Thứ Hai, 9 tháng 1, 2023

Làm vườn giúp giảm nguy cơ ung thư

- 0 nhận xét

 MỸNghiên cứu mới cho thấy làm vườn có thể cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, làm giảm nguy cơ ung thư.


Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet Planetary Health, ngày 7/1. Đây là nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm soát đầu tiên cho thấy người làm vườn ăn nhiều chất xơ, hoạt động thể chất tích cực hơn - hai cách hiệu quả làm giảm nguy cơ ung thư và các bệnh mạn tính.


"Những phát hiện mới cung cấp bằng chứng cụ thể cho thấy làm vườn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư, các bệnh mạn tính và rối loạn sức khỏe tâm thần", Jill Litt, giáo sư Khoa Nghiên cứu Môi trường tại Đại học Colorado Boulder, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.


Để thực hiện nghiên cứu, giáo sư Litt và các đồng nghiệp chia 291 tình nguyện viên thành hai nhóm: không làm vườn và làm vườn. Nhóm làm vườn được nhận một khu vườn cộng đồng tự do, một số hạt giống, cây con. Họ cũng tham gia khóa học làm vườn cơ bản thông qua chương trình Vườn Đô thị Denver phi lợi nhuận - đối tác của nghiên cứu.


Sau một thời gian, cả 291 tình nguyện viên thực hiện khảo sát định kỳ về chế độ dinh dưỡng, sức khỏe tinh thần, xét nghiệm các chỉ số cơ thể và đeo máy theo dõi hoạt động.


Kết quả cho thấy lượng chất xơ trung bình trong khẩu phần ăn theo ngày của nhóm làm vườn cao hơn 1,4 g (7%) so với nhóm đối chứng. Các chuyên gia cho biết chất xơ ảnh hưởng mật thiết đến phản ứng miễn dịch, cách con người tiêu hóa thức ăn, sức khỏe hệ vi sinh đường ruột, mức độ nhạy cảm với bệnh tiểu đường và một số bệnh ung thư.



Một người phụ nữ đang trồng cây trong vườn. Ảnh: Freepik

Làm vườn có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất. Ảnh: Freepik


Mức tiêu thụ chất xơ được khuyến nghị là 25-38 g mỗi ngày. Tuy nhiên người trưởng thành ở đô thị thường ăn ít hơn 16 g.


Đồng tác giả James Hebert, giám đốc Chương trình Kiểm soát và Phòng ngừa Ung thư của Đại học Nam Carolina cho biết: "Tăng một gram chất xơ có thể tác động tích cực đối với sức khỏe".


Nhóm làm vườn trong nghiên cứu cũng có mức độ hoạt động thể chất cao hơn 42 phút so với nhóm không làm vườn. Các cơ quan y tế công cộng khuyến nghị mỗi người tập thể dục ít nhất 150 mỗi tuần. Trong khi đó, người Mỹ chỉ đáp ứng 25% khoảng thời gian này. Với ba lần làm vườn mỗi tuần, những người tham gia nghiên cứu đáp ứng 30% mức thể dục được khuyến nghị.


Các tình nguyện viên cũng báo cáo làm vườn giúp họ giảm cảm giác lo lắng và sự căng thẳng. Các nhà khoa học xác nhận ngay cả người mới làm vườn cũng có thể nhận được lợi ích sức khỏe đáng kể.


Thục Linh (Theo Medical Express)

[Continue reading...]

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2023

9 nguyên nhân thường gặp gây tiêu hóa kém

- 0 nhận xét

 Gặp vấn đề về tiêu hóa, ăn thực phẩm chế biến sẵn, stress… là các nguyên nhân thường gặp gây tiêu hóa kém.


Tiêu hóa kém có thể khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải do không được cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng. Tình trạng này kéo dài không cải thiện gây suy giảm chức năng và hệ miễn dịch. Bác sĩ, Tiến sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa - Gan mật - Tụy, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết tiêu hóa kém là quá trình chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng diễn ra chậm do bộ phận nào đó của hệ tiêu hóa gặp vấn đề. Thức ăn ứ đọng tại cơ quan tiêu hóa gây đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy...


Tiến sĩ Khanh chỉ ra một số nguyên nhân thường gặp gây tiêu hóa kém như sau:


Chứng khó tiêu chức năng


Chứng khó tiêu chức năng là bệnh tiêu hóa thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra như căng thẳng, chậm quá trình làm rỗng dạ dày, tăng nhạy cảm với axit, ăn thức ăn có nhiều gia vị cay nóng... Các triệu chứng của bệnh có thể gặp phải như đầy bụng sau ăn, ăn nhanh no, đau thượng vị sau ăn, nóng rát vùng thượng vị. Thay đổi cách sống để cân bằng, giúp giảm các triệu chứng khó chịu.


Hội chứng ruột kích thích


Hội chứng ruột kích thích (IBS) là chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến. Những người bị IBS thường có triệu chứng của tiêu hóa kém như đau bụng, chướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy... Tiến sĩ Khanh cho rằng, căng thẳng trong thời gian dài, chế độ ăn uống không lành mạnh, tác dụng phụ của thuốc... là các yếu tố khiến bệnh trầm trọng hơn.


Viêm ruột


Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn là hai dạng của viêm ruột. Viêm loét đại tràng gây viêm và loét trên niêm mạc ruột già. Bệnh Crohn là chứng rối loạn tiêu hóa với kích ứng và viêm khắp đường tiêu hóa. Hai bệnh này là nguyên nhân gây tiêu hóa kém.



Tiêu hóa kém có thể do mắc bệnh đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, chứng khó tiêu chức năng... Ảnh: Freepik

Tiêu hóa kém có thể do mắc bệnh đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, chứng khó tiêu chức năng... Ảnh: Freepik


Không dung nạp thực phẩm


Không dung nạp, nhạy cảm với thức ăn gây ra khó khăn trong việc tiêu hóa một số loại thực phẩm. Tình trạng tiêu hóa kém xảy ra ở người không dung nạp thực phẩm như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy.


Thực phẩm chế biến sẵn


Các thực phẩm được chế biến sẵn, thức ăn đông lạnh, xúc xích... có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Những thực phẩm này làm tăng lượng đường trong máu và tăng tình trạng viêm gây ra tình trạng tiêu hóa kém. Theo Tiến sĩ Khanh, các thực phẩm chế biến sẵn với nhiều chất phụ gia khiến bạn bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Các vi khuẩn có lợi cho đường ruột bị tiêu diệt là nguyên nhân khiến quá trình tiêu hóa gặp vấn đề.


Thói quen ăn uống giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Thói quen ăn uống giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Thuốc


Thuốc, nhất là kháng sinh có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa sẽ giảm khi ngừng thuốc. Tiến sĩ Khanh cho biết, một số thuốc giảm đau cũng thường ảnh hưởng tới đường ruột. Các loại thuốc gây nhiều tác dụng phụ cho hệ tiêu hóa như codein, tramadol, mooc phin, buprenorphine, tapentadol, fentanyl...


Uống không đủ nước


Uống không đủ nước có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như táo bón. Không nhận đủ chất lỏng có thể khiến cơ thể khó khăn khi đi tiêu.


Căng thẳng


Mức độ căng thẳng tăng cao có tác động tiêu cực đến quá trình tiêu hóa. Căng thẳng hoặc lo lắng quá mức dễ dẫn đến viêm hoặc tiêu chảy trong một số trường hợp. Căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của chứng khó tiêu chức năng, hội chứng ruột kích thích.


Bệnh tiểu đường


Rối loạn tiêu hóa là vấn đề thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Những người mắc bệnh có thể bị lượng đường trong máu cao gây liệt dạ dày, tác động đến các cơ quan tiêu hóa, dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém. Người bệnh thường mất nhiều thời gian tiêu hóa thức ăn dẫn đến các triệu chứng khó chịu như chậm tiêu, táo bón.


Theo Tiến sĩ Khanh, tình trạng tiêu hóa kém nếu không được khắc phục, diễn ra trong một thời gian dài có thể gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy khiến cơ thể mất nước. Tiêu hóa kém ở mức độ nặng dễ gây nhiễm trùng đường ruột, nguy hiểm đến tính mạng. Nhận biết nguyên nhân và theo dõi tình trạng sức khỏe để điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.


Cải thiện sức khỏe đường ruột từ chế độ ăn, lối sống

Cải thiện sức khỏe đường ruột từ chế độ ăn, lối sống

Dấu hiệu nhận biết đường ruột không khỏe và cách cải thiện

Dấu hiệu nhận biết đường ruột không khỏe và cách cải thiện

Men vi sinh cải thiện các bệnh đường tiêu hóa

Men vi sinh cải thiện các bệnh đường tiêu hóa

Lục Bảo

[Continue reading...]

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2022

7 loại quả của mùa đông tốt cho sức khỏe

- 0 nhận xét

Cam, bưởi, kiwi, hồng, lê, lựu và việt quất là những loại quả giàu vitamin C và chất xơ, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống chọi bệnh tật.


Mùa đông là quãng thời gian nhiệt độ giảm xuống thấp, khí trời lạnh khiến nhiều người có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn so với các mùa khác. Tăng sức đề kháng bằng việc ăn uống điều độ, sử dụng các thực phẩm giúp phục hồi năng lượng và hệ thống miễn dịch là yếu tố rất quan trọng giúp con người giữ gìn sức khỏe trong mùa đông.


Dưới đây là 7 loại trái cây nên thưởng thức vào mùa lạnh:


Quả hồng


Loại quả này có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng hiện được trồng ở một số nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, không khó để nhìn thấy loại quả này được bày bán trên các sạp hàng tại chợ, cửa hàng và được xem như là thức quà của mùa đông. Một quả hồng chỉ có khoảng 31 calo nhưng chứa tới 18% giá trị vitamin C hàng ngày, khiến nó trở thành siêu thực phẩm hàng đầu trong mùa đông.


Nếu ăn quả hồng chưa chín, bạn sẽ thấy có vị chát, đắng và khó chịu, nhưng khi chín, chúng có vị ngọt và gần giống như thạch.


Quả lê


Lê là loại quả phổ biến nhất được tìm thấy trong siêu thị. Lê rất tốt cho sức khỏe tim mạch và đường ruột của bạn. Một quả lê cỡ trung bình chứa 5,5 gram chất xơ, trong khi một người lớn chỉ cần 14 gram chất xơ cho mỗi 1.000 calo ăn vào hàng ngày.



Bưởi chứa nhiều nước và chất xơ. Ảnh: Freepik

Bưởi chứa nhiều nước và chất xơ. Ảnh: Freepik


Bưởi


Mùa bưởi sẽ rơi vào cuối mùa đông và các gia đình thường mua với số lượng lớn, cất trong nhà cho héo, ngọt nước.


Một quả bưởi cỡ trung bình chứa với 98% giá trị vitamin C và 79% vitamin A của một người lớn cần mỗi ngày. Mặc dù loại trái cây mùa đông này rất bổ dưỡng, nhưng hãy cẩn thận với tác dụng phụ của bưởi và nước ép của nó nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu.


Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc làm nước ép bưởi. Cùi bưởi có thể dùng làm chè, vỏ bưởi có thể để trong tủ lạnh khử mùi hôi khá tốt.


Quả cam


Cam mặc dù có quanh năm nhưng khi vào mùa đông, trái này mới đạt độ ngọt và ngon nhất.


Cam có thể cung cấp hơn 100% nhu cầu vitamin C hàng ngày của bạn. Ngoài ra, chất flavonoid hesperidin có trong cam có tác dụng hạ huyết áp và chống viêm. Một nghiên cứu của châu Âu vào tháng 7/2020, cho thấy uống hai cốc nước cam mỗi ngày trong 12 tuần sẽ làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp ở những người chớm bị cao huyết áp.


Quả kiwi


Loại trái cây nhỏ màu xanh lá cây này có vị ngọt và mọng nước, chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, chất xơ và vitamin K.


Thực chất, kiwi chứa nhiều vitamin C hơn cả cam. Về trọng lượng, kiwi vàng có lượng vitamin C gấp 3 lần so với cam. Chỉ cần hai quả kiwi nhỏ đã cung cấp 287% giá trị vitamin C hàng ngày cho bạn.


Một thử nghiệm lâm sàng cho thấy ăn 4 quả kiwi vàng mỗi ngày trong 4 tuần giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian nhiễm trùng đường hô hấp trên ở người lớn tuổi.


Lựu


Lưu là loại trái cây mùa đông phổ biến trong mùa đông. Sau khi bóc lớp vỏ cứng bên ngoài, bạn sẽ tìm thấy vô số lớp màng đỏ mọng nước chứa đầy hương vị ngọt ngào và chất chống oxy hóa.


Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khả năng chống oxy hóa của nước ép lựu cao hơn rượu vang đỏ hoặc trà xanh, hai loại đồ uống được đánh giá cao về hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh.


Một nghiên cứu lâm sàng nhỏ cho thấy uống nước ép lựu cô đặc hàng ngày trong 8 tuần làm giảm đáng kể mức cholesterol ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và những người có mức mỡ máu cao.


Quả việt quất. Ảnh: Freepik

Quả việt quất. Ảnh: Freepik


Nam việt quất


Loại quả này thường được thu hoạch trong những tháng mùa đông từ tháng 10 đến tháng 12, rất phù hợp cho dịp lễ Giáng sinh và năm mới.


Nam việt quất là loại quả mọng nổi tiếng với tác dụng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Một số nghiên cứu lâm sàng đã phát hiện uống nước ép từ loại quả này giúp giảm tần suất UTI ở phụ nữ trưởng thành.


Hãy ra chợ và chọn ngay những loại quả này để ăn dần và nhâm nhi trong mùa đông. Chúng rất tốt cho sức khỏe và có thể cải thiện chức năng của cơ thể hàng ngày.


Mạnh Hùng (Theo Eat this, not that)

[Continue reading...]

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2022

Lợi ích bất ngờ khi đi bộ giật lùi

- 0 nhận xét

 Đi lùi có thể đốt cháy nhiều calo hơn, giúp tăng cường trí óc, cơ bắp, cải thiện dáng đi và khả năng phối hợp các bộ phận cơ thể.


Đối với nhiều người, đi bộ là một trong những cách tập thể dục đơn giản nhất. Mỗi bước đi có thể giúp tăng cường trao đổi chất và giúp giảm cân.


Ngoài ra, một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ (JAMA) cũng chỉ ra, đi bộ nhiều bước hơn mỗi ngày mang nhiều lợi ích như giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư, tim mạch, đột quỵ... Trong đó, đi bộ giật lùi được đánh giá tốt hơn cách đi bộ truyền thống.


Tăng cường trí óc, cải thiện dáng đi


Bác sĩ McNamara, thực hành trị liệu tại trung tâm McNamara Health and Wellness (Mỹ), cho biết: "Đi lùi giống như thử thách cho bộ não vì nó đòi hỏi nhiều sự phối hợp và nỗ lực khi chúng ta phải làm một việc ngược lại so với bình thường".


Ông lưu ý các bệnh nhân đột quỵ tập vật lý trị liệu có thể được hưởng lợi từ những bài tập phục hồi chức năng, bao gồm cả việc đi lùi. Thành thạo việc đi lùi sẽ gia tăng khả năng phối hợp tay chân nhịp nhàng và có thể cải thiện dáng đi.


Tăng cường cơ bắp và khớp


Cùng với đó, đi lùi cũng giúp tăng cường cơ bắp và khớp. Theo McNamara, khi bạn lùi lại một bước, 2/4 cơ chính ở đùi có xu hướng hoạt động mạnh hơn một chút so với khi bạn tiến một bước. Bởi vì hai cơ đó hoạt động nhiều hơn nên sẽ trở nên rắn chắc, giúp mang lại sự ổn định và giảm bớt một số áp lực cho đầu gối. McNamara cũng nhấn mạnh rằng điều này đôi khi có thể nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm đau cho những người bị thoái hóa khớp gối.


Đốt cháy nhiều calo hơn


Một lợi ích khác của việc đi lùi chính là nó đốt cháy nhiều calo hơn. Điều này là do việc đi lùi sẽ tác động lên các nhóm cơ thường không được sử dụng khi bạn đi bộ thông thường. Nhiều cơ bắp hơn cũng được kích hoạt để giữ cho bạn đứng thẳng và ngăn ngã ra sau.


Tuy vậy, McNamara cảnh báo đó có thể không phải là lựa chọn bài tập tốt nhất để kiểm soát cân nặng. Thay vào đó, ông cho biết bài tập này phù hợp hơn với việc rèn luyện sức mạnh và sức đề kháng.


Ông cũng khuyến nghị rằng thay vì đi lùi trong thời gian dài, mọi người nên đi lùi trong thời gian ngắn và tạo lực cản bằng cách kéo lê một vật gì đó trong khi đi.


Không nên đi bộ cả tuần


Huấn luyện viên cá nhân Anthony Wall, đồng thời là Giám đốc phát triển kinh doanh quốc tế của Hội đồng Thể dục Mỹ (ACE), cho biết vì đi bộ là một hoạt động cường độ thấp nên việc mọi người ra ngoài và đi bộ mỗi ngày là hợp lý. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nghỉ một ngày trong tuần hoặc kết hợp các hình thức tập thể dục khác như đạp xe hoặc bơi lội.


Khuyến cáo của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS), người lớn nên duy trì từ 150 đến 300 phút thể dục với cường độ vừa phải (chẳng hạn như đi bộ nhanh) hoặc 75 đến 150 phút hoạt động cường độ cao (như chạy bộ) mỗi tuần để đạt được lợi ích với sức khỏe.


Doãn Hùng (Theo NY Post, Everyday Health)




[Continue reading...]

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2022

Hy vọng từ phương pháp điều trị ung thư biệt hóa

- 0 nhận xét

MỸ Nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 3 cho thấy liệu pháp điều trị biệt hóa, nhắm mục tiêu vào khối u của từng bệnh nhân đem lại hiệu quả khả quan.


Ngày 9/12, tại Hội nghị Chuyên đề về Ung thư vú ở San Antonio, các nhà khoa học cho biết nghiên cứu này diễn ra trên 708 bệnh nhân ung thư vú đã tái phát hoặc tiến triển sau khi sử dụng những liệu pháp thường quy.


Nghiên cứu cho thấy liệu pháp capivasertib của hãng dược AstraZeneca kết hợp với Faslodex (fulvestrant) - liệu pháp đã được sử dụng để điều trị ung thư giai đoạn cuối, giúp người bệnh không tiến triển nặng trong trung bình 7,2 tháng. Con số này cao hơn so với 3,6 tháng ở những người chỉ dùng giả dược.


Capivasertib là một loại thuốc đường uống, dùng hai lần mỗi ngày theo lịch trình không liên tục: 4 ngày uống thuốc và ba ngày nghỉ. Theo Viện Nghiên cứu Ung thư, loại thuốc này ngăn chặn hoạt động của một phân tử protein gây ung thư có tên AKT.


Theo giáo sư Harold Burstein, bác sĩ tại Viện Ung thư Dana Farber, đây là một bước tiến đáng kể trong lĩnh vực điều trị ung thư.


"Nhìn vào dữ liệu, ta có thể thấy tin tốt là sản phẩm được dung nạp hiệu quả hơn so với một số loại thuốc ung thư sẵn có, theo cùng một lộ trình", ông nói.



Hình ảnh chụp quang tuyến vú tầm soát ung thư của một bệnh nhân 4 năm trước khia khối u phát triển. Ảnh: MIT

Hình ảnh chụp quang tuyến vú tầm soát ung thư của một bệnh nhân 4 năm trước khi khối u phát triển. Ảnh: MIT


Otis Brawley, giáo sư tại Trường Y tế Công cộng Bloomberg thuộc Đại học Johns Hopkins, đồng tình với quan điểm này. Tuy nhiên, ông cho rằng khái niệm "không tiến triển ung thư" được các nhà khoa học để cập còn mơ hồ và thiếu khách quan.


"Tôi thấy nguy cơ tiến triển ung thư giảm, nhưng không có nghĩa nguy cơ tử vong cũng giảm. Chúng ta sẽ cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để xem phương pháp mới có thể giảm nguy cơ tử vong hay không", ông nói.


Trước đó, thuốc điều trị ung thư Avastin cũng được quảng cáo là kéo dài khả năng sống sót không tiến triển đối với ung thư di căn. Tuy nhiên, các nhà khoa học không trả lời được câu hỏi "liệu thuốc có khiến bệnh nhân sống lâu hơn, có thể chữa bệnh cho mọi người hay không". Sau quá trình bình duyệt, các nhà khoa học nhận thấy Avastin thậm chí rút ngắn tiên lượng của bệnh nhân.


Dù vậy, các chuyên gia nhận định capivasertib vẫn là tiến bộ đáng kể trong việc điều trị ung thư vú, bên cạnh nhiều đột phá khác. Nghiên cứu công bố vào tháng 10 cho thấy tỷ lệ tử vong vì căn bệnh này đã giảm 43%, tương đương với 460.000 ca tử vong trong ba thập kỷ, kể từ năm 1989 đến năm 2020.


Với những kết quả tích cực từ nghiên cứu phương pháp điều trị ung thư vú, giáo sư Burstein tin rằng nhân loại sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong tương lai.


Thục Linh (Theo CNN)

[Continue reading...]

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2022

Mỹ phê duyệt liệu pháp chữa bệnh từ phân người

- 0 nhận xét



 FDA lần đầu tiên phê duyệt liệu pháp cấy ghép từ phân người để chữa bệnh nhiễm trùng đường ruột, giúp ngăn ngừa nhiều ca tử vong do mắc bệnh này.


Loại thuốc có tên Rebyota, dạng dịch thể đục, chứa vi khuẩn đường ruột được thu thập từ phân của những người hiến khỏe mạnh.


Rebyota được chấp thuận sử dụng cho những người từ 18 tuổi trở lên, những người đã hoàn thành đợt điều trị nhiễm trùng song có thể tái phát với vi khuẩn Clostridioides difficile, còn gọi là C. diff.


Loại vi khuẩn này có thể xâm chiếm đường ruột nếu hệ vi sinh vật bình thường bị phá vỡ (chẳng hạn do sử dụng kháng sinh). Khi nhân lên trong ruột, vi khuẩn này giải phóng độc tố gây tiêu chảy, đau bụng, sốt và viêm đại tràng. Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), đôi khi nhiễm trùng có thể dẫn đến suy nội tạng và thậm chí tử vong. Tại Mỹ, hàng năm có 15.000-30.000 ca tử vong liên quan vi khuẩn này.


Mọi người có thể bị tái nhiễm trùng nhiều lần, gọi là CDI tái phát. Nguy cơ tái phát tăng theo số lần nhiễm và các lựa chọn điều trị bị hạn chế dần. Đặc biệt, không phải lúc nào kháng sinh cũng có tác dụng chống lại các chủng C. diff hung hăng, kháng kháng sinh. Đôi khi chúng có thể phá vỡ hệ vi sinh vật và làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng.


Peter Marks, Giám đốc Trung tâm Đánh giá và Nghiên cứu Sinh học của FDA, cho biết: "Sự chấp thuận cho Rebyota là một bước tiến trong việc chăm sóc những bệnh nhân bị nhiễm C. difficile tái phát".


Theo đó, bằng cách đưa thuốc vào trực tràng bệnh nhân, các bác sĩ có thể khôi phục cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, vi khuẩn sống ở đường tiêu hóa dưới, ngăn ngừa các đợt tái nhiễm. Liệu pháp được sử dụng sau khi người bệnh đã hoàn thành điều trị bằng kháng sinh.



Vi khuẩn Clostridium difficile. Ảnh: CDC Mỹ

Vi khuẩn Clostridium difficile. Ảnh: CDC Mỹ


Trong các thử nghiệm lâm sàng, các tác dụng phụ phổ biến nhất của Rebyota là đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn.


Ferring, công ty đưa ra liệu pháp điều trị, chưa bình luận về giá cả và tính khả dụng. Ngoài ra, các công ty khác, ví dụ Seres Therapeutics (MCRB.O) cũng đang nghiên cứu liệu pháp tương tự dựa trên cấy ghép hệ vi sinh vật trong phân.


Chi Lê (Theo Reuters, Livescience, FDA)

[Continue reading...]

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2022

Lợi ích sức khỏe không ngờ của hạt me

- 0 nhận xét

 SKĐS - Hạt me chứa nhiều protein, axit amin, các axit béo thiết yếu và khoáng chất và có những lợi ích sức khỏe không ngờ dưới đây:

lợi ích sức khỏe của hạt me



 


Chữa đau họng

Nước hạt me có thể dùng như loại nước súc họng tự nhiên vì nó giàu chất chống viêm và các thành phần kháng khuẩn giúp chống lại đau họng, cảm lạnh và ho. Hãy bỏ một chút bột hạt me vào cốc nước ấm và súc miệng với nước này.


Trị chứng khó tiêu

Bạn có thể trị chứng khó tiêu một cách tự nhiên với nước hạt me. Không chỉ hỗ trợ tiêu hóa, loại nước này cũng làm tăng sản sinh axit mật do nó có hàm lượng chất xơ cao. Vỏ quả me chứa xyloglucan, đóng vai trò thay thế cho pectin hóa quả. Do vậy giúp điều trị tiêu chảy.


Tăng cường miễn dịch

Có đặc tính tăng cường miễn dịch, hạt me hỗ trợ sản sinh haemoglobin, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tiểu cầu. Nó cũng làm tăng hàm lượng các tế bào miễn dịch, CD4 và CD8 giúp bảo vệ chống lại nhiều loại bệnh nhiễm trùng và bệnh tật.


Viêm khớp

Hạt me có thể làm giảm đau khớp và các triệu chứng viêm khớp. Để làm được điều này, cho ½ thìa bột hạt me rang vào một cốc nước và uống dung dịch này 2 lần mỗi ngày. Cách này giúp bôi trơn các khớp và cũng làm giảm đau khớp.


Tiểu đường

Hạt me có thể làm giảm hàm lượng glucose trong máu bằng cách làm giảm áp lực lên tuyến tụy. Hơn nữa, nó cũng hỗ trợ giảm cân và giảm mỡ máu cùng với cải thiện kháng insulin ở những người bị tiểu đường.


Bệnh tim

Hạt me cũng giàu chất béo không no và kali, đóng vai trò trong việc kiểm soát cholesterol. Ngoài ra nó cũng chứa axit linolenic, axit béo thiết yếu và phòng ngừa các rối loạn tim mạch như xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch vành, cùng với phòng ngừa huyết áp cao.


Ung thư

Đặc tính chống ung thư của hạt me được biết đến rộng rãi. Các chiết xuất hạt me không chỉ điều trị và còn phòng ung thư đại tràng. Nó cũng làm chậm ung thư biểu mô tế bào thận và giảm stress oxy hóa, có thể tăng cường sản sinh gốc tự do và khiến bạn có nguy cơ ung thư.

[Continue reading...]
 
Copyright © . TiNa-Sữa non - Posts · Comments
Theme Template by BTDesigner · Powered by Blogger