoán rằng nguồn gốc bí ẩn của biến thể Omicron có thể được giải thích đơn giản bằng nguồn gốc không rõ của nó. Nhiều nơi trên hành tinh nơi COVID-19 được giám sát không đầy đủ, đặc biệt là ở Nam Phi (nơi Omicron lần đầu tiên được phát hiện), do đó, một chủng tràn lan có thể đã phát triển nhiều lần ở một trong những khu vực đó mà không bị phát hiện - ít nhất cho đến khi nó chưa lan ra ngoài khu vực.


Mặc dù biến thể Omicron dễ lây truyền hơn các chủng SARS-CoV-2 khác, nhưng dường như nó vẫn chưa gây tử vong nhiều hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng nó sẽ áp đảo hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ vì lây nhiễm cho rất nhiều người, trong đó có một số người chắc chắn sẽ bị bệnh nặng.

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2021

Những điều cần biết về liều vaccine Covid-19 tăng cường

- 0 nhận xét

Liều vaccine Covid-19 tăng cường phát huy tác dụng ngay sau tiêm, có thể bảo vệ người dùng trước biến chủng, phản ứng phụ không nghiêm trọng và hiệu quả hơn khi tiêm trộn.


Trong bối cảnh Omicron lay lan nhanh chóng, giới chức y tế nhiều nước hối thúc người dân tiêm liều tăng cường để nâng cao khả năng phòng vệ. Nghiên cứu của Israel và Mỹ cho thấy khả năng miễn dịch từ vaccine sẽ suy yếu sau 6 đến 8 tháng. Điều này đặc biệt đáng lo ngại khi Omicron lây lan ngày càng rộng.


Liều tăng cường có hiệu quả trước biến chủng Omicron?


Dù còn nhiều tranh luận, các nhà khoa học hầu hết đồng ý liều tăng cường đủ sức bảo vệ người dùng trước các biến chủng.


Omicron mang hơn 50 đột biến gene, khoảng 30 trong đó là ở protein gai nằm trên bề mặt virus. Những thay đổi này giúp virus vượt qua kháng thể, song chúng không né được vaccine hoàn toàn.


Hệ miễn dịch của con người có nhiều tuyến phòng thủ. Sau các tế bào bạch cầu và kháng thể trung hòa, virus đối mặt tế bào B và tế bào T. Những chiến binh này tìm kiếm, ghi nhớ và tiêu diệt những tế bào nhiễm bệnh.


Các thử nghiệm sơ bộ từ Pfizer và Moderna đều hứa hẹn. Liều tăng cường cung cấp nhiều kháng thể trung hòa hơn để chống lại virus. Liều ba vaccine Pfizer giúp tăng lượng kháng thể lên 25 lần, nâng mức bảo vệ chống biến chủng lên 95%, hiệu quả tương đương hai liều đầu tiên trước chủng virus gốc.


Liều tăng cường vaccine Moderna cũng cải thiện khả năng trung hòa biến chủng Omicron so với hai mũi trước đó. Nghiên cứu của hãng cho thấy kháng thể trong máu các tình nguyện viên được tiêm liều tăng cường có thể ngăn ngừa cả Omicron và Delta. Mũi vaccine tăng cường có công thức giống với hai mũi đầu tiên. Song vaccine Moderna mũi nhắc lại chỉ được tiêm nửa liều.


Không có loại vaccine nào hiệu quả 100%. Nhiều người vẫn nhiễm nCoV sau khi tiêm chủng. Nếu điều này xảy ra, hệ miễn dịch của bệnh nhân tiếp tục hoạt động để loại bỏ virus. Đây là lý do tại sao người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc tiêm mũi tăng cường có nguy cơ chuyển nặng, nhập viện thấp hơn.


Có vaccine tăng cường dành riêng cho Omicron?


Kể từ khi Omicron xuất hiện, các hãng dược nhanh chóng nghiên cứu điều chỉnh vaccine hiện có hoặc phát triển loại vaccine dành cho biến chủng. Song còn quá sớm để biết liệu nó có cần thiết hay không.


Các báo cáo sơ bộ cho thấy Omicron lây lan nhanh, nhưng triệu chứng ít nghiêm trọng. Dù vậy, biến chủng mới được phát hiện vài tuần. Các nhà khoa học sẽ cần từ ba đến 4 tháng để phát triển loại vaccine cho biến chủng và xác định thời gian tiêm. Theo các chuyên gia, chiến lược tốt nhất là tiêm liều tăng cường sẵn có.



Một người phụ nữ được tiêm liều thứ ba vaccine Pfizer tại hiệu thuốc ở Schwenksville, Pennsylvania, Mỹ, ngày 14/8. Ảnh: Reuters

Một người phụ nữ được tiêm liều thứ ba vaccine Pfizer tại hiệu thuốc ở Schwenksville, Pennsylvania, Mỹ, ngày 14/8. Ảnh: Reuters


Người đã nhiễm nCoV có cần tiêm liều tăng cường?


Các chuyên gia thế giới khuyến nghị tiêm liều vaccine tăng cường với cả người từng mắc Covid-19. Dữ liệu ban đầu của Nam Phi cho thấy các kháng thể từ nhiễm bệnh tự nhiên không đủ để ngăn chặn biến chủng Omicron một cách nhất quán.


Các nhà khoa học Nam Phi ngày 3/12 cho biết nguy cơ tái nhiễm biến chủng Omicron cao gấp ba lần so với Delta hoặc Beta.


Theo khuyến nghị của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), người nhiễm nCoV gần đây nên chờ khoảng 4 tuần sau khi âm tính mới tiêm liều tăng cường. Người đã điều trị kháng thể đơn dòng cần đợi 90 ngày.


Thời điểm tiêm liều tăng cường


CDC Mỹ hôm 30/11 nâng cao khuyến nghị về liều vaccine tăng cường, khẳng định "người dân từ 18 tuổi trở lên nên tiêm mũi nhắc lại" 6 tháng sau khi tiêm vaccine Moderna, Pfizer/BioNTech, hoặc hai tháng đối với vaccine Johnson & Johnson.


Sau tiêm bao lâu liều tăng cường phát huy tác dụng?


Cơ thể người sinh miễn dịch trong khoảng một tuần đến 10 ngày sau khi tiêm liều vaccine đầu tiên. Song liều vaccine tăng cường sẽ phát huy tác dụng chỉ sau vài ngày.


Ở người đã tiêm đủ hai liều vaccine, hệ miễn dịch hoạt động mạnh ngay sau khi phát hiện virus. Quá trình này tương tự khi tiêm liều tăng cường. Vì đã làm quen với mầm bệnh trước đó, cơ thể sản sinh kháng thể nhanh hơn nhiều trong liều thứ ba (với vaccine Pfizer, Moderna) và liều thứ hai (với vaccine Johnson & Johnson). Sau khi tiêm nhắc lại, hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ từ 10 đến 14 ngày tiếp theo. Vì vậy, chuyên gia khuyến nghị cộng đồng tiêm chủng càng sớm càng tốt.


Tác dụng phụ khi tiêm vaccine tăng cường


Phản ứng phụ sau tiêm vaccine tăng cường giống với hai liều đầu tiên. Người dùng chủ yếu bị đau nhức vùng tiêm, triệu chứng nhẹ đến trung bình, CDC cho biết.


Một khảo sát từ Israel cho thấy 88% người tiêm liều thứ ba vaccine Pfizer có cảm giác "tương tự hoặc tốt hơn" so với liều hai. Khoảng một phần ba trong đó báo cáo tác dụng phụ, phổ biến nhất là đau bắp tay. Chỉ 1% phải đến gặp bác sĩ vì các biểu hiện nghiêm trọng hơn.


Tiêm trộn vaccine trong liều tăng cường


Cơ quan quản lý và hầu hết chuyên gia trên thế giới ủng hộ tiêm trộn vaccine Covid-19. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) gần đây cho phép kết hợp một trong ba loại vaccine Covid-19 là Pfizer, Moderna hoặc Johnson & Johnson bất kể hai liều đầu tiên là gì.


Một nghiên cứu gần đây ở Anh đăng trên tạp chí Lancet cho thấy với những người tiêm mũi cơ bản bằng vaccine AstraZeneca hay Pfizer, mũi tăng cường sau mũi 2 (từ 10 đến 12 tuần) bằng loại vaccine nào cũng đều hiệu quả, nhưng mũi ba bằng vaccine mRNA (Pfizer/Moderna) giúp tạo miễn dịch tế bào T tốt nhất.


Thục Linh (Theo NY Times, Houston Methodist)

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2021

Những thói quen gây hại cho bộ não

- 0 nhận xét

 

Nhiều người đang mắc phải những thói quen về lâu dài sẽ gây hại cho não bộ, một số thói quen thậm chí liên quan đến chứng sa sút trí tuệ.


Sự cô đơn


Nhiều người có thói quen dành tối thứ Sáu một mình với ly rượu vang và Netflix. Với nhiều người đây thực sự như giấc mơ. Nhưng nếu bạn làm vậy vì cô đơn, hoặc cảm thấy cô lập với thế giới, việc này có thể gây hại cho sức khỏe. Thường xuyên cảm thấy cô đơn có liên quan đếm suy giảm chức năng nhận thức và bệnh Alzheimer.



Ảnh: Womenworking

Ở một mình vì cô đơn và cảm thấy cô lập với thế giới lâu ngày có thể dẫn đến sa sút trí tuệ. Ảnh minh họa: Womenworking


Các nhà khoa học Samia Akhter-Khan và Qiushan Tao tại Trường Y Harvard, Mỹ đã nghiên cứu não của những người trưởng thành khỏe mạnh. Kết quả công bố tháng 3/2021 cho thấy, những người cô đơn có mức amyloid trong vỏ não cao gấp 7,5 lần người bình thường. Amyloid là một dấu hiệu được sử dụng để chẩn đoán chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.


Một nghiên cứu khác của Cao đẳng King London, Anh, cũng cho thấy những người đơn độc dễ mệt mỏi và khó tập trung hơn 24% người bình thường.


2. Không có chí hướng


Theo một nghiên cứu kéo dài bốn năm trên 900 người vào năm 2010 của nhóm tiến sĩ Patricia A. Boyle và bác sĩ y khoa Aron S. Buchman ở Chicago, Mỹ, những người có mục đích sống rõ ràng, ít có nguy cơ mắc bệnh Alzheimier hơn người khác.


Mục đích sống đề cập đến việc một người tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống, có ý thức rõ ràng mình muốn gì và ý thức đó hướng dẫn hành vi của họ.


Tương tự, một số nghiên cứu khác chỉ ra người lớn tuổi có đam mê, sở thích và cố gắng tham gia các hoạt động xã hội có tác dụng làm chậm quá trình già hóa.


3. Thiếu ngủ


Giống như sự cô đơn, thiếu ngủ có liên quan đến cả chứng sa sút trí tuệ trong cuộc sống sau này và chắn chắn đêm ngủ không ngon, ngày làm việc sẽ không hiệu quả.


"Số lượng và chất lượng giấc ngủ có những tác động lớn đến suy nghĩ, trí nhớ và tâm trạng hàng ngày của chúng ta, cũng như nguy cơ suy giảm nhận thức lâu dài", tiến sĩ Scott Kaiser, giám đốc của Viện Khoa học Thần kinh Thái Bình Dương, nói.


Hiệp hội Alzheimer nói rằng các vấn đề như khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ hoặc chỉ chợp mắt có liên quan đến nhiều dạng sa sút trí tuệ. Có thể là do không được nghỉ ngơi đầy đủ khiến lượng amyloid trong não nhiều hơn.


Bằng cách cải thiện giấc ngủ, đã giúp phòng tránh bệnh Alzheimer.


Ảnh: Rb

Đeo tai nghe ảnh hưởng tới thính lực, là nguồn gốc gây ra teo não. Ảnh: Rb


4. Không tập thể dục


Hãy nhớ tập luyện thường xuyên không chỉ vì cơ thể của bạn mà còn cho não bộ. Một nghiên cứu tại Đại học British Columbia, Canada cho thấy tập thể dục nhịp điệu thường xuyên giúp tăng kích thước của hồi hải mã - vùng não liên quan đến khả năng học tập và ghi nhớ của con người. Lý do vì thể dục nhịp điệu giúp bơm máu đến tim, đổ mồ hôi, trái ngược với tập cơ bắp hay tạ.


Tương tự, các nhà nghiên cứu tại Đại học Queensland, Australia đã phát hiện việc tập luyện thể dục cường độ cao giúp máu lưu thông đến não. Duy trì hoạt động là một trong nhiều mẹo được các chuyên gia củng cố để ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ.


5. Chế độ ăn không lành mạnh


Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và quản lý cân nặng có thể gián tiếp giúp ích cho não, ví như ngăn huyết áp cao.


"Ăn những thực phẩm chất lượng cao có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa sẽ nuôi dưỡng não và bảo vệ não khỏi stress oxy hóa (là nguyên nhân gây nhiều bệnh như tiểu đường, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, ung thư, Parkinson và bệnh Alzheimer). Bộ não của bạn có thể bị tổn thương nếu bạn ăn phải bất cứ thứ gì không đảm bảo", tạp chí Harvard Health, Trường Y Harvard cảnh báo.


Hãy ăn nhiều các thực phẩm có ích cho não bộ, ví như cá hồi chứa omega -3, chocolate đen, quả mọng (mâm xôi, việt quất, dâu tây, nho), các loại hạt, trứng...


Các nghiên cứu chỉ ra chế độ ăn phương Tây với thực phẩm chế biến sẵn có liên quan đến trầm cảm cao hơn so với chế độ ăn Địa Trung Hải và Nhật Bản.


6. Nghe nhạc lớn


Tất cả chúng ta đều thích bùng nổ âm nhạc. Nhưng lặp đi lặp lại hành động này có thể gây hại cho màng nhĩ, đặc biệt nếu bạn đeo tai nghe.


Theo nghiên cứu của ĐH Johns Hopkins, nếu điều này chưa đủ tồi tệ, thì việc mất thính giác có liên quan đến chứng mất trí. "Hình ảnh quét não cho chúng ta thấy rằng mất thính lực có thể góp phần làm cho tốc độ teo não nhanh hơn", tiến sĩ Frank Lin, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.


Mất thính lực cũng góp phần vào sự cô lập xã hội. Bạn có thể không thích nơi đông người, không thích nói chuyện - những yếu tố có thể góp phần vào chứng sa sút trí tuệ.


Dịch vụ Y tế Quốc gia Mỹ khuyên, để bảo vệ thính giác, không nghe nhạc quá 60 phần trăm âm lượng tối đa. Không sử dụng tai nghe trong hoặc tai nghe ngoài hơn một giờ mỗi lần và hãy nghỉ giải lao ít nhất năm phút mỗi giờ.


Bảo Nhiên (Theo Nypost)

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Hai, 6 tháng 12, 2021

Đây là lý do tại sao hiện tại không phải thời điểm để hoảng sợ về Omicron

- 0 nhận xét

 MINH PHƯƠNG,   THEO DOANH NGHIỆP VÀ TIẾP THỊ 21 GIỜ TRƯỚC

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, chúng ta sẽ mất từ hai đến bốn tuần nữa để tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra. Đây là điều mà các nhà khoa học trên khắp thế giới đang chạy đua để tìm hiểu.



Đây là lý do tại sao hiện tại không phải thời điểm để hoảng sợ về Omicron - Ảnh 1.



Các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đang cố gắng tìm hiểu xem liệu các loại vắc-xin Covid-19 hiện nay có thể bảo vệ chúng ta khỏi biến thể Omicron hay không? Kịch bản xấu nhất là những phần quan trọng trong bộ gen của vi rút đã đột biến quá nhiều đến mức có thể tránh được vắc-xin Covid-19.


Tại sao phải quan tâm về biến chủng mới?


Sở dĩ, Omicron gây báo động toàn cầu là do số lượng đột biến mới trong bộ gen của Sars-CoV-2, loại vi rút gây ra bệnh Covid-19.


Dữ liệu này cùng với thực tế các trường hợp mắc biến thể Omicron đang gia tăng nhanh chóng ở Nam Phi đã khiến WHO cảnh báo Omicron là "biến thể cần được lưu tâm" vào ngày 26/11 vừa qua. Ngoài Nam Phi, Omicron đã được phát hiện ở một vài quốc gia khác trên thế giới.


Về mặt cá thể, số đột biến này liên quan đến khả năng chống lại các kháng thể trung hòa. Nói cách khác, những đột biến này giúp vi rút tránh được sự nhận diện của hệ thống miễn dịch đã được sản sinh từ vắc-xin Covid-19. Một số đột biến riêng lẻ này cũng liên quan đến việc tăng khả năng lây truyền của vi rút từ người này sang người khác.


Tuy nhiên, Omicron có nhiều đột biến khác lạ. Ví dụ, đối với protein đột biến, loại protein được sử dụng trong nhiều loại vắc xin hiện tại, Omicron có khoảng 30 đột biến so với loại vi rút xuất hiện lần đầu ở Vũ Hán, trong khi chủng Delta chỉ có 10 đột biến. Điều đó cho thấy có sự thay đổi lớn về số lượng đột biến.


Nghiên cứu cách các đột biến này tương tác với nhau thay vì riêng rẽ sẽ là chìa khóa để hiểu Omicron hoạt động như thế nào so với các biến thể khác, cũng như khả năng lây nhiễm tế bào, gây bệnh và khả năng tránh được vắc-xin của Omicron.


Moderna cho biết vắc-xin của họ sẽ kém hiệu quả hơn với biến chủng Omicron khi so sánh tác dụng của nó trên biến chủng Delta. Trong khi đó, Pfizer/BioNTech cho hay, vắc-xin của họ vẫn sẽ bảo vệ người mắc tránh được các triệu chứng nặng. Cả hai công ty đều cho biết họ có thể sản xuất vắc-xin tăng cường đã được điều chỉnh nếu cần thiết.


Tại sao phải mất hàng tuần mới có câu trả lời?


Dưới đây là những gì các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đang làm và lý do tại sao chúng ta sẽ không có ngay câu trả lời trong một vài tuần tới.


Các nhà nghiên cứu đang lấy mẫu Omicron từ những người bị nhiễm bệnh và nuôi cấy vi rút trong các phòng thí nghiệm. Điều đó giúp họ có được nguồn dự trữ vi rút sống để tiến hành các thí nghiệm. Việc này sẽ mất nhiều thời gian vì thường chỉ lấy được một lượng nhỏ vi rút từ miếng gạc y tế.


Quá trình này còn phụ thuộc vào việc lấy đúng loại tế bào nuôi cấy vi rút. Cuối cùng, công việc này cần được thực hiện trong các phòng thí nghiệm có mức độ an toàn sinh học cao để ngăn chặn vi rút. Không phải tất cả các nhà nghiên cứu đều có thể tiếp cận với các phương tiện này.


Các nhà nghiên cứu cũng có thể sử dụng các công cụ di truyền để tạo ra vi rút trong phòng thí nghiệm. Chỉ cần có trình tự bộ gen của Sars-CoV-2 để bắt đầu việc sản xuất vi rút. Điều này loại bỏ sự phụ thuộc vào các mẫu bệnh phẩm.


Họ cũng có thể tạo ra vi rút biến đổi gen, được gọi là vi rút giả mẫu trong phòng thí nghiệm. Chúng chỉ mang protein đột biến của Sars-CoV-2. Các nhà nghiên cứu cũng có thể làm cho các phần nhỏ của protein tăng đột biến trên bề mặt của các sinh vật khác, chẳng hạn như nấm men.


Các nghiên cứu về mức độ hiệu quả của vắc xin Covid-19 đối với các biến thể khác cho thấy chúng thường ít có khả năng tạo ra loại phản ứng kháng thể mà chúng ta muốn thấy (kháng thể trung hòa). Tuy nhiên, khi các biến thể trước đó đã xuất hiện, vắc-xin vẫn tiếp tục bảo vệ chống bệnh trở nặng.


Hiện tại có chưa đến 200 mẫu trình tự di truyền của Omicron đã được tổng hợp so với hơn 2,8 triệu trình tự Delta. Delta vẫn là biến thể chiếm số lượng lớn nhất. Vì vậy, chúng ta nên tiếp tục sử dụng vắc-xin và các liệu pháp mà chúng ta đã biết là có tác dụng chống lại chủng Delta.


Điều cần thiết là chúng ta tiếp tục thực hiện các biện pháp y tế công cộng, chẳng hạn như đeo khẩu trang và cách ly xã hội, cùng với tiếp tục tiêm chủng, để chống lại sự lây lan của Sars-CoV-2 và sự xuất hiện của các biến thể khác.

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]
 
Copyright © . TiNa-Sữa non - Posts · Comments
Theme Template by BTDesigner · Powered by Blogger