Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

5 loại thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch - Chìa khóa vàng để khỏe mạnh

- 0 nhận xét

Mặc dù không có thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch nào là chiếc pin hoàn hảo cho một hệ thống miễn dịch tối ưu, nhưng những gợi ý dưới đây thực sự là những thực phẩm siêu sao mà bạn nên đưa vào chế độ ăn uống của mình, đặc biệt khi bước vào mùa lạnh và cúm.



Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch


1. Thực phẩm giàu vitamin C - Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Tại sao thực phẩm giàu vitamin C lại giúp tăng cường hệ miễn dịch?


Vitamin C, một chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể bạn. Bởi với khả năng chống oxy hóa, vitamin C giúp bạn chống lại các gốc tự do – một loại phân tử làm hỏng hệ thống miễn dịch của bạn.


Ngoài ra, vitamin C còn được cho là giúp thúc đẩy sản xuất tế bào bạch cầu. Đây là chìa khóa để chống lại nhiễm trùng.


Có một số bằng chứng cho thấy vitamin C có thể đặc biệt hữu ích trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch của những người bị stress.


Tuy nhiên, vì cơ thể bạn không sản xuất hoặc lưu trữ vitamin C nên bạn cần bổ sung nó hàng ngày thông qua thực phẩm để tiếp tục khỏe mạnh.


Những thực phẩm nào giàu vitamin C?


Hầu như tất cả các loại trái cây họ cam quýt đều có chứa nhiều vitamin C. Điều này thì quá nổi tiếng rồi.


Nhưng nếu bạn nghĩ rằng chúng là ông hoàng vitamin C trong xứ sở rau quả thì bạn nên nghĩ lại.


Với cùng một khối lượng, ớt chuông đỏ còn chứa gấp đôi vitamin C so với cam quýt đấy. Bên cạnh đó, ớt chuông còn là một nguồn beta caroten phong phú, cũng mang một ý nghĩa lớn lao để tăng cường hệ miễn dịch của bạn (phần tới của bài viết sẽ nói rõ hơn về điều này).


Tăng cường hệ miễn dịch với nhóm thực phẩm giàu vitamin C


Tăng cường hệ miễn dịch với nhóm thực phẩm giàu vitamin C


Nhìn chung, các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch với vitamin C tiêu biểu mà bạn nên thêm vào chế độ ăn của mình là:


Trái cây họ cam quýt: cam, chanh, bưởi, quýt,…

Trái kiwi.

Ớt đỏ và ớt xanh.

Bông cải xanh.

Dâu tây.

2. Thực phẩm giàu vitamin E - Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Tại sao thực phẩm giàu vitamin E lại giúp tăng cường hệ miễn dịch?


Cũng như vitamin C, vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ.


Nhiều nghiên cứu cho thấy việc duy trì bổ sung lượng vitamin E dồi dào là rất quan trọng để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, đặc biệt là bạn là người lớn tuổi. Một cụ thể như:


Theo kết quả được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, các chức năng miễn dịch khác nhau đã được tăng cường đáng kể bằng cách bổ sung vitamin E hàng ngày trong  235 ngày, với kết quả tốt nhất là khi bổ sung 200 mg vitamin E mỗi ngày.


Không chỉ dừng lại ở đó, bổ sung khoảng 100 – 400 mg vitamin E mỗi ngày còn giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư.


Nhưng nếu bạn bổ sung liều vitamin E cao hơn, nó có thể cản trở quá trình đông máu và có thể làm tăng nguy cơ rối loạn chảy máu, đột quỵ, xuất huyết. Quá nhiều cũng có thể làm suy yếu xương và giảm dự trữ vitamin A.


Những thực phẩm nào giàu vitamin E?


Vitamin E là một vitamin tan trong dầu, do đó, cơ thể của bạn có thể lưu trữ nó và sử dụng khi cần thiết.


Thực phẩm tăng cường sức đề kháng


Tăng cường hệ miễn dịch với thực phẩm giàu vitamin E


Để nhận được lợi ích tăng cường hệ miễn dịch của vitamin E, bạn có thể tìm đến những thực phẩm giàu có sau:


Dầu thực vật, bơ thực vật.

Các loại quả hạch.

Hạt hướng dương.

Tuy nhiên, có một vấn đề đối với những thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch này.


Đó là chúng đều là những thực phẩm giàu chất béo, bạn không thể tiêu một lượng lớn chúng để có được đủ lượng vitamin E khuyến cáo thông qua chế độ ăn uống bình thường, lành mạnh, đặc biệt là chế độ ăn ít béo.


Do đó, bạn nên tham khảo thêm các sản phẩm bổ sung vitamin E nếu cần thiết hay các thực phẩm chức năng tăng cường hệ miễn dịch khác.


3. Thực phẩm giàu kẽm - Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Tại sao thực phẩm giàu Kẽm lại tăng cường hệ miễn dịch?


Kẽm là một khoáng chất thiết yếu giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả cho hệ miễn dịch của bạn bởi kẽm có liên quan đến sự sản xuất và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch.


Viện Y tế Quốc gia (NIH) Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng ngay cả lượng kẽm thấp cũng có thể làm chức năng miễn dịch của bạn bị suy giảm.


Bằng chứng là các bệnh nhân thiếu kẽm bị rối loạn miễn dịch nghiêm trọng và đã chết vì các bệnh nhiễm trùng thường xuyên xảy ra khi họ 25 tuổi.


Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch


Tăng cường hệ miễn dịch với nhóm thực phẩm giàu kẽm


Những thực phẩm nào giàu kẽm?


Dưới đây là một số nguồn thực phẩm hàng đầu bổ sung kẽm tăng cường hệ miễn dịch của bạn:


Hàu.

Hạt điều.

Đậu xanh.

Hạnh nhân.

4. Thực phẩm giàu beta caroten - Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Tại sao thực phẩm giàu Carotenoids lại tăng cường hệ miễn dịch?


Beta caroten, một loại chất oxy hóa khác tăng cường hệ miễn dịch của bạn.


Bản thân beta caroten không phải là một chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng vitamin A sản phẩm của quá trình chuyển đổi beta caroten trong cơ thể bạn thì có. Vitamin A là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch của bạn.


Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch


Tăng cường hệ miễn dịch với thực phẩm giàu beta - caroten


Bạn có thể bổ sung vitamin A từ thực phẩm mà bạn ăn dưới dạng beta caroten, hoặc ở dạng thuốc, thực phẩm chức năng bổ sung. Tuy nhiên, ưu điểm của beta caroten từ chế độ ăn uống là cơ thể chỉ chuyển đổi nhiều như nó cần.


Vitamin A dư thừa sẽ gây độc. Và mức vitamin A độc hại có thể xảy ra nếu bạn tiêu thụ quá liều các sản phẩm bổ sung.


Theo một báo cáo nghiên cứu mới công bố trên Tạp chí Journal of Leukocyte Biology, quá nhiều vitamin A lại làm giảm khả năng miễn dịch của của bạn, từ đó mở ra cơ hội cho các bệnh nhiễm trùng mà bình thường hệ miễn dịch của bạn có thể chống lại nó.


Do đó, sử dụng thực phẩm giàu beta caroten để tăng cường hệ miễn dịch sẽ là sự lựa chọn an toàn hơn và chỉ sử dụng các sản phẩm bổ sung khi bạn nhận được chỉ định của thầy thuốc thôi nhé!


Thực phẩm nào giàu carotenoid?


Hãy thường xuyên bổ sung những thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch thông qua lợi ích của beta caroten vào thực đơn của bạn:


Quả mơ

Măng tây

Bông cải xanh

Cà rốt

Bắp cải

Hẹ

Lá bồ công anh

Bưởi

Cải xoăn

Cà chua

Bơ thực vật

Hành

Đậu Hà Lan

Ớt

Mận

Quả bí ngô

Rau bina

Bí đao

Khoai lang

5. Thực phẩm giàu Omega – 3 - Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Tại sao thực phẩm giàu Omega – 3 lại tăng cường hệ miễn dịch?


Omega – 3 là một loại axit béo thiết yếu được biết đến với hiệu quả ức chế viêm và giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn trong tầm kiểm soát.


Mặc dù không biết liệu omega – 3 có thể giúp bạn chống lại nhiễm trùng như cảm lạnh thông thường hay không nhưng các nghiên cứu đã cho thấy omega – 3 có thể bảo vệ cơ thể chống lại các rối loạn của hệ miễn dịch như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, viêm khớp dạng thấp.


Nhưng cơ thể bạn không thể tự sản xuất omega – 3 vì thế bạn cần bổ sung chúng từ thực phẩm để tăng cường sự khỏe mạnh của hệ miễn dịch.


Thực phẩm nào giàu Omega – 3?


Các loại cá béo hay cá dầu (như cá mồi, cá mòi, cá trích, cá cơm, cá thu, cá hồi,…) sẽ là lựa chọn đầu tiên nên được giới thiệu cho bạn khi nói đến những thực phẩm giàu omega 3 tăng cường hệ miễn dịch.


Tại sao ư?


Trong các mô và cả trong khoang bụng ở xung quanh ruột của các loại cá này đều có chứa dầu. Phi lê cá béo có chứa tới 30% dầu, tuy nhiên tỉ lệ này sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng loài cá và từng con cá khác nhau trong cùng loài. Nhưng dù sao con số giàu có này vẫn nên được xếp một thứ hạng cao trong nhóm thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho bạn.


Hơn nữa, cá béo còn là một nguồn giàu có vitamin A và D nữa mà như đã trình bày ở phần trên, vitamin A là một lựa chọn thông minh để tăng cường hệ miễn dịch.


Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch


Tăng cường hệ miễn dịch với thực phẩm giàu omega 3


Và còn rất nhiều lựa chọn thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch khác cho bạn, bao gồm:


Dầu tía tô

Tảo xoắn

Quả óc cho

Hạt củ cải

Húng quế

Các loại rau lá xanh đậm như rau bina

Trứng

6. Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch – Điểm mấu chốt

Thực phẩm giàu vitamin A, giàu vitamin E hay giàu kẽm,… đúng là những thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho bạn.


Nhưng để tạo được một ý nghĩa thực sự cho việc bổ sung thực phẩm và tăng cường hệ miễn dịch, chìa khóa là hãy đa dạng chúng.


Chỉ ăn một trong những thực phẩm này sẽ không đủ để giúp bạn chống lại các tác nhân gây bệnh, ngay cả khi bạn ăn liên tục.


Bạn cũng cần chú ý lượng khuyến nghị hàng ngày để cơ thể bạn không nhận quá nhiều hoặc quá ít các chất cần thiết này.


Sử dụng thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch quả là một khởi đầu tuyệt với cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, còn nhiều điều khác bạn có thể làm để khỏe mạnh hơn có thể kể đến như ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát tâm trạng của bạn…


Kết luận: Với một danh sách những thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch trên kia, cùng ý nghĩa mà chúng mang đến cho hệ miễn dịch của bạn, hy vọng là mỗi bữa ăn của bạn sẽ trở nên lành mạnh hơn. Có được chúng, bạn đã có một chiến thuật để chống lại bệnh tật rồi đấy.


Ds. Phương Thảo

Xem thêm> Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng

[Continue reading...]

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

6 LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH GIÚP CẢ GIA ĐÌNH TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG PHÒNG DỊCH COVID-19

- 0 nhận xét

 Chưa bao giờ mọi người nâng cao cảnh giác như mùa dịch Covid-19, và vấn đề nâng cao sức khỏe để phòng dịch càng được quan tâm. Hãy cùng thực hiện những cách sau đây nhé:


1. Chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng Việt Nam: nhóm tinh bột, nhóm rau củ quả, nhóm chất đạm, sữa và các sản phẩm từ sữa, nhóm chất béo


Ăn đầy đủ các chất sinh năng lượng như: chất béo, chất đạm, chất bột đường nhằm đảm bảo cho cơ thể đủ sức khỏe cho hoạt động và chống bệnh.

Khi cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng đồng nghĩa với chúng ta có một hệ miễn dịch khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.

2. Lưu ý bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng bao gồm các vitamin và khoáng chất để giúp tăng cường miễn dịch. Không chỉ có vitamin C mà còn có vitamin A, D, E, sắt, kẽm, selen và các chất chống oxy hóa như Flavonoid.


Vitamin C: hỗ trợ sản xuất interferon - protein quan trọng của hệ miễn dịch, giúp ức chế sự tổng hợp của virus mới, có tác dụng chống lại virus xâm nhập. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C: ổi, cam, quýt, bưởi, nho, cà chua, súp lơ, củ cải, ớt chuông…

Vitamin A và Beta-caroten: Vitamin A có trong gan động vật, lòng đỏ trứng. Beta-caroten (tiền chất của Vitamin A) có trong các loại rau và trái cây có màu vàng, cam, đỏ như: cà rốt, khoai lang, bí ngô, đu đủ, và các loại quả màu vàng, đỏ…

Vitamin E: làm tăng khả năng miễn dịch, tham gia chuyển hóa của các tế bào, bảo vệ màng tế bào khỏi bị ôxy hóa. Thực phẩm giàu vitamin E: dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu, các loại hạt và các loại rau có lá màu xanh đậm.

Vitamin D: có nhiều vai trò khác nhau của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Nguồn tổng hợp vitamin D là ở da dưới ảnh hưởng của bức xạ tia cực tím mặt trời B (UV-B) chiếm 80-90% và khoảng 10-20% do chế độ ăn uống. Vì thế, mỗi ngày cần tắm nắng từ 15-30 phút, tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản…hoặc hỏi ý kiến bác sĩ nếu cần bổ sung vitamin D bằng thuốc uống.

Các khoáng chất khác như: selen, sắt, kẽm cũng vô cùng quan trọng. Selen là một chất chống oxy hóa mạnh, có nhiều trong: gạo nâu, lúa mạch, cá, tôm, rong biển… Kẽm có nhiều trong các loại động vật có vỏ và hải sản như: hàu, cua...Sắt có nhiều trong: thịt đỏ, gan động vật, cải bó xôi, bông cải xanh, các loại hạt,…

Nếu như khả năng ăn uống không đầy đủ theo khuyến cáo, có thể bổ sung thêm các chế phẩm đa vi chất dinh dưỡng theo hướng dẫn của nhân viên y tế, không nên tùy tiện mua sử dụng.

3. Uống đủ nước tùy theo nhu cầu hoạt động của mỗi người. Dịch nhu cầu bao gồm nước lọc, nước trái cây, sữa, canh, súp…


Trẻ từ 6 tháng – 3 tuổi: khoảng 1 lít / ngày

Trẻ từ 3 tuổi trở lên: nhu cầu dịch 1,3 lít / ngày

Trẻ trên 10 tuổi, người trưởng thành: cần 1,6 – 2,4 lít / ngày tùy vào mức độ hoạt động nhẹ, vừa hay nặng.

Không nên chỉ chờ đến lúc khát mới uống nước vì điều này không tốt cho cơ thể. Cần chia các lần uống nước rải đều ra cho cả ngày, mỗi lần chỉ uống lượng nước vừa phải, không uống quá nhiều nước một lúc.

Các loại nước như nước ngọt có ga, các loại đồ uống có caffein không thể thay thế nước lọc.


4. Sinh hoạt hợp lý:


Tập thể dục đều đặn: dù được khuyến cáo hạn chế đến khu đông người, mọi người vẫn cần duy trì vận động thể lực đều đặn để giúp tăng cường sức sức khỏe cơ thể, tăng sức đề kháng. Có thể chỉ cần những bài tập tại chỗ như: nhảy dây, chạy tại chỗ, tập aerobic tại nhà …

Ngủ đủ giấc: cần duy trì thói quen ngủ sớm, đặc biệt ở trẻ nhỏ, ngủ đủ giấc để giúp cơ thể được thư giãn và nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe

5. Vệ sinh tay: rửa tay thường xuyên, tránh đưa tay lên vùng mặt. Ngoài ra còn cần chú ý vệ sinh nhà cửa, giữ môi trường thông thoáng.


6. Chủng ngừa đầy đủ: để tránh bị nhiễm các bệnh lý làm suy giảm sức đề kháng--


Tác giả: Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

Xem thêm Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sứcđề kháng



[Continue reading...]

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2020

Tăng cường đề kháng để ngừa bệnh

- 0 nhận xét

Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mỗi ngày là cách hiệu quả để ngừa cảm lạnh, bệnh cúm và bệnh mạn tính, theo bodyandsoul.

Ăn tỏi. Hợp chất allicin, vitamin A, C, E, khoáng chất selen, lưu huỳnh và kẽm là những chất quan trọng với chức năng miễn dịch trong cơ thể. Các chất này cũng giúp cơ thể chống lại bệnh nhiễm trùng, cảm lạnh, cúm, cũng như chứa các đặc tính chống vi khuẩn, chống virus.


Ăn rong biển. Rong biển không chỉ vô cùng bổ dưỡng, mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh và nhiễm trùng. Ngoài ra, rong biển còn là nguồn thực phẩm cung cấp kẽm và chất chống oxy hóa quan trọng với sức khỏe miễn dịch.



Bệnh cảm lạnh, cảm cúm… có thể ngừa được qua cách chúng ta bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể

Tiếp xúc ánh sáng mặt trời. Vitamin D bảo vệ chúng ta khỏi bệnh tật và một loạt các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim mạch và tiểu đường. Tiếp xúc ánh sáng mặt trời là cách dễ nhất và lành mạnh nhất để có đủ vitamin D. Vì vậy, hãy dành 10-15 phút mỗi ngày cho mặt, cánh tay và bàn tay tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.


Uống trà xanh. Hợp chất phenolic trong trà xanh làm tăng hoạt động và số lượng của các tế bào miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn và virus cảm lạnh, cảm cúm. Uống 3 ly trà xanh mỗi ngày là lý tưởng nhất.


Bổ sung vitamin C. Vitamin C là một trong những dưỡng chất giúp tăng cường miễn dịch tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa các bệnh. Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ các tế bào từ các gốc tự do, và có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn và chống dị ứng. Hãy ăn nhiều cam quýt, rau mùi tây, dâu, ớt đỏ và kiwi.


Ăn sữa chua. Loại thực phẩm lên men dinh dưỡng này có khả năng cải thiện tiêu hóa và tăng cường sức khỏe miễn dịch của chúng ta. Các vi khuẩn sống (acidophilus và bifidus) giúp tăng cường sức khỏe và sự phát triển của vi khuẩn có ích cho ruột.


Bổ sung kẽm. Kẽm cần thiết cho việc sản xuất các tế bào máu trắng giúp cơ thể chống lại bệnh cảm lạnh và nhiễm trùng. Kẽm có tác dụng chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do, được tìm thấy trong các loại thịt, sữa và các loại ngũ cốc thô. 

Xem thêm> Sửa non Alpha lipid Lifeline tăng sức đề kháng



[Continue reading...]

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2020

Cách tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch

- 0 nhận xét

 Nói một cách đơn giản, khả năng phòng vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây hại như: vi khuẩn, kí sinh trùng, virus... được gọi là sức đề kháng. Khi sức đề kháng bị suy yếu thì hệ thống miễn dịch cũng bị suy giảm. Tăng cường hệ thống miễn dịch chính là tăng cường sức đề kháng. Vậy làm thế nào để tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch, đặc biệt trước tình hình dịch bệnh do virus Corona gây ra diễn biến ngày càng phức tạp?


1. Hệ miễn dịch hoạt động như thế nào?

Cơ thể của bạn tạo ra các protein được gọi là kháng thể phá hủy các tế bào bất thường. Chúng giúp chống lại các bệnh thông thường như cúm hoặc cảm lạnh và bảo vệ bạn khỏi các bệnh nghiêm trọng khác, chẳng hạn như ung thư hoặc bệnh tim.


Hệ thống miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể bạn. Đó là một mạng lưới phức tạp của các tế bào, mô và các cơ quan kết hợp với nhau để bảo vệ cơ thể bạn chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, thậm chí đó có thể là một loại nấm, tất cả đều có khả năng khiến chúng ta bị bệnh. Chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi - trong nhà, văn phòng, khu vui chơi. Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh bảo vệ chúng ta bằng cách trước tiên tạo ra một rào cản ngăn chặn virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng hoặc kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể. Và nếu chúng vượt qua hàng rào, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các tế bào bạch cầu và các hóa chất và protein khác tấn công và phá hủy các chất lạ này. Hệ thống miễn dịch cố gắng tìm kháng nguyên và loại bỏ nó trước khi nó có thể sinh sản. Nếu việc ngăn chặn không thành công, hệ thống miễn dịch sẽ còn tăng cường hơn nữa để tiêu diệt những kẻ xâm nhập khi chúng nhân lên.



Hệ miễn dịch

Hệ thống miễn dịch giúp cơ thể con người chống lại một số tác nhân gây bệnh

Hệ thống miễn dịch có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau. Và nó có thể tạo ra những gì cần thiết để loại bỏ gần như tất cả những kháng nguyên này. Khi hệ miễn dịch hoạt động bình thường, hệ thống phòng thủ phức tạp này có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe từ ung thư cho đến cảm lạnh thông thường .


Đôi khi hệ thống miễn dịch có thể mắc lỗi và xác định một chất là có hại khi thực tế không phải vậy. Khi hệ thống miễn dịch hoạt động để chiến đấu với những kẻ xâm nhập này, cơ thể bạn sẽ bị dị ứng .


Cơ thể của chúng ta không thể chống lại mọi kẻ xâm lược. Đôi khi hệ thống miễn dịch bị phá vỡ, có một số bệnh mà chúng ta không thể kiểm soát được. Một số yếu tố khiến hệ thống miễn dịch bị suy yếu đi, lúc này, vi khuẩn, virus, hoặc độc tố có thể xuất hiện khắp cơ thể bạn.


Vậy làm thế nào để tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ thống miễn dịch trong mùa dịch?


Video đề xuất:



Triệu chứng nhiễm virus Corona qua từng ngày như thế nào?


2. Cách tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch

Không có bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào có thể giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch. Thay vào đó, việc áp dụng những thói quen sống lành mạnh này có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng của bạn suốt đời.


Dưới đây là một số cách tăng cường sức đề kháng, bao gồm:


Thay đổi lối sống: Thói quen sức khỏe xấu có thể làm khiến hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động một cách trì trệ. Đó là lý do tại sao các bác sĩ kêu gọi bạn thực hiện một số thay đổi lối sống. Trước tiên, bạn cần phải giảm bớt căng thẳng, đó là thay đổi quan trọng nhất bạn có thể thực hiện. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy căng thẳng sẽ khiến cơ thể bạn bị suy yếu. Bạn có thể thư giãn bằng cách tập thể dục hàng ngày và kiểm soát căng thẳng. Bên cạnh đó, bạn cần ngủ đủ giấc. Bạn cần ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm để đẩy mạnh hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Ngủ

Người ngủ đủ 8 tiếng có sức đề kháng tốt hơn

Tập thể dục: giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch. Tập thể dục cũng giúp bạn tăng mức IgA, một loại protein có trong hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm trùng, giúp ngăn chặn các mối đe dọa ra khỏi cơ thể bạn và loại bỏ bất kỳ thứ gì xâm nhập vào cơ thể. Cuối cùng, bạn cần giữ vệ sinh tốt và coi đây như một thói quen.

Chế độ ăn uống lành mạnh: dinh dưỡng hợp lý là điều cần thiết để hệ thống miễn dịch hoạt động tốt. Một chế độ ăn nhiều calo không chỉ dẫn đến tăng cân mà còn có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng. Thêm vào đó, thừa cân có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe cũng có thể khiến hệ thống miễn dịch của bạn bị suy giảm. Khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm, bạn nên tránh những thứ như rượu và đường. Một chế độ ăn giàu vitamin giúp cơ thể chống oxy hóa, mặt khác, có thể tăng cường sức đề kháng với nhiễm trùng. Bạn nên lựa chọn các loại hoa quả, thực phẩm như: trái cây và rau màu xanh đậm, đỏ, vàng và cam được đóng gói với chất chống oxy hóa, các loại quả mọng, trái cây họ cam quýt, kiwi, táo, nho đỏ, cải xoăn, hành tây, rau bina, khoai lang và cà rốt. Các thực phẩm tăng cường miễn dịch khác bao gồm tỏi tươi, có đặc tính kháng vi-rút và kháng sinh. Các nghiên cứu cho rằng, nếu bạn bị cảm lạnh hoặc cúm , một bát súp gà hấp có thể làm giảm viêm và giúp bạn nhanh khỏe hơn. Và các loại nấm như reichi, maitake và shiitake có thể có tác động mạnh mẽ đến chức năng miễn dịch cũng như tăng cường sản xuất các hóa chất giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Không lạm dụng các chất kích thích: Uống một lượng rượu vừa phải giúp đạt được một số lợi ích nhất định cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Đàn ông không nên uống quá hai ly một ngày và phụ nữ không nên uống quá một ly. Nếu uống quá nhiều rượu có thể ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu và làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của bạn. Sử dụng các chất kích thích, bao gồm cần sa, có tác dụng tương tự đối với các tế bào bạch cầu, làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn.

Hạn chế rượu bia

Hạn chế sử dụng các chất kích thích có thể giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng

Quan hệ tình dục lành mạnh: Quan hệ tình dục một cách lành mạnh có thể đem lại nhiều lợi ích cho hệ thống miễn dịch. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người quan hệ tình dục một hoặc hai lần một tuần có mức protein hệ thống miễn dịch cao hơn gọi là immunoglobulin A (IgA) so với những người ít quan hệ tình dục. Tình dục cũng có thể giúp miễn dịch bằng cách giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ. Quan hệ tình dục lành mạnh, cùng với chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc là một phần trong cách tiếp cận toàn diện để tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ bạn khỏi bệnh tật.

Tiêm vắc-xin: Hầu hết tất cả người lớn và trẻ em nên tiêm vắc - xin phòng bệnh viêm phổi và tiêm phòng cúm, đặc biệt là người cao tuổi và bất cứ ai có hệ thống miễn dịch bị suy yếu do một căn bệnh nào đó gây ra, chẳng hạn như HIV, ung thư... Trẻ em và thiếu niên cần tiêm các loại vắc- xin sau:

Viêm gan A và B

Rotavirus

Bạch hầu

Uốn ván

Ho gà

Sởi, quai bị, rubella

Varicella

Bệnh bại liệt

Phế cầu

HPV

Viêm màng não

Cúm

HIB

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ cho biết tất cả trẻ em lứa tuổi 11-12 cần tiêm một liều vắc -xin phòng bệnh viêm màng não với một liều nhắc lại ở lứa tuổi 16 đến 18 hoặc nếu bạn đang đi du lịch sang các nước có tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não cao.


Tiêm chủng, tiêm phòng, tiêm vacxin tại vinmec

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa một số bệnh hiệu quả nhất hiện nay

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.


Nguồn tham khảo: webmd.com

Xem thêm: Sửa non Alpha Lipid Lifeline răng sức đề kháng

[Continue reading...]
 
Copyright © . TiNa-Sữa non - Posts · Comments
Theme Template by BTDesigner · Powered by Blogger