Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

Thực phẩm giúp tăng sức đề kháng phòng dịch bệnh do virus corona

- 0 nhận xét

Nâng cao sức đề kháng của bản thân chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất, đặc biệt là trong mùa dịch. Phòng dịch cho cá nhân cũng chính là phòng dịch cho cộng đồng. Bài viết sau sẽ cung cấp một số lời khuyên đơn giản, dễ thực hiện để nâng cao sức đề kháng bản thân thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý.


1. Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng

Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng chính là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Có hai loại là sức đề kháng tự nhiên và sức đề kháng tổng hợp. Trong đó sức đề kháng tổng hợp hưởng lợi từ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tiêm phòng vắc-xin và tập thể dục thể thao đều đặn.


Đầu tiên cần ghi nhớ rằng chế độ dinh dưỡng cân bằng là tiền đề cho việc giữ cơ thể khỏe mạnh. Một bữa ăn cần phải ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng: chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.


Ngoài ra để nâng cao sức đề kháng thì chúng ta cần phải ăn nhiều hoa quả và rau xanh kèm với uống nhiều hơn 1,5 lít nước trong 1 ngày. Dưới đây là danh sách các thực phẩm vừa nâng cao sức đề kháng, vừa có tác dụng phòng bệnh cúm.


Tỏi: Đứng đầu trong danh sách các thực phẩm để phòng cúm chính là tỏi. Có thể sử dụng tỏi tươi trong nấu ăn hàng ngày. Hàm lượng tỏi theo khuyến cáo của các chuyên gia là từ 1-3 tép tỏi 1 ngày cho 1 người. Không nên ăn quá nhiều vì ăn quá nhiều cũng có thể gây độc. Chế biến tỏi nên đập dập hoặc cắt lát tỏi sau đó đợi 10-15 phút rồi hãy chế biến nhằm giữ lại tối đa công dụng của tỏi. Thêm nữa, khi chế biến không nên chế biến ở nhiệt độ quá cao. Nếu bổ sung tỏi bằng cách nấu nướng thì có thể dùng nhiều hơn 3 tép tỏi trong 1 ngày do trong quá trình nấu nướng một số công dụng của tỏi có thể mất đi phần nào.



Ăn tỏi giúp tăng sức đề kháng chống lại virus cúm

Có nên sử dụng tỏi để phòng bệnh do virus corona chủng mới 2019?



Video đề xuất: 

Công thức chế biến tỏi sống tăng đề kháng giữa tâm dịch 2019-nCoV

Các trái cây thuộc họ cam quýt: Vitamin C chính là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng, bởi Vitamin C làm tăng sự sản xuất bạch cầu. Các trái cây chứa nhiều vitamin C bao gồm bưởi, những quả thuộc họ cam, quýt, chanh,... Do vitamin C không được dự trữ trong cơ thể nên việc bổ sung vitamin C phải đều đặn hàng ngày. Đối với người đau dạ dày có thể bổ sung vitamin C bằng một số loại như ổi, đu đủ, rau cải thìa, bắp cải, rau mầm,...Bổ sung vitamin tăng sức đề kháng cho bé bằng cách thêm trái cây vào khẩu phần ăn là vô cùng cần thiết.

Ớt chuông đỏ: Ớt chuông đỏ chứa nhiều vitamin C gấp 2 lần so với họ cam quýt. Ngoài ra ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp beta carotene dồi dào. Bên cạnh giúp tăng sức đề kháng, vitamin C còn có tác dụng giữ một làn da khỏe mạnh, còn beta carotene giúp cho mắt và da khỏe mạnh hơn.

Bông cải xanh: Bông cải xanh chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A, C, E và giàu hàm lượng chất C. Đây là loại rau tốt nhất cho sức khỏe nên bổ sung vào thực đơn các món ăn của cả gia đình. Chìa khóa để giữ các vitamin và khoáng chất trong bông cải xanh là thời gian đun nấu càng ngắn càng tốt, hoặc thậm chí là không cần đun nấu.

Bông cải xanh



Bông cải xanh chứa nhiều khoáng chất

Gừng: Gừng có tính năng giúp giảm viêm, giảm đau họng và một số bệnh viêm khác. Ngoài ra nó còn giúp giảm cảm giác buồn nôn. Gừng giúp làm giảm các triệu chứng đau và làm chậm quá trình tạo cholesterol theo như một nghiên cứu mới đây trên động vật. Chế biến gừng vô cùng đa dạng, có thể dùng như gia vị trong bữa ăn, hoặc có thể dùng nấu chín, các gia vị ăn kèm, hoặc pha trà gừng để uống.

Rau bina: Rau bina chứa rất nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, carotene, giúp tăng sức đề kháng và khả năng chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch. Việc nấu rau bina trong một thời gian ngắn giúp tăng cường vitamin A và các chất dinh dưỡng khác được giải phóng ra từ axit oxalic.

Sữa chua: Hãy dùng các loại sữa chua có các lợi khuẩn được ghi trên nhãn mác vì những lợi khuẩn này giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Tránh các loại sữa chua có nhiều đường. Bạn có thể làm sữa chua tại nhà bằng trái cây và thêm vào đó 1 ít mật ong. Sữa chua cũng chính là nguồn vitamin D tuyệt vời, vì vitamin D cũng chính là chất kích hoạt hiệu quả cho một hệ miễn dịch hoàn hảo.

Quả hạnh nhân: Khi nói đến việc ngăn ngừa và phòng chống cảm lạnh, việc bổ sung vitamin E cũng là cần thiết. Vitamin E là loại vitamin tan trong dầu. Nó cần một lượng chất béo thì cơ thể mới hấp thu được vitamin E. Vì vậy hạnh nhân chính là thực phẩm cung cấp vitamin E hoàn hảo, do nó có một lượng chất béo tốt cho sức khỏe. Một khẩu phần ăn gồm nửa cốc chứa 46 hạt hạnh nhân nguyên vỏ cung cấp 100% lượng vitamin E được khuyến nghị hàng ngày.

hạnh nhân

Hạnh nhân cung cấp lương lớn vitamin E cho cơ thể

Nghệ: Nghệ được sử dụng nhiều nhất trong món cà ri, nhưng nó cũng được sử dụng như một chất chống viêm và chống đau xương khớp dạng thấp. Ngoài ra nồng độ curcumin cao có tác dụng giảm tổn thương cơ do tập thể dục.

Trà xanh: Trà xanh là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, ngoài ra trà xanh giàu epigallocatechin gallate, hoặc EGCG, một chất oxy hóa mạnh mẽ khác trong khi EGCG là chất tăng khả năng sức đề kháng. Trà xanh cũng là một nguồn axit amin L-theanine tốt. L-theanine có thể hỗ trợ sản xuất các hợp chất chống vi trùng trong các tế bào T của bạn.

Đu đủ: Đu đủ là một loại cây khác chứa vitamin C hàm lượng cao. Ngoài ra đu đủ có một loại enzyme tiêu hóa là papain có tác dụng chống viêm. Đu đủ còn giàu Kali, vitamin B và folate dồi dào. Tất cả đều có lợi cho sức khỏe chung của bạn.

Quả kiwi: Giống như đu đủ, kiwi có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết, gồm folate, kali, vitamin K và vitamin C. Vitamin C có tác dụng tăng các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng trong khi các thành phần khác trong quả kiwi giúp cơ thể của bạn hoạt động tốt.

Thịt gà: Khi bạn bị ốm thì món cháo gà không chỉ giúp bạn có cảm giác ăn uống ngon miệng mà còn là một loại thuốc. Nó giúp cải thiện các triệu chứng cảm lạnh. Ngoài ra thịt gà cũng giàu vitamin B giúp lợi ích cho miễn dịch đường ruột, tăng sức đề kháng.

Động vật có vỏ: Động vật có vỏ chính là một trong những thực phẩm xuất hiện trong tâm trí chúng ta ngay lập tức khi muốn bổ sung kẽm. Kẽm tuy không được biết đến nhiều như vitamin và các khoáng chất khác nhưng có tác dụng cực tốt giúp các tế bào miễn dịch thực hiện được tốt chức năng của nó. Một số loại động vật có vỏ có thể kể đến là: cua, sò tôm, trai,...

Hải sản


Động vật có vỏ chứa lượng lớn các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe

2. Một số biện pháp khác nhằm tăng cường sức đề kháng

Uống nhiều nước.

Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống.

Ăn chín uống sôi.

Tập thể dục đều đặn.

Video đề xuất:



Tăng cường sức đề kháng trong tâm bão dịch do virus Corona mới (2019-nCoV)


3. Cách bổ sung vitamin tăng sức đề kháng cho bé

Nếu trường hợp bé nhà bạn không chịu ăn các loại rau, củ quả, thì việc bổ sung vitamin bằng thực phẩm chức năng là cần thiết. Nên chọn các nguồn sản phẩm uy tín, chất lượng đã được kiểm định. Cho bé tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tăng cường hoạt động ngoài trời.


Trẻ nhỏ cần vui chơi

Cha mẹ nên tăng cường hoạt động ngoài trời cho trẻ

4. Kết luận

Việc ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng kể trên là cần thiết cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, một chế độ ăn phong phú và đa dạng mới chính là chìa khóa cho một cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy cần kết hợp các loại thực phẩm kể trên cùng với các nguồn thực phẩm thông thường khác trong chế độ ăn hàng ngày, kết hợp với tập luyện thể dục thể thao và uống nhiều nước để có một sức khỏe hoàn hảo.

Nguồn Vinmec

Xem thêm: Sửa non Alpha Lipid Liflinr tăng cườngđề kháng

[Continue reading...]

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2020

Nghiên cứu: Những người từng bị cảm lạnh có thể tạo phản ứng miễn dịch với COVID-19 nhanh hơn

- 0 nhận xét

 Khi các tế bào T được phát triển để phản ứng với một chủng virus cụ thể, nó sẽ phản ứng với cả các mầm bệnh tương tự.


Những người từng bị cảm lạnh trong một vài năm gần đây có thể có lợi thế khi chiến đấu với COVID-19. Đó là giả thuyết được rút ra từ một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Science. Trong đó, các nhà khoa học tìm thấy những người chưa từng tiếp xúc với SARS-CoV-2 nhưng vẫn có các tế bào miễn dịch T phản ứng được với virus này.


Các tác giả nghiên cứu cho rằng những tế bào T của họ đã học được cách chống lại họ virus corona nói chung, bắt đầu từ các virus gây cảm lạnh thông thường mà họ mắc phải trước đây.


Nghiên cứu: Những người từng bị cảm lạnh có thể tạo phản ứng miễn dịch với COVID-19 nhanh hơn - Ảnh 1.

Nghiên cứu: Những người từng bị cảm lạnh sẽ có lợi thế khi chiến đấu với COVID-19



Tế bào bạch cầu T là một phần quan trọng của hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi virus. Nhiệm vụ của chúng là xác định và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh, đồng thời thông báo cho các tế bào B giúp chúng tạo ra kháng thể mới chống lại căn bệnh.


Khi bị nhiễm một mầm bệnh bất kỳ, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ tạo ra cả kháng thể và các tế bào bạch cầu T này. Sau khi đã khỏi bệnh, nồng độ kháng thể trong máu của bạn sẽ suy giảm theo thời gian, nhưng các tế bào T vẫn ghi nhớ được mầm bệnh trong nhiều năm, giúp kích hoạt hệ thống phòng thủ nếu bạn gặp phải virus tương tự.


Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy việc các tế bào T ghi nhớ virus corona (những chủng gây cảm lạnh) có thể giúp những người mắc COVID-19 có lợi thế hơn trong việc chống lại virus corona mới, cụ thể là SARS-CoV-2.


"Điều này có thể giúp giải thích tại sao một số người mắc COVID-19 có các triệu chứng bệnh nhẹ hơn, trong khi những người khác bị bệnh nặng", Alessandro Sette, một trong số các tác giả của nghiên cứu mới cho biết.


Một số tế bào T nhận ra SARS-CoV-2 dù chưa từng thấy nó


Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Science, nhóm của Sette đã phân tích máu của 25 tình nguyện viên được thu thập từ năm 2015 đến 2018. Mặc dù đó là khoảng thời gian COVID-19 chưa xuất hiện, nhưng các tế bào T trong các mẫu máu này vẫn có thể nhận diện được virus SARS-CoV-2 và 4 chủng virus corona gây cảm lạnh thông thường.


Trước đó vào tháng 5, Sette cũng công bố một nghiên cứu trong đó ông kiểm tra máu của 10 người chưa từng tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 nhưng lại có các tế bào T có khả năng nhận diện và tạo phản ứng miễn dịch khi gặp nó.


Nghiên cứu: Những người từng bị cảm lạnh có thể tạo phản ứng miễn dịch với COVID-19 nhanh hơn - Ảnh 2.

Khi các tế bào T được phát triển để phản ứng với một chủng virus cụ thể, nó sẽ phản ứng với cả các mầm bệnh tương tự.



Mở rộng phân tích này sang các nhóm thuần tập ở Mỹ, Hà Lan, Đức, Singapore và Anh, Sette cũng thấy khoảng 20-50% số người trong các nhóm này đã có các tế bào bạch cầu phản ứng được với virus SARS-CoV-2, mặc dù sự thật là họ chưa từng phơi nhiễm hay mắc COVID-19.



"Phản ứng miễn dịch chống lại COVID-19 đã tồn tại ở một mức độ nào đó trong dân số nói chung", Sette viết trong báo cáo. Hai nghiên cứu khác gần đây cũng cung cấp nhiều bằng chứng hơn cho kết luận này của ông.


Nghiên cứu đầu tiên được công bố vào tháng trước cho thấy hơn một phần ba trong số 68 người Đức khỏe mạnh chưa bao giờ phơi nhiễm COVID-19 nhưng có tế bào T phản ứng với virus. Nghiên cứu thứ hai được công bố trên tạp chí Nature chỉ ra hơn 50% trong số 37 người khỏe mạnh có các tế bào T nhận ra virus SARS-CoV-2. Dĩ nhiên, họ cũng là những người chưa từng tiếp xúc hay mắc COVID-19.


Nghiên cứu trên tạp chí Nature cũng đã kiểm tra 23 người sống sót sau bệnh SARS năm 2003 - cũng là một chủng virus corona. Kết quả cho thấy các tế bào T của họ vẫn có bộ nhớ đặc hiệu cho virus sau 17 năm hồi phục. Chính những tế bào T đó cũng có thể nhận ra virus SARS-CoV-2 mới.


Những người có tế bào T phản ứng chéo có thể đáp ứng miễn dịch nhanh hơn


Lời giải thích dễ hiểu nhất cho những quan sát này là một hiện tượng được gọi là phản ứng chéo: Khi các tế bào T được phát triển để phản ứng với một chủng virus cụ thể, nó sẽ phản ứng với cả các mầm bệnh tương tự.


Điều đó có thể cung cấp cho hệ thống miễn dịch một cơ chế sẵn sàng để đối phó với các virus mới, dù chúng chưa từng được sinh ra hoặc chưa từng được biết đến.


Nghiên cứu: Những người từng bị cảm lạnh có thể tạo phản ứng miễn dịch với COVID-19 nhanh hơn - Ảnh 3.

Hiện còn quá sớm để nói liệu trí nhớ miễn dịch của tế bào T có ảnh hưởng thế nào đến kết quả điều trị cuối cùng trên bệnh nhân COVID-19.



Sette ví phản ứng chéo của tế bào T giống như một vận động viên điền kinh đã nhổm chân dậy trên vạch xuất phát. "Bạn đang bắt đầu với một chút lợi thế - một sự khởi đầu trong cuộc chạy đua vũ trang giữa virus muốn sinh sôi và hệ thống miễn dịch muốn loại bỏ nó", ông nói với Business Insider.


Trong trường hợp không có các tế bào T phản ứng chéo, cơ thể bạn phải tăng cường khả năng phòng thủ từ con số 0. Điều này có thể ảnh hưởng đến tốc độ mà hệ thống miễn dịch của bạn có thể phản ứng với virus xâm nhập.


Sette cho biết mức độ phản ứng chéo của tế bào miễn dịch T có thể giúp cơ thể "chuyển sang các mức độ bảo vệ khác nhau". "Có phản ứng tế bào T mạnh hoặc phản ứng tế bào T tốt hơn sẽ cho bạn một cơ hội đạt được phản ứng nhanh hơn và mạnh hơn nhiều".


Mặc dù vậy, ông nhấn mạnh hiện còn quá sớm để nói liệu trí nhớ miễn dịch của tế bào T có ảnh hưởng thế nào đến kết quả điều trị cuối cùng trên bệnh nhân COVID-19. 


Một mặt, các phản ứng miễn dịch có thể giúp cơ thể chống lại mầm bệnh. Đôi khi, nó tạo ra một hiệu ứng gọi là bão cytokine (phản ứng miễn dịch thái quá tấn công cả tế bào khỏe mạnh trong cơ thể) và khiến căn bệnh trở nên trầm trọng hơn.


Tham khảo Businessinsider

Xem thêm Sửa non Alpha Lipid Lifeline tăng  cường miễn dịch với virus

[Continue reading...]

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2020

Cuba tặng Việt Nam thuốc tăng đề kháng Covid-19

- 0 nhận xét

Đoàn chuyên gia y tế Cuba cùng hàng nghìn lọ thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 đã tới Việt Nam, sẵn sàng vào Đà Nẵng, Quảng Nam chống dịch.

Lễ bàn giao thuốc chống Covid-19 do Cuba tài trợ Việt Nam được tổ chức tại Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng) chiều 5/8. Đại sứ Cuba tại Việt Nam, bà Lianys Torres Rivera, cho biết thuốc interferon Alfa 2B đạt chuẩn châu Âu, khi đưa vào cơ thể sẽ kích thích sản sinh ra kháng thể chống lại nCoV, có vai trò quan trọng trong điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 nặng.

Thuốc đã được sử dụng điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 ở Cuba, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ nguy kịch. Theo thống kê, đến cuối tháng 4, tỷ lệ tử vong của những bệnh nhân đã tiếp nhận điều trị bằng thuốc này giảm chỉ còn 0,9%.

"Hơn 80 nước đã bày tỏ mong muốn mua thuốc này của Cuba, điều đó chứng minh hiệu quả của thuốc trong phòng, chống dịch bệnh", bà Lianys Torres Rivera nói.

Đại sứ Cuba tại Việt Nam, bà Lianys Torres Rivera tặng thuốc interferon Alfa 2B cho Việt Nam chiều 5/8. Ảnh: Nguyên Hải
Đại sứ Cuba tại Việt Nam, bà Lianys Torres Rivera, tặng thuốc interferon Alfa 2B cho Việt Nam chiều 5/8. Ảnh: Nguyên Hải

Theo nữ đại sứ, từ khi được đưa vào sử dụng trong hệ thống y tế Cuba cách đây 3 thập kỷ, loại thuốc này cũng chứng minh được tác dụng khi được dùng điều trị một số bệnh lý như viêm gan B, viêm gan C, zona thần kinh... Thuốc được điều chế bởi các nhà khoa học của Trung tâm di truyền và công nghệ sinh học Cuba trong nửa cuối những năm 1980.

Phát triển công nghiệp dược phẩm và công nghệ sinh học là một trong những ưu tiên của Cuba, bà Lianys Torres Rivera nói. Bà cho biết việc trao tặng lần này thể hiện mong muốn thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực y dược với Việt Nam, đóng góp vào mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Ngoài tặng thuốc, một đoàn chuyên gia y tế Cuba đã được cử đến Việt Nam để hỗ trợ chống dịch. Trong thời gian cách ly y tế theo quy định tại Học viện Quân y, các chuyên gia này thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống dịch trực tuyến với các bác sĩ quân y Việt Nam. Sau cách ly, đoàn chuyên gia Cuba sẵn sàng vào vùng tâm dịch sát cánh cùng các y, bác sĩ Việt Nam.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cảm ơn tình cảm đặc biệt mà Cuba dành cho Việt Nam dù nước bạn còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Ông khẳng định Việt Nam không để đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến các kế hoạch hợp tác về quốc phòng giữa hai nước và sẽ tạo mọi điều kiện để các chuyên gia y tế hai bên sớm trao đổi, thống nhất phương hướng hợp tác lâu dài.

Thứ trưởng Quốc phòng nhấn mạnh, với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam đang tích cực thể hiện trách nhiệm của mình đối với các vấn đề an ninh chung, cũng như chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy sự đoàn kết của thế giới trong phòng, chống đại dịch Covid-19.

Trước đó, Việt Nam đã hỗ trợ Cuba 3 tấn vật tư y tế chống dịch gồm kit chẩn đoán nhanh, khẩu trang y tế, quần áo bảo hộ... Số vật tư này đã được chuyển đến Havana.

Việt Nam tặng Cuba 3 tấn vật tư y tế chống Covid-19 14
Hoàng Thùy
[Continue reading...]

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2020

Bổ sung lợi khuẩn tăng sức đề kháng: Cần làm ngay để phòng virus !

- 0 nhận xét

Dịch bệnh do virus đang bùng phát, chúng ta cần chủ động bảo vệ bản thân trước vi khuẩn, virus. Bổ sung lợi khuẩn chính là cách giúp tăng sức đề kháng hiệu quả.
 
bổ sung lợi khuẩn
Bổ sung lợi khuẩn để tăng cường sức đề kháng: Cần làm ngay để phòng ngừa virus 
Hệ miễn dịch khỏe – “tấm khiên” bảo vệ sức khỏe 
Hệ miễn dịch là một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Chúng phối hợp với nhau để bảo vệ con người chống lại vi khuẩn, virus trong môi trường. Một trong những tế bào quan trọng của hệ miễn dịch là tế bào bạch cầu, có chức năng tìm kiếm và tiêu diệt những “kẻ xâm lược” ví dụ như virus, vi khuẩn. Hệ miễn dịch tấn công những yếu tố gây bệnh thông qua các bước phản ứng miễn dịch. 
 
bổ sung lợi khuẩn

Hệ miễn dịch chính là “tấm khiên” bảo vệ sức khỏe

Đầu tiên, hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ con người bằng cách tạo ra một rào cản ngăn chặn mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể. Nếu chúng có thể vượt qua “hàng rào bảo vệ”, hệ miễn dịch tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu, các hóa chất khác nhằm tấn công và phá hủy những yếu tố lạ gây hại. Trong trường hợp các kháng nguyên lạ tiếp tục phát triển, hệ miễn dịch sẽ tiếp tục tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn nữa để kìm hãm, không để cho mầm bệnh phát triển.
Như vậy, có sức đề kháng khỏe mạnh chính là “chìa khóa” giúp bảo vệ con người trước bệnh tật.
>> Xem thêm Bổ sung lợi khuẩn liệu có giúp điều trị trẻ tự kỷ?

80% miễn dịch nằm ở đường ruột

Theo hai nhà khoa học Bryan B. Yoo và Sarkis K. Mazmanian - Khoa Kỹ thuật Sinh học & Sinh học, Viện Công nghệ California (Mỹ): Đường ruột dài khoảng 5m, có diện tích bề mặt biểu mô là 32m2. Đây chính là "ngôi nhà" của 70-80% mô miễn dịch (theo nhà nghiên cứu Kagnoff, năm 1987). 
 
Các tế bào miễn dịch trong đường tiêu hóa được gọi là Peyer’s patches (màng nhầy dịch vị đặc trưng của ruột), chống nhiễm trùng bằng cách giải phóng các tế bào bạch cầu - tế bào T và tế bào B. Hệ thống miễn dịch tốt sẽ làm giảm khả năng nhiễm virus gây cảm lạnh, cúm và nhiều loại virus khác...
 
Tuy nhiên, bởi vì nằm bên trong cơ thể nên hầu hết mọi người không nhận ra rằng, đường ruột tạo thành một "hàng rào" bảo vệ chúng ta trước thế giới bên ngoài.
>> Xem thêm Mẹo giúp khỏi nhanh cảm lạnh cực kỳ đơn giản

 
bổ sung lợi khuẩn
Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch

Để tăng cường miễn dịch cần bổ sung lợi khuẩn

Trong đường ruột có một hệ vi sinh vật chung sống hòa bình với nhau, với tỉ lệ 85% lợi khuẩn và 15% vi khuẩn xấu. Tuy vậy, không phải lúc nào chúng ta cũng giữ được tỉ lệ hoàn hảo này, bởi chế độ ăn uống kém lành mạnh, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài hay sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài… Do vậy, muốn cân bằng hệ vi sinh đường ruột để hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhằm tăng cường sức đề kháng, nhiều chuyên gia khuyến cáo cần bổ sung lợi khuẩn phù hợp. 

Nên bổ sung lợi khuẩn bằng cách nào? 

Lợi khuẩn có nhiều trong các thực phẩm như sữa chua, kimchi, dưa muối và các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe như men vi sinh. Tuy nhiên, không có nhiều lợi khuẩn vượt qua được môi trường axit dạ dày, dịch vị, nên số lượng vào đến ruột non rất ít. 

bổ sung lợi khuẩn
Bổ sung bào tử lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột
 
Để khắc phục nhược điểm này, các chuyên gia đã nghiên cứu và sản xuất thành công bào tử lợi khuẩn. Bào tử chính là dạng ngủ đông của lợi khuẩn, với phần lõi là lợi khuẩn được bất hoạt, các lớp vỏ xung quanh giống như các lớp áo để bảo vệ lợi khuẩn. Nhờ đó, bào tử lợi khuẩn dễ dàng vượt qua được hàng rào tiêu hóa, axit dạ dày, khi vào đến ruột non, bào tử lợi khuẩn sẽ hút nước, nảy mầm và phát triển thành lợi khuẩn bình thường. 
 
Bổ sung bào tử lợi khuẩn, ví dụ như bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii nhằm ức chế vi khuẩn có hại, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột chính là cách hiệu quả để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chiến đấu lại các mầm bệnh bên ngoài. 
 
Bổ sung men vi sinh Bio Vigor có thành phần hoàn toàn là bào tử Bacillus clausii, với số lượng 100 triệu mỗi gói 1g, là giải pháp đơn giản giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho cả người lớn và trẻ nhỏ. 

Anh Nguyễn
Theo Đời sống Plus/GĐVN

Phần quảng cáo

Cung cấp sửa non Alphalipid Lifeline tại Bà Rịa Vũng Tàu


Giá bán : 1,280,000 Đ giao hàng tận nơi trong Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Dinh dưỡng tốt cho gia đình khỏe mạnh!
Từ những thành phần thiên nhiên, sản xuất bởi công nghệ được cấp bằng sáng chế và bảo hộ để tạo ra một sản phẩm chăm sóc sức khỏe. 
Thực phẩm bổ sung “Alpha Lipid LifeLine”, nguồn dinh dưỡng SỮA NON TỪ BÒ, kết hợp những thành phần dinh dưỡng thiết yếu và đa dạng như vitamin, khoáng chất, với hàm lượng canxi phù hợp nhu cầu của cơ thể. Men vi sinh probiotics được bổ sung góp phần hỗ trợ một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, kích thích hệ miễn dịch đường ruột.
Ngoài ra, Công nghệ Alpha Lipid, chiết xuất phospholipid từ sữa, giúp hấp thu tốt hơn, bảo vệ các thành phần dinh dưỡng khác, đặc biệt là yếu tố kháng thể của sữa non trong môi trường acid dạ dày.
Công dụng
Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ tăng cường sức khỏe, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng. Dùng thay thế bữa ăn phụ.
Đối tượng khuyến cáo
Dùng cho trẻ em trên 3 tuổi, người trưởng thành.
Tại Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu: 512/3 Trương Công Định , phường 8, Tp Vũng Tàu 
LIÊN HỆ: Hotline 0365266648-Website: tinasuanon.blogspot.com
Email:tinasuanon@gmail.com, ntnam53@gmail.com
[Continue reading...]
 
Copyright © . TiNa-Sữa non - Posts · Comments
Theme Template by BTDesigner · Powered by Blogger